Tổng hợp kết quả trồng rau trên đất cát đến hết năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sản xuất rau trên vùng đất cát tỉnh hà tĩnh (Trang 65 - 67)

STT Nội dung Năm 2014 Năm 2015

1. Tổng số lượng các đơn vị xây dựng mô hình 16 44

- Công ty 2 4

- Hợp tác xã 12 27

- Tổ hợp tác 2 13

2. Tổng diện tích đất có thể sản xuất (ha) 172,8 258,04

- Công ty 42,12 67,67

- Hợp tác xã 105,66 143,32

- Tổ hợp tác 25,02 47,05

3. Năng suất bình quân (tấn/ ha) 18,83 19,67

4. Sản lượng bình quân (tấn) 3253,82 5075,65

Nguồn: Số liệu từ phiếu điều tra của của tác giả (2015)

Qua bảng 4.4 ta thấy:

- Sốđơn vị tham gia dựán năm 2014 là 16 đơn vị, đến năm 2015 tăng lên 44 đơn vị. Như vậy, sự phát triển của dự án thể hiện rõ ở số lượng đơn vị tham gia mở rộng.

- Diện tích đất sản xuất năm 2015 tăng lên 258,04 ha, tăng hơn 85,24ha so với năm 2014.

- Năng suất bình quân các sản phẩm rau năm 2015 đạt 19,67 tấn/ha cao

hơn so với năm 2014 là 18,83 tấn/ha; sản lượng bình quân năm 2015 đạt 5.075,65 tấn cao hơn so với năm 2014 là 3.253,82 tấn.

4.1.4. Đánh giá về kết quả thực hiện sản xuất rau trên đất cát

4.1.4.1. Tính khả thi kỹ thuật trồng rau trên đất cát

Mỗi huyện thành lập Ban chỉ đạo sản xuất rau trên đất cát, ban này phải có sự tham gia của nhiều bên như HTX DVNN, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, đoàn

Thanh niên, hội Cựu chiến binh... Ban này có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các hộ nông dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn, đồng thời còn kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật ở các hộ sản xuất. Ngoài ra, Ban chỉ đạo còn là cầu nối giữa mối liên kết các bên để phát triển sản xuất rau trên đất cát, tập huấn kỹ thuật cho người nông dân, đưa các giống mới

có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm rau

an toàn cho người nông dân.

- Về hạ tầng kỹ thuật: Qua khảo sát ở tất cảcác đơn vị thực hiện dự án thì hầu hết các đơn vị đều đầu tư hạ tầng kỹ thuật (hệ thống tưới, tiêu, hồ chứa…)

đảm bảo theo quy định của dự án.

- Về các yếu tố phục vụ sản xuất (giống, vật tư nông nghiệp): Tất cảcác đơn

vị thực hiện dựán đã được cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư phục vụ sản xuất khác đảm bảo về chất lượng, sốlượng theo quy định.

- Về áp dụng quy trình kỹ thuật: Tất cả các đơn vị đều tuân thủ theo Quy

trình hướng dẫn tạm thời của Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành và theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật chỉđạo sản xuất.

- Về công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Trước khi sản phẩm nông sản của dự án được xuất bán, Chi cục Quản lý chất lượng Nông - Lâm - Thủy sản của Sở Nông nghiệp và PTNT đã xuống trực tiếp lấy mẫu phân tích các lô sản phẩm, đồng thời gửi kết quảphân tích cho các đơn vịđểlàm căn cứ chứng nhận chất lượng sản phẩm.

- Về nguồn lực lao động: Ở các thời kỳ sản xuất, tất cảcác đơn vị đều bố

trí nhân lực đủđảm bảo cho quá trình sản xuất.

- Năng suất: Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là thời tiết khắc nghiệt tại Hà Tĩnh. Nhưng nhìn chung, nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, nên cây rau

sinh trưởng, phát triển tốt, sâu bệnh gây hại được hạn chếvà năng suất các loại rau,

- Tính thích ứng về thổnhưỡng: Đất sản xuất thuộc mô hình là đất cát bạc màu ven biển, đây là loại đất nghèo dinh dưỡng, có kết cấu thô, nên khi sản xuất sẽ phải đầu tư chi phí lớn hơn để cải tạo đất. Nhưng bên cạnh đó, đất cát ven biển có những thuận lợi nhất định, như việc làm đất dễdàng hơn, chủđộng được nước

tưới và đầu tư chăm bón... Thực tiễn cho thấy việc ứng dụng công nghệ sản xuất

rau trên đất cát đã áp dụng thành công, khi người dân có thể tiếp cận được với các công nghệ mới này.

- Khảnăng ứng dụng công nghệ mới của người dân: Mô hình trồng rau trên

đất cát ven biển ứng dụng công nghệ cao với chương trình tổng thểvà đầu tư có tính

chiều sâu, với sựhướng dẫn của các chuyên gia người Trung Quốc có kinh nghiệm triển khai dựán trên đất cát ven biển, là mô hình lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam. Nên khi triển khai mô hình, tỉnh Hà Tĩnh đã giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại trực tiếp thuê chuyên gia, lập phương án, kế hoạch thực hiện, cử cán bộ kỹ thuật có chuyên môn của Sở và Tổng Công ty tham gia dự án, học tập để nhân rộng khi mô hình thành công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sản xuất rau trên vùng đất cát tỉnh hà tĩnh (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)