Giải pháp về xúc tiến thương mại, xây dựng hệ thống tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sản xuất rau trên vùng đất cát tỉnh hà tĩnh (Trang 97 - 99)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.5.Giải pháp về xúc tiến thương mại, xây dựng hệ thống tiêu thụ sản phẩm

4.3. Một số giải pháp nhằm nhân rộng mô hình sảnxuất rau trên đất cát venbi ển

4.3.5.Giải pháp về xúc tiến thương mại, xây dựng hệ thống tiêu thụ sản phẩm

- Tổ chức hội nghị, hội thảo giới thiệu sản phẩm, tham gia các hội chợ

triển lãm trong và ngoài nước để quảng bá sản phẩm và tìm kiếm thịtrường mới. - Giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền thanh,

truyền hình và in ấn, phát tờrơi, tài liệu, băng hình giới thiệu... về sản phẩm rau, củ, quảan toàn cho người tiêu dùng.

- Xây dựng và phát triển mạng lưới tiếp thị, xây dựng trang web quảng cáo, thiết kế logo cho sản phẩm, công tác đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho các hợp tác xã rau an toàn. Thực hiện việc kinh doanh có địa chỉ, tiến tới có thương

hiệu, có bao bì đóng gói, có bảo hành chất lượng đến người tiêu dùng, giá cả hợp

lý, đảm bảo lợi ích của cả người sản xuất cũng như người tiêu dùng. Thực hiện quy chế kinh doanh rau, quả (được cơ quan chức năng có thẩm quyền ban hành) và chịu sự giám sát về chất lượng của các cơ quan chức năng.

- Xây dựng thương hiệu “Rau tươi sạch Hà Tĩnh” có chứng nhận kiểm nghiệm của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

- Tổ chức mạng lưới lưu thông và tiêu thụ sản phẩm (sản phẩm tươi, sản phẩm qua xử lý bảo quản) bằng cách xây dựng các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm rau, củ quả an toàn tại nơi sản xuất, các huyện, thị xã, thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại trong và ngoài tỉnh... Đa

dạng hóa các mô hình theo nhiều hình thức phù hợp (bán buôn, bán lẻ, hợp đồng, tiêu thụ...) và từng bước xuất khẩu ra thịtrường thế giới.

- Cần có kế hoạch xây dựng phương án tiêu thụ rau, củ, quảtrước khi tiến hành gieo trồng. Cần có sự đa dạng hóa vềđầu mối tiêu thụrau đểđảm bảo việc

lưu thông và tiêu thụ rau an toàn được đẩy mạnh, thuận lợi: bán buôn tại ruộng, bán ở các chợ đầu mối, siêu thị, nhà hàng, khu công nghiệp, các bếp ăn tập thể, các hộgia đình ....

- Vấn đề tiêu thụ sản phẩm rau nói chung và rau an toàn nói riêng đang là

mối quan tâm và nỗi lo lớn nhất của người dân. Vào những lúc thu hoạch rộ, tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn, người dân hay bị ép giá làm cho giá bán rau của họ

không phù hợp với giá trị và chênh lệch rất nhiều so với giá mua của người tiêu

dùng. Các cơ quan quản lý dự án nên có những hướng đi đúng đắn, thiết thực để

giải quyết tốt vấn đề này, tạo cho người dân lòng tin an tâm sản xuất. Về vấn đề

tiêu thụ sản phẩm này tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau:

- Tổ chức tăng cường thông tin quảng cáo, các hội chợ, hướng tới một số

tỉnh phía Bắc, phía Nam thông qua mở rộng hệ thống bán buôn, các điểm quảng

cáo để giới thiệu sản phẩm rau an toàn.

- Xây dựng chợđầu mối tại xã Xuân Thành

- Liên kết với các cơ sở chế biến để tiêu thụ sản phẩm RAT.

- Tăng cường thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng về sản phẩm RAT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sản xuất rau trên vùng đất cát tỉnh hà tĩnh (Trang 97 - 99)