Giải pháp về kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sản xuất rau trên vùng đất cát tỉnh hà tĩnh (Trang 96 - 97)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Một số giải pháp nhằm nhân rộng mô hình sảnxuất rau trên đất cát venbi ển

4.3.4. Giải pháp về kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

- Đẩy mạnh công tác ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào việc lựa chọn và khẳng định giống rau chủ lực có giá trị kinh tế, cạnh tranh cao đểđầu

tư phát triển, kỹ thuật canh tác, sơ chế, bảo quản sản phẩm rau, củ, quảtrên địa bàn, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của sản phẩm.

- Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về giống, đảm bảo kiểm soát nguồn gốc, chất lượng giống đưa vào sản xuất. Trên cơ sở các giống đã khảo nghiệm thành công phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu trên địa bàn như cây măng tây, cải củ trắng, cải bẹ, cà chua, cà rốt... tổ chức nhân rộng trên toàn vùng mở rộng. Giao Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh chủđộng cung

ứng giống rau cho toàn vùng quy hoạch.

- Tiếp tục khảo nghiệm các giống rau, củ, quả mới. Từng bước xây dựng doanh nghiệp sản xuất và cung ứng hạt giống rau, củ, quả đảm bảo chất lượng

trên địa bàn Hà Tĩnh nhằm cung ứng cho nhân dân mở rộng sản xuất.

- Áp dụng quy trình kỹ thuật do Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng và Quy trình kỹ thuật sản xuất rau, củ, quả an toàn, ứng dụng công nghệ cao theo VietGAP và các tiêu chuẩn khác được công nhận.

- Tăng cường đầu tư phân bón để nâng cao chất lượng sản phẩm; tận dụng tối đa các nguồn phân hữu cơ, sử dụng phân mùn hữu cơ vi sinh.

- Làm tốt công tác dự tính, dự báo để phòng trừ các đối tượng sâu bệnh kịp thời, hiệu quảvà đảm bảo an toàn.

* Tiếp tục nâng cao trình độ sản xuất cho người dân và cán bộ quản lý.

- Tăng cường tập huấn kỹ thuật cho cán bộ quản lý sản xuất rau an toàn.

Đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông, các câu lạc bộ sản xuất, các cán bộ kỹ thuật có trình độ, tâm huyết để truyền đạt phương

pháp KHKT vào sản xuất RAT đạt hiệu quả cao. - Tăng cường tập huấn kỹ thuật cho nông dân:

+ Tiếp tục tổ chức tập huấn quy trình sản xuất RAT cho nông dân để bà con biết ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất như: Chọn giống tốt, sử dụng phân bón, thuốc BVTV hợp lý, ứng dụng kỹ thuật IPM… nhằm giảm chi phí sản xuất,

tăng lợi nhuận.

+ Tiến hành tập huấn về kỹ thuật áp dụng VietGap trong sản xuất rau an toàn cho nông dân.

+ Tập huấn cho người dân cách thu hoạch và sơ chế sản phẩm rau an toàn. + Tổ chức cho nông dân đi tham quan và học tập tại các mô hình sản xuất rau an toàn tại các tỉnh lân cận.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát trong quá trình sản xuất rau an toàn. + Mỗi xã cần bố trí 1 cán bộ kỹ thuật, một kỹ thuật viên của xã chịu trách nhiệm chỉđạo, hướng dẫn và giám sát nông dân sản xuất rau an toàn.

+ Cần phải giám sát một cách có hiệu quả về việc kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV trong phòng trừ dịch hại, đặc biệt là thuốc cấm dùng.

* Tiếp tục áp dụng những tiến bộ KHKT mới vào sản xuất RAT

- Khuyến khích chuyển giao KHKT: Kết hợp tập huấn kỹ thuật với xây dựng mô hình thử nghiệm và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật có sự tham gia của người dân.

- Lựa chọn các tiến bộ kỹ thuật mới đểđưa vào ứng dụng như:

+ Kỹ thuật che phủ nilon trên mặt luống rau nhằm hạn chế cỏ dại, hạn chế

nguồn sâu bệnh phát sinh từđất, hạn chếthoát hơi nước, giảm chi phí tưới. + Kỹ thuật tưới phun tựđộng.

+ Ứng dụng các giống rau mới cho năng suất, chất lượng cao. + Ứng dụng các thiên địch, phòng trừ sâu hại rau.

+ Ứng dụng phân bón vi sinh, chế phẩm sinh học, thuốc trừ sâu sinh học có hiệu quả cao, an toàn và bón cho rau.

+ Ứng dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM trên cây rau.

+ Bố trí công thức luân canh rau hợp lý, áp dụng các kỹ thuật tiến bộ trồng rau trái vụđểđảm bảo cung cấp thường xuyên lượng rau cho thịtrường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sản xuất rau trên vùng đất cát tỉnh hà tĩnh (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)