Các bài học kinh nghiệm từ nghiên cứu sảnxuất rau trên thế giới và ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sản xuất rau trên vùng đất cát tỉnh hà tĩnh (Trang 33 - 35)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá sảnxuất rau trên vùng đất cát

2.2. Cơ sở thực tiễn về đánh giá sảnxuất rau

2.2.4. Các bài học kinh nghiệm từ nghiên cứu sảnxuất rau trên thế giới và ở

Việt Nam

Đểnâng cao năng suất, giá trị sản phẩm trong sản xuất rau, các nước trên thế giới đã không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, ứng dụng các phương pháp khoa học vào thực tế. Ở Việt Nam cũng vậy, trong những năm qua Chính phủ cũng luôn quan tâm đầu tư, chỉđạo việc nghiên cứu khoa học cho ngành nông nghiệp,

trong đó sản xuất rau được xem là một thế mạnh. Kinh nghiệm của thế giới và Việt Nam trong việc nâng cao năng suất, giá trị trong sản xuất rau được thể hiện

ở một số vấn đềcơ bản sau:

- Xây dựng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp nói chung và trong sản xuất rau nói riêng là một chiến lược phát triển rất cần thiết. Và cần được coi là trọng tâm trong tổ chức hệ thống nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Vì là mô hình sản xuất mới, việc đầu tiên cần quán triệt các tiêu chí, mục tiêu cơ bản cho các đối tượng tham gia chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Hộ nông dân tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật và thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, nhằm tăng tính đồng bộ và độ đồng đều trên đồng ruộng.

- Chọn vùng, chọn hộ có quy mô sản xuất đủ lớn để sản phẩm tạo ra có tính hàng hóa cao. Đối với những nông dân không có điều kiện nên vận động hoán đổi để tích tụ ruộng đất, tạo sự đồng bộ, nhịp nhàng trong quá trình thực hiện mô hình.

- Nên chọn những HTX mạnh, Ban Quản trị có năng lực, nhiệt tình, đồng ruộng xây dựng cánh đồng mẫu có diện tích lớn, có hạ tầng giao thông thuận lợi, có độ phì của đất khá, chủ động trong khâu thủy lợi để phát huy tiềm năng về năng suất và chất lượng sản phẩm.

- Trợ cấp cho việc ứng dụng công nghệ cao vào mô hình chỉ nên thực hiện ở thời kỳ đầu để khuyến khích sự ứng dụng kỹ thuật mới. Quá trình ứng

dụng kỹ thuật tiến bộ phải đảm bảo phát huy nguồn lực của nông dân.

- Hiệu quả của việc ứng dụng mô hình công nghệ cao chỉ có thể đạt được khi quá trình chuyển giao có sự tham gia đầy đủ của nông dân trong xác định nhu cầu, phân tích vấn đề khó khăn, lựa chọn giải pháp, đóng góp nguồn lực, tổ chức thử nghiệm, đánh giá và hoàn thiện.

- Tiến bộ khoa học kỹ thuật phải phù hợp với nhu cầu của người dân, thị trường, khả năng đầu tư, kiến thức và phong tục tập quán của người dân.

- Cần có sự liên kết giữa các nhà khoa học, các doanh nghiệp, chính quyền các cấp và nông dân: Các nhà khoa học xuống cơ sở chuyển giao kỹ thuật; Các doanh nghiệp cung ứng vật tư giống có chất lượng, giá cả hợp lý; chính quyền sâu sát, chỉ đạo; nông dân mạnh dạn áp dụng và tin tưởng vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sản xuất rau trên vùng đất cát tỉnh hà tĩnh (Trang 33 - 35)