Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Để thu thập các tài liệu thứ cấp tôi tiến hành tham khảo các sách báo, tài liệu liên quan đến rau, củ, quả; sử dụng các báo cáo thống kê của huyện Thạch Hà, huyện Nghi Xuân cũng như các trang báo và cổng thông tin điện tử của ngành Rau Việt Nam.
Các dữ liệu thứ cấp bao gồm các thông tin về lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau ở Việt Nam và Thế Giới như: Các khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa
về phát triển sản xuất rau trái vụ và tình hình phát triển rau hiện nay… thông qua các nguồn tin như: sách và các tạp chí, báo cáo liên quan trên mạng internet, các văn bản của tỉnh, huyện…
Những đặc điểm liên quan đến địa bàn nghiên cứu như: Điều kiện địa lý, dân số, lao động, diện tích, tình hình kinh tế xã hội thu thập thông tin qua các nguồn tin như: Niên giám thống kê, các phòng ban có liên quan, Các báo cáo tổng kết, các tài liệu liên quan ở UBND huyện và các đơn vị liên quan…
Các công trình nghiên cứu như đề tài, sách, các luận văn, luận án có liên
quan đã công bốđược lưu trữtrong các thư viện: Thư viện quốc gia, thư viện các
Trường đại học, Viện nghiên cứu…
Các cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến phát triển sản xuất rau trái vụ.
Các dữ liệu thứ cấp này được tìm, đọc, phân tích, sử dụng và trích dẫn
đầy đủ.
3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Huyện Thạch Hà và Huyện Nghi Xuân trồng khoảng 32 loại gồm các loại rau như: Súp lơ, bắp cải, su hào, cà chua, cà rốt, hành tây khoai lang, khoai
tây,dưa hấu…Trong đó các loại rau trồng chủđạo và chiếm diện tích nhiều nhất là: Cây Măng tây, cải củ trắng loại lớn, cải bẹ nhỏ, cải thảo, cà chua, cà tím, hành lá, cà rốt đây cũng là 8 loại rau được nghiên cứu trong đề tài.
Thu thập số liệu sơ cấp trong đề tài nghiên cứu này là thu thập các số liệu
liên quan đến tình hình sản xuất và tiêu thụ rau của các hộ nông dân tại vùng nghiên cứu (quan sát, tìm hiểu thực tế tình hình sản xuất rau trên địa bàn nghiên cứu). Sử dụng các phương pháp sau để thu thập số liệu sơ cấp.
Tài liệu sơ cấp được thu thập qua các hộ trồng rau theo phương pháp
phỏng vấn trực tiếp với mẫu phiếu điều tra đã được chuẩn bị sẵn.
- Đối tượng phỏng vấn: Các HTX, Tổ hợp tác trồng rau áp dụng các mô hình trồng rau công nghệ cao trên đất cát tại huyện Thạch Hà và huyện Nghi Xuân; Dự án Trồng rau, củ, quả Công nghệ cao của Tổng Công ty Khoáng sản và
Thương mại Hà Tĩnh tại xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà.
- Sốlượng mẫu điều tra: Đểđảm bảo tính khách quan và đầy đủ, tôi chọn 60 hộ của 6 HTX, 20 hộ của 2 Tổ hợp tác tại 2 huyện Nghi Xuân và Thạch Hà và phiếu lấy thông tin của Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh đểđiều tra.
- Phương pháp chọn mẫu: Phân các hộ trồng rau thành các nhóm hộ khác
nhau theo tiêu chí đối tượng trồng (bao gồm: măng tây, hành lá, củ cải, cà rốt,
dưa hấu, dưa chuột). Từcác nhóm đó lựa chọn ngẫu nhiên một số hộđể tiến hành
điều tra phỏng vấn theo bảng hỏi đã được thiết kế sẵn.
- Nội dung câu hỏi điều tra: Phiếu điều tra với bộ câu hỏi chứa đầy đủ các thông tin về chủ hộ, nông hộ, các hoạt động trồng rau và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác. Trong đó:
+ Thông tin về HTX, Tổ hợp tác và chủ hộ: tên, tuổi, giới tính, trình độ; + Thông tin về nông hộ: nhân khẩu, lao động,
+ Thông tin về hoạt động trồng rau của hộ: các nguồn lực của nông hộ như: Ruộng đất, tư liệu sản xuất, vốn, chi phí sản xuất, thu nhập của người sản xuất, tình hình thu chi phục vụ cho sản xuất, đời sống của người sản xuất, các
thông tin khác liên quan đến sản xuất, đời sống văn hóa tinh thần, các kiến nghị
và nhu cầu của người trồng rau…
Tổ chức phỏng vấn: trên cơ sở xác định mẫu điều tra và nội dung phỏng vấn, tiến hành phỏng vẫn, thu thập số liệu và ghi vào phiếu điều tra ở các hộ
trồng rau.
Bảng 3.7. Phân bố mẫu điều tra
Các đối tượng phỏng vấn Hợp tác xã Tổ hợp tác Công ty
HTX, THT, Công ty 6 2 1
Nông dân 60 20 10