Yếu tố ảnh hưởng đến sảnxuất rau trên đất cát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sản xuất rau trên vùng đất cát tỉnh hà tĩnh (Trang 84)

4.2.1. Ảnh hưởng của trình độ học vấn và trình độ kỹ thuật của chủ hộ

Việc ra quyết định trong sản xuất kinh doanh chủ yếu phụ thuộc vào chủ hộ. Vì vậy, trình độ của người chủgia đình ảnh hưởng tới khảnăng đem lại thu nhập cao hay thấp cho nông hộ, khảnăng tiếp thu thông tin và sự mạch lạc trong việc ứng dụng mô hình sản xuất rau công nghệ cao vào thực tế. Một người chủ hộ giỏi phải đạt cả

yêu cầu vềtrình độ chuyên môn và kinh nghiệm sản xuất. Thông thường các hộ trẻ

tuổi là những người có trình độ học vấn cao nhưng kinh nghiệm sản xuất lại ít, họ là

người dám nghĩ, dám làm nên có rất nhiều cơ hội làm giàu và rủi ro cũng rất cao. Bên cạnh đó, những người có trình độ học vấn thấp, tuổi cao tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sản xuất nhưng họ không mạnh dạn trong sản xuất vì thế thu nhập của họ thường thấp nhưng ổn định. Trình độ và kinh nghiệm sản xuất là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến khảnăng nhân rộng của mô hình. Khi trình độ học vấn càng cao thì người nông dân dễ dàng tiếp cận với những thông tin mới về sản xuất, cũng như dễ dàng vận dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Qua số liệu điều tra tại bảng 4.17 ta thấy mức độ tác động của trình độ học vấn và trình độ kỹ thuật của chủ hộ đến việc ứng dụng mô hình trồng rau công nghệ cao, cụ thể: Đối với các chủ hộcó trình độ trung cấp thì có tới 100% số hộ ứng dụng mô hình vào sản xuất và với các chủ hộ có trình độ trung học phổ

thông có tới 70,59% số hộứng dụng mô hình. Các chủ hộ có trình độ trung học

cơ sở thì tỷ lệứng dụng thấp có 19,2% tham gia ứng dụng mô hình. Bên cạnh đó,

các chủ hộ tham gia tập huấn tỷ lệ ứng dụng mô hình đạt cao là 80%, số chủ hộ

Bảng 4.17. Ảnh hưởng của trình độ học vấn và kỹ thuật của chủ hộđến quyết định áp dụng sản xuất rau trên đất cát

Trình độ chủ hộ Tổng số hộ Tình hình ứng dụng đồng bộ TBKT Đang áp dụng MH Sẽ áp dụng MH Không áp dụng MH Số hộ cấu Cơ (%) Số hộ cấu (%) Số hộ Cơ cấu (%) 1. Trình độ học vấn 90 54 100 12 100 24 100 - Trung học phổ thông 51 36 66,67 11 91,67 5 20,83 - Trung học cơ sở 26 5 9,26 1 8,33 19 79,17 - Trung cấp 13 13 24,07 0 0,00 0 0,00 2. Trình độ kỹ thuật 90 54 100 17 100 19 100

- Hộ tham gia tập huấn 72 54 100 15 88,24 3 15,79

- Hộ không tham gia tập huấn 18 0 0,00 2 11,76 16 84,21

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra từ tác giả (2015)

4.2.2. Ảnh hưởng của quy mô sản xuất đến khảnăng nhân rộng mô hình

Quy mô diện tích đất cát có ảnh hưởng không nhỏ đến việc ứng dụng mô hình vào sản xuất rau. Tại địa bàn nghiên cứu do đã thực hiện theo vùng nên diện tích một vùng quy hoạch không còn quá nhỏ so với trước đây, tuy nhiên số diện tích của nông hộ được chọn để nghiên cứu còn phụ thuộc vào số nhân khẩu của từng gia đình. Diện tích lớn nhất của các hộ gia đình dao động từ 2 - 10,2 sào Trung Bộ (500 m2). Sự khác biệt về diện tích ảnh hưởng đến việc ứng dụng mô hình vào sản xuất rau, thực tế diện tích đất sản xuất càng lớn thì càng tạo động lực cho nông hộ tìm hiểu cách áp dụng mô hình nhằm làm giảm chi phí, sức lao

động, thời gian chăm sóc đến mức tối thiểu, được thể hiện ở bảng 4.18.

Bảng 4.18. Ảnh hưởng của quy mô diện tích đến khảnăng ứng dụng mô hình vào sản xuất rau của hộ

ĐVT: hộ

Quy mô sản xuất hộ khảo Tổng số

sát

Đang áp dụng

MH Sẽ áp dụng MH Không áp dụng

MH

Số

hộ Cơ cấu (%) Số hộ Cơ cấu

(%) Số hộ Cơ cấu

(%)

Dưới 1000 m2 13 9 69,23 2 15,38 2 15,38

1000 – 2.000 m2 72 40 55,56 10 13,89 22 30,56 >2.000 m2 5 5 100,00 0 0,00 0 0,00

Qua bảng 4.18 ta thấy: quy mô diện tích có ảnh hưởng lớn đến việc ứng dụng mô hình công nghệ cao vào sản xuất rau, đã có sự phân hóa rõ rệt giữa quy mô và tỷ

lệứng dụng mô hình vào sản xuất rau. Với diện tích ≤ 1000 m2 có tỷ lệứng dụng mô hình đạt 69,23 %, những ruộng có quy mô lớn hơn 2.000 m2đã được ứng dụng mô hình đạt 100 %. Nguyên nhân là vùng có diện tích quá nhỏkhó khăn cho việc lắp đặt hệ thống tưới nước, đưa máy móc vào phục vụ sản xuất (theo quy trình sản xuất rau công nghệcao trên đất cát một modun tối thiểu là 03 ha). Ngược lại, những ruộng có quy mô lớn việc ứng dụng các biện pháp canh tác thuận lợi hơn, hiệu quả sử dụng cơ

giới hóa cao hơn và việc lắp đặt hệ thống tưới nước phù hợp, giảm chi phí hơn. Điều này cho thấy, quy mô diện tích ảnh hưởng rất lớn đến việc đẩy mạnh ứng dụng mô hình sản xuất rau công nghệ cao.

4.2.3. Năng lực của đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở

Mục tiêu và nội dung chủ yếu của công tác khuyến nông là truyền bá kiến thức cho nông dân, giúp họ có những kiến thức cơ bản về khoa học kỹ thuật, để ứng dụng vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các hộ nông dân biết đến thông tin tiến bộ kỹ thuật từ các chương trình khuyến nông thông qua cán bộ

khuyến nông là chủ yếu. Các kiến thức khoa học kỹ thuật mà cán bộ khuyến nông truyền đạt đến nông dân bằng nhiều hình thức như thực hành trực tiếp trên

đồng ruộng, thăm quan các mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, tập huấn tại hội

trường, phát tờ rơi… Do vậy, năng lực đội ngũ cán bộ khuyến nông ảnh hưởng

đến khảnăng nhân rộng mô hình, được xem xét ở bảng sau:

Bảng 4.19. Ảnh hưởng năng lực đội ngũ cán bộ khuyến nông đến ứng dụng mô hình sản xuất rau trên đất cát

Trình độ

Cán bộ khuyến nông

tỉnh, huyện Khuyến nông viên cơ sở Đại học Cao đẳng Đại học Cao đẳng Trung cấp cấp 1. Số lớp tập huấn TB/năm (lớp) 4 2 5 3 2 0

2. Sốngười tham gia tập

huấn TB/lớp(người) 30 30 30 30 30 0

3. Tổng số lượt người

tham gia/năm (người) 120 60 150 90 60 0

Qua bảng 4.19 cho thấy: đội ngũ khuyến nông có trình độ cao thì sốlượng lớp tập huấn được mởcũng như số lượng người tham gia lớp tập huấn đông hơn,

cụ thể: đối với cán bộ khuyến nông cấp tỉnh, huyện thì cán bộ khuyến nông có

trình độ đại học số lớp tập huấn trung bình 4 lớp/năm, số người tham gia tập huấn trung bình 30 người/lớp và tổng số lượt người tham gia 120 người/năm cao

hơn so với cán bộ khuyến nông trình độcao đẳng; đối với đội ngũ cán bộ khuyến

nông viên cơ sở cũng tương tự. Điều này có nghĩa là mỗi cán bộ khuyến nông phải nâng cao trình độ chuyên môn, nhất là cán bộ khuyến nông viên cơ sở để đáp ứng nhu cầu về chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất của người

nông dân cũng như tiềm năng phát triển đa dạng các ngành nghề sản xuất nông nghiệp nông thôn của huyện Nghi Xuân và huyện Thạch Hà. Bởi vì hệ thống khuyến nông ngoài nhiệm vụ chuyển giao khoa học tiến bộ kỹ thuật, định hướng cho nông dân tổ chức sản xuất mà còn phải là cầu nối liên kết giữa 4 nhà (nhà

nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nông dân).

4.2.4. Ảnh hưởng của nguồn lực lao động nông nghiệp của hộ

Thực trạng chung tại khu vực nông thôn của tỉnh Hà Tỉnh hiện nay là lao

động trong nông nghiệp chủ yếu chỉ còn người ngoài độ tuổi lao động và học sinh, do vậy bị thiếu hụt lao động trong mùa vụ rất lớn, dẫn đến tiền công lao

động tăng cao, làm tăng chi phí đầu vào.

Bảng 4.20. Ảnh hưởng của nguồn lực lao động nông nghiệp của hộđến việc ra quyết định ứng dụng mô hình sản xuất rau

Nhóm hộ chia theo số lao

động Tổng số hộđiều tra (hộ) Ứng dụng mô hình Số hộứng dụng (hộ) Tỷ lệứng dụng (%) 1 lao động 5 1 20 2 lao động 48 21 43,75 3 lao động 32 27 84,38 4 lao động 5 5 100 Tổng 90 54 40

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả (2015)

Qua bảng 4.20 cho thấy, giữa sốlượng lao động nông nghiệp và tỷ lệứng dụng đồng bộ TBKT có quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Tại những hộcó ít lao động (01 lao động/hộ) để đảm bảo tính thời vụ thì họ phải thuê máy móc cơ giới hóa nhiều, đạt tỷ lệ 20%. Nhóm hộ có sốlao động cao nhất là 04 lao động/hộ thì việc

ứng dụng mô hình sản xuất rau công nghệ cao còn ít. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc quan điểm của người nông dân là “lấy công làm lãi”, do đó mô hình ứng dụng mô hình sản xuất rau công nghệ cao sẽ khó mở rộng ở những hộ có số lao động làm nông nghiệp cao.

4.2.5. Ảnh hưởng các yếu tố vềcơ chế, chính sách

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp như Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020; Quyết định số 67/1998/QĐ- BNN-KHCN ngày 28/4/1998 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT về sản xuất rau an toàn; Nghị định số163/2004/NĐ-CP ngày 7/9/2004 của Chính Phủ, quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm; Quyết định số 106/2007/QĐ-BNN ngày 28/12/2007 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT, ban hành

quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn; Quyết định số379/QĐ- BNN-KHCN ngày 28/01/2008 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT, ban hành quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn... chính sách

của Nhà nước đã góp phần làm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất rau, tạo

điều kiện cho người nông dân yên tâm sản xuất rau.

Cùng với đó, tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng các mô hình sản xuất rau tập

trung (giai đoạn 2015-2020). Theo đó, điều kiện hỗ trợ quy vùng tập trung từ 2 ha trở lên đối với các doanh nghiệp, HTX, THT. Các Doanh nghiệp, HTX, THT

tham gia mô hình được tỉnh hỗ trợ các chính sách theo quy định đối với dự án sản xuất rau trên đất cát. Ngoài chính sách hỗ trợ về giống, vật tư, mô hình còn được hỗ trợ tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân. Hiện có nhiều công ty, doanh nghiệp hợp tác đầu tư cung ứng trước giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giúp nông dân sản xuất. Kết quả, năng suất và hiệu quả

kinh tế của mô hình tăng so với đại trà, tăng thêm thu nhập cho người nông dân từ 7 - 10 triệu đồng/ha, cá biệt có nhiều mô hình tăng hơn 10 triệu đồng/ha. Mô

hình đạt hiệu quả cao, nhằm khuyến khích phát triển nhân rộng mô hình trong những năm tiếp theo, đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật mới về giống, kỹ thuật canh tác vào sản xuất đại trà, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng và tăng thu

nhập cho người nông dân. Thành công của mô hình là nhờ sự chỉ đạo quan tâm của các cấp, các ngành và các địa phương cùng vào cuộc. Ở huyện đã thành lập ban chỉ đạo do đồng chí phó chủ tịch huyện làm trưởng ban, giao cho phòng

Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực, phân công cử cán bộ chỉ đạo từng mô hình cụ thể. Ở xã do đồng chí chủ tịch làm trưởng ban, giao cho Ban chủ

nhiệm HTX DVNN làm cơ quan thường trực và có sự tham gia tích cực của các

trưởng thôn, các tổ chức chính trị xã hội. Ban chỉ đạo đã tích cực vận động nông dân quy vùng sản xuất, thông báo rõ điều kiện quy vùng, chính sách hỗ trợ, nhận và cấp phát giống, vật tư hỗ trợ cho nông dân theo quy định, kết hợp cán bộ kỹ

thuật của tỉnh, huyện tập huấn và chỉ đạo sản xuất rau cho nông dân.

Đồng thời, các nhiệm vụ khoa học và công nghệ gắn với sản xuất nông nghiệp được chú trọng quan tâm, có nhiều đề tài, dự án cho hiệu quả kinh tế cao

và được người nông dân ứng dụng rộng rãi như dự án thực hiện sản xuất rau trên

đất cát tại tỉnh Hà Tĩnh, làm giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế so với sản xuất thông thường từ 7 - 10 triệu đồng/ha/năm và một số đơn vị có hiệu quả lớn hơn 10 triệu đồng/ha/năm; lựa chọn được các giống rau mới có năng

suất, chất lượng, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổnhưỡng của vùng sản xuất... Về hỗ trợ tài chính giúp người dân ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất, UBND tỉnh Hà Tỉnh đã ban hành Quyết định số 135/QĐ-UBND ngày 13/01/2014 về

việc quy định tạm thời một số chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiên phong

đi đầu triển khai thực hiện mô hình cải tạo đất cát hoang hóa, bạc màu tại các xã ven biển để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh rau, củ, quả công nghệ cao.

Trong đó, theo Quyết định số 26/2012/QĐ-UBND ngày 11/6/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh Ban hành quy định tạm thời một sốquy định về hỗ trợ lãi suất vay vốn tại các tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất từ nguồn vốn Chương trình

mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Hàng năm

tỉnh trích ngân sách hỗ trợ lãi suất tiền vay cho nông dân mua các loại máy như làm đất, thu hoạch. Mới đây nhất là Nghị quyết 90/2014/NQ-HĐND ngày

16/7/2014 và Nghị quyết số 157/2015/NQ-HĐND ngày 12/12/2015 của Hội

đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh sửa đổi và bổ sung một sốđiều của Nghị quyết 90 về Ban hành quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới. Nhờ có những chính sách thiết thực như vậy mà người nông dân đã được hưởng lợi và mạnh dạn tham gia mô hình sản xuất rau.

Tóm lại, trong những năm qua, việc ban hành và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn đã được

nông dân tích cực tiếp nhận, góp phần quan trọng trong việc giúp người lao động tiếp cận, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng; từng bước hình thành phương thức sản xuất theo vùng sản xuất hàng hoá tập trung, mô hình kinh tế trang trại đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tiếp tục làm thay đổi tư duy, nhận thức của người nông dân về sản xuất hàng hoá

theo cơ chế thị trường; tạo động lực khuyến khích nông dân đầu tư thâm canh, tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp. Việc hỗ trợ theo

phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” vừa có tác dụng huy động mọi nguồn lực để phát triển, vừa nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm của người

được hưởng lợi từ các dự án, chính sách hỗ trợ... Tuy nhiên, cơ chế chính sách

đầu tư, hỗ trợ chưa đủ mạnh, đặc biệt ở các khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, một số nội dung không còn phù hợp với thực tế và kế hoạch phát triển thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sản xuất rau trên vùng đất cát tỉnh hà tĩnh (Trang 84)