Tổng hợp kết quả sảnxuất của các HTX, THT năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sản xuất rau trên vùng đất cát tỉnh hà tĩnh (Trang 78)

(ha) Năng suất (tấn/ha) Mùa vụ 1 HTX Hằng Bảy 6,0 Củ cải trắng 1,5 27 Xuân Dưa hấu 1,0 30 Hè Thu Vừng đen 0,8 1,65 Hè Thu

Dưa chuột 0,5 21 Hè Thu Củ cả trắng 2,2 25 Thu đông 2 HTX Đại Việt 3,0 Củ cải 1,2 28 Xuân Dưa hấu 1,0 30 Hè Thu Củ cải 0,8 15 Thu Đông 3 HTX Cương Quyết 5,4 Cải bẹ 1,2 30 Xuân Dưa hấu 2,7 28 Hè Thu Cải bẹ 0,5 30 Thu Đông Củ cải 1,0 17,5 Thu Đông 4 THT Bắc Hồng I 4,7 Cải bẹ 1,5 30 Xuân Bí đỏ 1,2 16 Hè Thu Cải bẹ 1,0 25 Thu Đông Củ cải 1,0 27 Thu Đông 5 THT Bắc Hồng II 5,0 Củ cải 1,5 27 Xuân Dưa hấu 1,5 28 Hè Thu Củ cải 2,0 25 Thu Đông 6 HTX Thành Công 3,4 Cải bẹ 1,4 28 Xuân Dưa hấu 1,0 24 Hè Thu Củ cải 1,0 22 Thu Đông 7 HTX CổĐạm 4,8 Cải bẹ 1,8 28 Xuân Dưa hấu 1,0 20 Hè Thu Củ cải 2,0 30 Thu Đông 8 HTX Phú Thành 4,2 Cải củ 1,2 29 Xuân Dưa hấu 1,5 30 Hè Thu Cải bẹ 0,5 30 Thu Đông Củ cải 1,0 20 Thu Đông

d. Tổng hợp đánh giá tính khả thi về kinh tế của các HTX, THT đã điều tra tại huyện Thạch Hà và huyện Nghi Xuân

* Chi phí cốđịnh của HTX, THT sản xuất rau trên đất cát

Bảng 4.15. Tổng hợp chi phí cốđịnh của HTX, THT của huyện Nghi Xuân và huyện Thạch Hà

ĐVT: 1.000 đ

TT Hạng mục ĐVT Sốlượng Đơn giá Thành tiền

1 Trạm biến áp m2 5 2.500 12.500

2 Hồ chứa nước m2 300 100 30.000

3 San lấp mặt bằng khu vực dự án

+ hệ thống mương tiêu nước haT 1 75.000 75.000

4 Hệ thống tưới nước hiện đại

(bơm+ đường ống, vòi phun) ha 1 120.000 120.000

5 Máy cày, kéo đa năng chiếc 1 50.000 50.000

6 Máy bơm thuốc trừ sâu cái 2 15.000 30.000

Tổng cộng 317.500

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Thạch Hà (2015)

Chi phí cốđịnh là 317.500.000 đồng được sử dụng trong 5 năm. Nhà ngước hỗ trợ 65% chi phí cố định vậy doanh nghiệp chỉ bỏ ra 35%. Tổng chi phí cố định doanh nghiệp bỏra là 22.225.000 đồng.

* Chi phí sản xuất rau của HTX, THT trên đất cát

Qua kết quả điều tra, tôi tổng hợp chi phí sản xuất, hiệu quả của các HTX, THT tại hai huyện Thạch Hà và Nghi Xuân. Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.16. Hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất rau của các HTX, THT năm 2015

Chỉ tiêu Đơn vị

HTX Hằng bảy HTX Đại Việt HTX Cương Quyết THT Bắc Hồng I HTX Thành Công HTX Cổ Đạm Củ cải

trắng Dưa hấu Củ cải Dưa hấu Củ cải Cải bẹ Dưa hấu Cải bẹ Củ cải Cải bẹ Củ cải Cải bẹ Củ cải Dưa hấu

1. Tổng giá trị sản xuất (GO) 1000đ 135000 210,000 150500 180,000 105000 120000 168,000 137500 108000 140000 110000 140000 150000 120,000

2. Chi phí trung gian (IC) 1000đ 80000 95812 80000 95812 80000 64167.4 95812 64167.4 80000 64167.4 80000 64167.4 80000 95812

3. Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 55000 114,188 70500 84,188 25000 55832.6 72,188 73332.6 28000 75832.6 30000 75832.6 70000 24,188

4. Công lao động 1000đ 18000 20400 18000 21600 14400 12000 20400 12000 18000 12000 18000 12000 18000 21600 5.Khấu hao TSCĐ 1000đ 22225 22225 22225 22225 22225 22225 22225 22225 22225 22225 22225 22225 22225 22225 6. Tổng chi phí (TC) 1000đ 120225 138437 120225 139637 116625 98392.4 138437 98392.4 120225 98392.4 120225 98392.4 120225 139637 7. Lợi nhuận (TPr) 1000đ 14775 71563 30275 40363 -11625 21607.6 29563 39107.6 -12225 41607.6 -10225 41607.6 29775 -19637 8. Một số chỉ tiêu 8.1. Trên 1000 đồng chi phí GO/TC Lần 1,12 1,52 1,25 1,29 0,0 1,2 1,21 1,40 0,90 1,42 0,91 1,42 1,25 0,86 VA/TC Lần 0,46 0,82 0,59 0,60 0,21 0,7 0,52 0,75 0,23 0,77 0,25 0,77 0,58 0,17 TPr/TC Lần 0,12 0,52 0,25 0,29 -0,10 0,22 0,21 0,40 -0,10 0,42 -0,09 0,42 0,25 -0,14

7.2. Trên 1 công lao động

GO/ công lao động 1000đ 900 1235,29 1003,33 1000 875 1200 988.24 1375 720 1400 733,33 1400 1000 666,67

VA/ công lao động 1000đ 366,67 671,69 470 467,71 208,33 558,33 424,64 733,33 186,67 758,33 200 758,33 466,67 134,38

TPr/ công lao động 1000đ 246,67 551,69 350 347,71 88,33 438,33 304,64 613,33 66,67 638,33 80 638,33 346,67 14,38

Kết quả bảng 4.16 ta thấy: Bên cạnh việc sử dụng các chỉ tiêu kết quả còn sử dụng những chỉ tiêu về giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA) và lợi nhuận (TPr) trên 1000 đồng chi phí.

Qua phân tích ta thấy giá trị gia tăng/chi phí trung gian (VA/TC) của các mô hình trồng rau như sau:

- Từ những kết quả và hiệu quả sản xuất ta thấy đầu tư vốn ban đầu cho mô hình trồng Dưa hấu không lớn lớn, nhưng hiệu quả kinh tế đem lại của mô

hình này cao, hơn 93 triệu/ha với HTX Hằng Bảy, thấp nhất gần 3 triệu/ha với HTX Cổ Đạm và trung bình các HTX, THT là gần 60 triệu đồng/ha, hiệu quả

kinh tế của dưa hấu cao gần 2 lần so với hiệu quả kinh tế của mô hình trồng củ

cải và cải bẹ. Chỉ số VA/TC phản ánh giá trị tăng thêm của 1 đồng chi phí trung

gian đầu tư cho sản xuất. Với mô hình trồng Dưa hấu cho ta thấy cứ 1 đồng chi phí thì tạo ra lượng giá trị tăng thêm là 0,98. Thấp nhẩt là HTX Cổ Đạm cứ 1

đồng chi phí tạo ra lượng giá trịtăng thêm là 0,21 đồng và các HTX, THT còn lại trung bình cứ1 đồng chi phí tạo ra lượng giá trịtăng thêm là 0,63 đồng.

- Mô hình trồng rau cải bẹ thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên của vùng với vốn đầu tư trung bình của các hợp tác xã, tổ hợp tác khoảng 76 triệu đồng/ha, hiệu quả kinh tế thu được của HTX Phú Thành hơn 103 triệu đồng/ha, HTX Thành Công, CổĐạm và THT Bắc Hồng I khoảng 63 triệu đồng/ha, thấp nhất là

HTX Cương Quyết gần 44 triệu đồng/ha. HTX Phú Thành Chỉ số VA/TC = 1,52

nghĩa là cứ 1 đồng chi phí thì tạo ra lượng giá trị tăng thêm là 1,52 đồng, trung bình HTX Thành Công, CổĐạm và THT Bắc Hồng I VA/TC = 1,0 nghĩa là cứ 1 đồng chi phí thì tạo ra lượng giá trị tăng thêm là 1,0 đồng.

- Mô hình trồng củ cải trắng với vốn đầu tư trung bình của các HTX, THT 98 triệu đồng/ha mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất HTX Đại Việt, Cổ Đạm khoảng 52 triệu đồng/ ha, HTX Cương Quyết, Thành Công và THT Bắc Hồng I thấp nhất khoảng 10 triệu đồng/ ha. HTX Đại Việt chỉ sốVA/TC = 0,72 nghĩa là

cứ 1 đồng chi phí thì tạo ra lượng giá trị tăng thêm là 0,72 đồng. Thấp nhất HTX

Cương Quyết, THT Bắc Hồng I chỉ số VA/TC = 0,26 nghĩa là cứ1 đồng chi phí thì tạo ra lượng giá trị tăng thêm là 0,26 đồng.

Vậy xét về giá trị gia tăng/chi phí trung gian của các mô hình rau,củ,quả

của TCT tại huyện Thạch Hà thì mô hình trồng dưa hấu có chỉ số VA/TC lớn nhất và chỉ số VA/TC của mô hình trồng hành lá là thấp nhất.

Ngoài các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn, để đánh giá hiệu quả kinh tế, ta không chỉ xem xét các chỉ tiêu sử dụng vốn, mà cần xem xét cả hiệu quả sử dụng

lao động của các mô hình. Hiệu quả sử dụng lao động của các mô hình trồng rau

đều cao và hiệu quả sử dụng lao động của mô hình trồng cải bẹ của HTX Phú Thành là lớn nhất.

Qua quá trình phân tích cho thấy mô hình trồng cải bẹ của HTX Phú Thành mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, củ cải của HTX Cương Quyết, THT Bắc Hồng I mang lại hiệu quả kinh tế thấp nhất.

Như vậy, có thể thấy rằng đất cát ven biển là vùng đất nghèo dinh dưỡng, nên khi sản xuất chi phí đầu tư về giống, vật tư nông nghiệp sẽcao hơn so với các loại

đất trồng truyền thống khác, tổng chi phí đầu tư ước tính trung bình cho 01 ha/vụ là 60 - 70 triệu đồng. Tổng thu nhập ước tính đạt trung bình từ 110 - 140 triệu đồng.

Như vậy, lãi ròng có thểđạt từ 50 - 80 triệu đồng/ha/vụ(trong điều kiện việc tiêu thụ

sản phẩm đảm bảo). Với lợi nhuận này so với các loại cây trồng khác, ở các vùng

đất sản xuất truyền thống thì không cao, nhưng đối với đất cát ven biển, hiệu quả từ

sản xuất rau, củ, quảđạt gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa.

4.1.4.3. Đánh giá tính khả thi về mặt xã hội, môi trường

- Về mặt xã hội: Có thể nhận thấy, việc cải tạo đất hoang hóa, bạc màu từ bao đời nay sản xuất không có hiệu quả hoặc bỏ hoang trở thành vùng đất sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao đã phủ lên một màu xanh trên vùng đất cát trắng. Điều này đã giúp cho người nông dân nâng cao nhận thức trong việc ứng dụng kỹ thuật để khắc phục những hạn chế, khó khăn của vùng đất cát ven biển.

Đồng thời, tạo ra cơ hội để người nông dân có thể làm giàu trên vùng đất của mình. Hiệu quả xã hội còn thể hiện ở việc những người dân sống trên vùng đất cát ven biển đã thấy được một tiềm năng lớn của vùng đất nơi họ sinh sống có thểvươn lên làm giàu từ việc sản xuất rau thực phẩm theo hướng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Từđó tạo khí thế, động lực lớn cho công cuộc xây dựng nông thôn mới của địa phương.

- Về môi trường: Chúng ta thường nghe đến những ngôn từ như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thời tiết nóng lên... trên các phương tiện thông tin đại chúng. Càng thấy rõ ràng hơn ở các vùng đất cát bạc màu ven biển, khi ở đây có

những vùng đất hàng chục năm không tổ chức sản xuất, đến cây cỏcũng khó tồn tại được sau những mùa hè nóng bỏng, chứ chưa nói đến các loại cây rau màu có

địa phương. Nhưng khi mô hình trồng rau trên đất cát bạc màu ven biển được triển khai, với việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, đã giúp phủ

xanh miền đất cát trắng bạc màu bằng những loại cây rau, cây ăn quả, góp phần không nhỏ trong việc cải tạo môi trường và chống biến đổi khí hậu đang diễn ra hết sức nặng nề đối với đất nước chúng ta, đặc biệt là các vùng ven biển. Bên cạnh đó, nâng cao hơn ý thức của người dân trong vùng về công tác bảo vệ môi

trường, cảnh quan trên vùng đất cát bạc màu này.

4.1.4.4. Tính khả thi về việc tiếp cận của người dân

Các tập quán canh tác rau lâu đời đã làm cho những người dân không sẵn sàng tiếp thu quy trình kỹ thuật mới. Nên khi Sở Nông nghiệp và PTNT, Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất rau trên đất cát ven biển cho người dân, đặc biệt là những đơn

vị tham gia mở rộng dự án trên địa bàn tỉnh bước đầu gặp nhiều khó khăn, như:

việc tiếp cận với công nghệ mới trên vùng đất khắc nghiệt đòi hỏi người sản xuất phải vừa học lý thuyết và vừa thực hành, nên người sản xuất phải có kiến thức nhất định về sản xuất rau; người dân còn nghi ngại về việc tiếp thu và ứng dụng công nghệ vào sản xuất đại trà; chi phí đầu tư công nghệ cao; yêu cầu kỹ thuật khắt khe để đảm bảo cây trồng sinh trưởng tốt, hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm đạt cao.

Qua thời gian đầu bỡ ngỡ, nhưng dần dần với sựhướng dẫn tận tình, khoa học kết hợp lý thuyết và thực hành của các chuyên gia, người dân đã tiếp thu rất

nhanh và cơ bản nắm vững những kỹ thuật cơ bản để sản xuất các loại cây trồng chủ lực trên vùng đất cát ven biển như: Cải củ trắng, cải bẹ, dưa chuột, cải bắp,

bí xanh, hành lá... Các đơn vị sản xuất cũng được chuyển giao kỹ thuật xác định thời vụ sản xuất, điều tiết hệ thống tưới hợp lý, thu hoạch rau đúng cách, đúng

thời điểm đểđảm bảo hiệu quả sản xuất.

Qua phỏng vấn các hộ nông dân tham gia mô hình tại huyện Thạch Hà và Nghi Xuân cho thấy: hơn 65% hộ dân tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất dù không có sự hỗ trợ của nhà nước, tiếp tục mở rộng liên kết và tăng số loại cây trồng để đảm bảo yêu cầu của thị trường; 35% hộ dân còn lại vẫn có tư tưởng trông chờ vào chính sách hỗ trợ của nhà nước, dù họ khẳng định nếu sản xuất rau

trên đất cát có sự liên kết với các doanh nghiệp từ việc cung ứng giống, vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm đạt lợi nhuận cao hơn gấp 4 - 5 lần so với sản xuất lúa, lạc truyền thống.

Như vậy, có thể nhận thấy người nông dân sản xuất rau theo mô hình đã

hiểu rõ được ý nghĩa, hiệu quả của mô hình mang lại. Họ đã tìm được hướng đi đúng cho việc giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho vùng đất của mình. Tuy nhiên, những khó khăn nhất định trong quá trình sản xuất, cũng như

những rủi ro không nhỏ từ yếu tố thiên nhiên và thị trường mang lại khiến một bộ

phận không nhỏ (35%) vẫn trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. Đây cũng là

thực trạng chung đối với nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam nói chung và

đối với lĩnh vực sản xuất rau trên đất cát bạc màu với nhiều khó khăn tại Hà Tĩnh

nói riêng. Tuy nhiên, với hiệu quảđạt được tin tưởng rằng người dân sẽ tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất và nâng cao thu nhập cho nông hộ, đảm bảo tính bền vững của mô hình này.

4.2. YẾU TỐẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT RAU TRÊN ĐẤT CÁT 4.2.1. Ảnh hưởng của trình độ học vấn và trình độ kỹ thuật của chủ hộ 4.2.1. Ảnh hưởng của trình độ học vấn và trình độ kỹ thuật của chủ hộ

Việc ra quyết định trong sản xuất kinh doanh chủ yếu phụ thuộc vào chủ hộ. Vì vậy, trình độ của người chủgia đình ảnh hưởng tới khảnăng đem lại thu nhập cao hay thấp cho nông hộ, khảnăng tiếp thu thông tin và sự mạch lạc trong việc ứng dụng mô hình sản xuất rau công nghệ cao vào thực tế. Một người chủ hộ giỏi phải đạt cả

yêu cầu vềtrình độ chuyên môn và kinh nghiệm sản xuất. Thông thường các hộ trẻ

tuổi là những người có trình độ học vấn cao nhưng kinh nghiệm sản xuất lại ít, họ là

người dám nghĩ, dám làm nên có rất nhiều cơ hội làm giàu và rủi ro cũng rất cao. Bên cạnh đó, những người có trình độ học vấn thấp, tuổi cao tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sản xuất nhưng họ không mạnh dạn trong sản xuất vì thế thu nhập của họ thường thấp nhưng ổn định. Trình độ và kinh nghiệm sản xuất là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến khảnăng nhân rộng của mô hình. Khi trình độ học vấn càng cao thì người nông dân dễ dàng tiếp cận với những thông tin mới về sản xuất, cũng như dễ dàng vận dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Qua số liệu điều tra tại bảng 4.17 ta thấy mức độ tác động của trình độ học vấn và trình độ kỹ thuật của chủ hộ đến việc ứng dụng mô hình trồng rau công nghệ cao, cụ thể: Đối với các chủ hộcó trình độ trung cấp thì có tới 100% số hộ ứng dụng mô hình vào sản xuất và với các chủ hộ có trình độ trung học phổ

thông có tới 70,59% số hộứng dụng mô hình. Các chủ hộ có trình độ trung học

cơ sở thì tỷ lệứng dụng thấp có 19,2% tham gia ứng dụng mô hình. Bên cạnh đó,

các chủ hộ tham gia tập huấn tỷ lệ ứng dụng mô hình đạt cao là 80%, số chủ hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sản xuất rau trên vùng đất cát tỉnh hà tĩnh (Trang 78)