Các yếu tố ảnh hưởng đến sảnxuất rau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sản xuất rau trên vùng đất cát tỉnh hà tĩnh (Trang 26 - 28)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá sảnxuất rau trên vùng đất cát

2.1. Cơ sở lý luận về đánh giá sảnxuất rau trên vùng đất cát

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sảnxuất rau

2.1.4.1. Trình độ, năng lực kỹ thuật của người sản xuất

Trình độ, năng lực kỹ thuật của người sản xuất là những hiểu biết của

người nông dân về các kiến thức, kỹ thuật có liên quan dến hoạt động sản xuất mà họ thu nhận được sau một quá trình học tập hoặc lao động.

Hoạt động sản xuất Rau có đạt được hiệu quả cao hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực kỹ thuật của người sản xuất. Khi người sản xuất

nâng cao trình độ, năng lực sản xuất thì kết quả thu được sau quá trình sản xuất sẽcao hơn. Cùng với đó, người sản xuất có trình độ, năng lực sản xuất cao thì kết quả thu được sau quá trình sản xuất sẽcao hơn và sẽ sử dụng các nguồn lực đầu

tư cho các hoạt động sản xuất một cách tốt hơn. Như vậy, người sản xuất có trình

độ, năng lực kỹ thuật cao sẽcó được kết quả tốt, tận dụng các chi phí, nguồn lực hiệu quảhơn.

Ngược lại, nếu trình độ, năng lực sản xuất của người sản xuất còn thấp thì sẽ không thể đạt được hiệu quả cao do chi phí người sản xuất còn thấp thì sẽ

không thể đạt được hiệu quả cao do chi phí nguồn lực chưa được tận dụng triệt

để trong khi kết quả thu được lại không cao. Bởi vậy, yếu tố trình độ,năng lực của người sản xuất có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả sản xuất.

Yếu tốtrình độ, năng lực sản xuất được nghiên cứu thông qua các chỉ tiêu

như: trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm sản xuất rau số lần tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất, giới tính.

2.1.4.2. Gắn kết với thị trường

Các yếu tố đầu vào của hoạt động sản xuất như giống, phân bón, thuốc BVTV có thể được người nông dân mua từ nhiều nguồn khác nhau. Mỗi nguồn mua sẽ có những đầu vào với chất lượng khác nhau dẫn đến chất lượng khác nhau dẫn đến hiệu quả cũng khác nhau. Nghiên cứu về nguồn mua giống, phân bón, thuốc BVTV để xác định được chất lượng của các nguồn đầu vào, từđó từ đó tư vấn cho người nông dân những địa chỉ mua đáng tin cậy, cho hiệu quảhơn.

2.1.4.3. Sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước

Đối với các vùng sản xuất Rau thường sẽ có những dự án phát triển hoạt

động sản xuất rau của Nhà nước hoặc của nước ngoài nhằm hỗ trợ, giúp đỡ cho các hộ nông dân sản xuất rau có thể phát triển được hoạt động sản xuất rau của mình. Cùng với đó, các dự án này còn được thực hiện tập huấn, hỗ trợ các yếu tố đầ

2.1.4.4. Sự kết hợp với người dân

Các hoạt động khuyến nông tại địa phương cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất của hộ nông dân. Nếu hoạt động khuyến nông tốt sẽ giúp cho người nông dân phát triển được hoạt động sản xuất và ngược lại, nếu hoạt động khuyến nông diễn ra không tốt thì sẽ làm kìm hãm sự phát triển của hoạt động sản xuất rau.

Nghiên cứu sẽđi tìm hiểu các hoạt động tập huấn của các cán bộ khuyến nông

như: có tập huấn hay không, tập huấn theo phương pháp nào,tập huấn bao nhiêu lần.

2.1.4.5. Lựa chọn tính thích ứng

Khi bắt đầu triển khai, dựán đã tiến hành thử nghiệm đến 33 loại cây rau các loại, qua quá trình thử nghiệm đó, mục tiêu chính là tìm những đối tượng cây trồng thích ứng với điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng của các vùng dự án triển khai. Bên cạnh đó, phải tìm được những loại cây trồng có năng suất, chất

lượng cao phục vụ cho việc mở rộng dựán trong tương lai.

Kết quảsau 1 năm khảo nghiệm, thử nghiệm đã lựa chọn được gần 10 loại

cây đạt tiêu chí đềra đề từng bước đưa vào cơ cấu bộ giống, như: Cây Măng tây,

cải củ trắng loại nhỏ, cải củ trắng loại lớn, cải bẹ nhỏ, cải thảo, cà chua, cà tím, hành lá, cà rốt… Như vậy, có thể nhận định rằng việc lựa chọn các loại cây trồng phù hợp là hết sức quan trọng đểđảm bảo tính hiệu quả và bền vững của dự án.

2.1.4.6. Thương hiệu, nhãn mác sản phẩm

Trên thị trường hiện nay, việc một sản phẩm có thương hiệu hoặc nhãn mác riêng sẽ khiến cho việc tiêu thụ tốt hơn và cũng đem lại uy tín, niềm tin của

người tiêu dùng cho người sản xuất. Do vậy, nghiên cứu về thương hiệu,nhãn mác mà hộ nông dân có được sẽ giúp cho các hoạt động sản xuất diễn ra thuận lợi hơn, đem lại hiệu quảcao hơn.

2.1.4.7. Năng lực của nhà đầu tư

Muốn triển khai dựán được thành công, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao và bền vững, yêu cầu phải lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực về kinh tế,

trình độ về quản lý, nguồn lực lao động… các nhà đầu tư này có thể là những

người ở nơi vùng quy hoạch như các cá nhân, hợp tác xã hay các tổ hợp tác các hộ dân sản xuất nông nghiệp; nhưng cũng có thể là các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư triển khai đầu tư sản xuất mô hình rau công nghệcao trên địa

Khi những nhà đầu tư này triển khai dự án, sẽ phải thực hiện phương án đầu tư theo đúng trình tự thủ tục do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành đối với nhà

đầu tư là cá nhân, Tổ hợp tác hay hợp tác xã, doanh nghiệp. Nội dung này được thông qua các sở, ngành và địa phương liên quan tham mưu trước khi Ủy ban nhân dân tỉnh có Quyết định chấp nhận chủtrương.

2.1.4.8. Quá trình thực hiện đầu tư

Sau khi các nhà đầu tư tổ chức, cá nhân triển khai việc đầu tư dự án, Ủy ban nhân dân tỉnh luôn giao nhiệm vụ cho các sở, ngành và địa phương thường

xuyên theo dõi, giám sát, tư vấn, hỗ trợ và giúp đỡ các tổ chức hay cá nhân triển khai dựán. Qua đó sẽ nắm bắt kịp thời để báo cáo cho Ủy ban nhân dân tỉnh có

phương án, chỉđạo kịp thời đảm bảo hiệu quả của mô hình.

Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức tổng kết việc triển khai dự án, để kịp thời khen thưởng, nhưng cũng bổ cứu để

các tổ chức, cá nhân triển khai tốt hơn trong những năm tiếp theo.

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀĐÁNH GIÁ SẢN XUẤT RAU 2.2.1. Kinh nghiệm sản xuất rau của một sốnước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sản xuất rau trên vùng đất cát tỉnh hà tĩnh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)