Cơ sở thực tiễn về đánh giá sảnxuất rau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sản xuất rau trên vùng đất cát tỉnh hà tĩnh (Trang 28)

2.2.1.1. Đài Loan

Sản xuất rau chủ yếu tập trung ở phía Đông và Nam của Đài Loan. Năm

1995, diện tích trồng rau cuả Đài Loan là 188 nghìn ha và sản lượng là 2,8 triệu tấn với năng suất bình quân gần 15 tấn/ha. Gía trị sản lượng rau năm 1995 đạt 1,14 tỷ USD, chiếm 11% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Sản lượng rau sản xuất chủ yếu tiêu dùng trong nước. Năm 1995 lượng tiêu dùng trong nước là 2,5 tấn, phần còn lại 0,3 triệu tấn là xuất khẩu, nhu cầu tiêu dùng rau quả của Đài

Loan là 3,1 triệu tấn, do đó hàng năm phải nhập khẩu khoảng 0,6 triệu tấn. Tiêu dùng rau của Đài Loan có xu hướng tăng lên,bình quân đầu người là 115 kg/năm.

Kinh nghiệm sản xuất rau của Đài Loan cho thấy để bảo đảm sản xuất rau mùa hè, từnăm 1971 phương pháp sản xuất rau trong nhà lưới, nhà vòm đã được giới thiệu cho nông dân. Từ năm 1973 chính phủ Đài Loan đã đưa nội dung khuyến khích nông dân xây dựng các vùng chuyên canh rau vào trong chương trình phát

triển nông thôn của mình. Hội nông dân có trách nhiệm giúp đỡ nông dân vùng chuyên canh tổ chức đội sản xuất và hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng. Đểổn định

chính sách giá bảo đảm và tiêu thụ theo hợp đồng. Nhìn chung, trong những năm 70, Đài Loan đã tập trung nghiên cứvà đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng biến động giá rau và tăng cường cung cấp rau mùa hè. Những năm 1980, Đài

Loan chuyển sang nghiên cứu xuất khẩu. Những nghiên cứu khái cạnh kinh tế trong giai đoạn này tập trung vào đánh giá hệ thống xuất khẩu nhắm tìm ra biện

pháp đẩy mạnh xuất khẩu. Những năm cuối 1980, nghiên cứu tập trung vào vấn đề ứng dụng tiến bộ của lý thuyết kinh tếvà phương pháp kinh tếlượng để phân tích

ứng xử của những người tham gia thị trường trong việc hình thành giá trong điều kiện cạnh tranh và ứng dụng lý thuyết kinh tếđểphân tích và đánh giá ảnh hưởng của chính sách phát triển sản xuất rau của chính phủ (Trần Văn Khương, 2013).

2.2.1.2. Hàn Quốc

Tổng giá trị sản xuất rau quả của Hàn Quốc tính đến 1995 khoảng 8 tỷ

USD với tổng diện tích gieo trồng là 356 nghìn ha. Trong suốt thời kỳ 1970 đến 1995, tuy tổng diện tích đất trồng trọt giảm 10,6%, nhưng diện tích trồng rau vẫn

tăng 1,46 lần.

Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy chính phủ đã áp dụng biện pháp ổn

định giá trực tiếp qua thu mua chính phủ. Hiện nay chính phủđang đầu tư cho việc hiện đại hóa trang thiết bị bảo quản chất lượng cao nên đang được mở rộng với tốc

độ nhanh. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất trong phát triển rau quả là thiếu lao động

nông thôn do đó chi phí tiền lương trong tổng chi phí tăng nhanh,biến động giá rau quảhàng năm vẫn chưa giải quyết được do vậy nghiên cứu rau được tập trung vào các vấn đề tìm cách ổn định giá rau làm thế nào để nông dân giảm giá thành sản xuất để đứng vững trong cuộc cạnh tranh trên thị trường mở toàn cầu (Trần Văn Khương, 2013).

2.2.1.3. Inđônêxia

Tổng diện tích gieo trồng rau năm 1991 là 77,6 nghìn ha với sản lượng là 4,38 triệu tấn. Từnăm 1982 đến 1991 sản lượng bình quân mỗi năm tăng là 8,2%

và diện tích tăng là 2,4%. Tuy nhiên, năng suất vẫn còn thấp. Tiêu dùng rau bình

quân đầu người từ14,62kg/năm năm 1982 lên 25,8 kg/năm năm 1991.

Phần lớn rau của Inđônêxia được xuất khẩu sang Singapore và Malaysia,

năm 1992 giá trị xuất khẩu rau là 32,8 triệu USD, gấp 8 lần nă 1982. Inđônêxia

là 78.000 tấn đến năm 1992 lên 746.000 tấn, đây là một tiềm năng lớn để phát triển rau (Darmawan, D.A. 2010).

Về tiêu thụ, Darmawan cho rằng 99% sản lượng rau là sản phẩm hàng

hóa,do đó phải có sự liên kết chặt chẽ với thị trường toàn quốc. Để thực hiện ý

tưởng này từ năm 1979 Inđônêxia đã xây dựng hệ thống dịch vụ thông tin thị trường về rau. Thị trường này cung cấp thông tin về giá hằng ngày cho nông dân

và thương gia gồm giá vùng sản suất, đó là giá từ các trung tâm tiêu dùng, đó là

giá bán buôn phân theo chất lượng (Darmawan, D.A. 2010).

Thu gom và vận chuyển rau quả cung cấp cho các thị trường thành phố

hiện nay là do lực lượng thu gom ở địa phương đảm nhiệm còn cung cấp cho

người tiêu dùng ở thị trấn do lực lượng bán rong đảm nhiệm.

2.2.1.4. Thái Lan

Thái Lan có tổng diện tích là 51,4 triệu ha, trong đó diện tích sử dụng vào nông nghiệp là 19,84 triệu ha. Diện tích trồng rau và hoa năm 1992 là 449 nghìn

ha với sản lượng là 4,68 triệu tấn và năng suất bình quân 104,1 tạ/ha. Thái Lan có thể trồng ở Thái Lan trong đó có 45 loại được trồng phổ biến.

Thái Lan xuất khẩu cả rau an toàn và rau chế biến. Năm 1998 xuất khẩu 162,116 tấn, đến năm 2002 tăng lên 238,201 tấn. Rau chế biến xuất khẩu chủ yếu

là rau đóng hộp. Thị trường xuất khẩu rau an toàn chủ yếu của Thái Lan là thị trường Châu Á. Tuy xuất khẩu nhưng Thái Lan cũng có nhập, năm 1998 lượng nhập khẩu là 18,233 tấn (Trần Văn Khương, 2013).

2.2.2. Kinh nghiệm sản xuất rau của Việt Nam

Trồng rau ở Việt Nam là nguồn thu nhập quan trọng cho đất nước, ước tính khoảng 9% tổng thu nhập từ cây trồng.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có trên 1,4 triệu ha rau cho thu hoạch trên 6,5 triệu tấn trái cây, 9,6 triệu tấn rau với tiềm năng rất lớn về xuất khẩu. Tuy nhiên, do thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau ở

Việt Nam vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, thủ công trong thu hoạch, chế biến và tiêu thụ. Cho tới nay, sản xuất của người nông dân vẫn chủ yếu theo kinh nghiệm

và phương pháp truyền thống, dựa chủ yếu vào khai thác lợi thế tự nhiên, theo mùa vụ. Sản xuất chủ yếu vẫn theo quy mô hộgia đình, với mỗi hộ từ 200 - 300 m2 cho rau, 1.000 m2 cho hoa hoặc quả. Quy mô sản xuất quá nhỏ bé khiến cho sản lượng hàng hóa không nhiều và không đồng đều. Hạ tầng cơ sở cho sản xuất

rau vừa yếu, vừa thiếu, lại không đồng bộ, thường phải sử dụng chung với sản xuất cây lương thực và cây công nghiệp nên rất khó đảm bảo chất lượng và vệ

sinh an toàn thực phẩm. Lại thêm việc tổ chức hoạt động xuất khẩu của hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực rau còn thiếu tính chuyên nghiệp.

Đa phần các doanh nghiệp xuất khẩu rau không gắn được thương hiệu của doanh nghiệp vào sản phẩm. Không có thương hiệu riêng cũng khiến rau Việt Nam không tạo được chỗđứng trên thị trường thế giới. Vì vậy, dù đã có mặt ở thị trường 50 nước nhưng kim ngạch xuất khẩu rau của chúng ta không được như mong đợi mà là sự trồi sụt thất thường theo diễn biến thịtrường.

Hiện nay, ở Việt Nam đã có công nghệ sản xuất rau an toàn bằng công nghệ cao trong nhà kính/lưới. Phân bón hữu cơ được sử dụng với trên 10 nguyên tố đa vi lượng cần thiết cho sự sinh trưởng của cây rau đã được phân tích, kiểm chứng trên cơ sở khoa học. Nguồn nước tưới lấy từ giếng hoặc

tưới nước sạch được cung cấp đầy đủ từ lúc cây con đến mỗi giai đoạn sinh

trưởng, phát triển của từng cây rau. Hệ thống tưới phun sương và nhỏ giọt

được bố trí tự động hoặc bán tự động dưới dạng dung dịch theo thời gian và

lưu lượng để cây có thể hút nước trực tiếp một cách đồng đều và tiết kiệm

đặc biệt với vùng hạn hán. Công nghệ này đã đảm bảo được độ an toàn rất cao cả về mặt chất lượng cũng như hình thức và được nhiều người ưa chuộng (Trần Văn Khương, 2013).

Theo Quyết định số 67-1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/4/1998 về sản xuất rau, củ, quả an toàn của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Rau an toàn phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Sạch, an toàn về chất lượng: Khi sản phẩm rau không chứa các dư lượng

dưới đây vượt ngưỡng cho phép: Thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng nitrat, kim loại nặng, vi sinh vật gây hại.

- Trong đó mức độ an toàn về chất lượng thực phẩm là quan trọng nhất. Theo Quyết định số 15/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/4/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định 4 tiêu chuẩn về rau an toàn:

+ Hàm lượng kim loại nặng được khống chế ở mức cho phép, phụ thuộc

vào nước tưới, chất đất và phân bón.

+ Hàm lượng nitrat chủ yếu là do phân bón bằng đạm urê, nếu phân bón quá gần ngày thu hoạch thì hàm lượng sẽvượt quá chỉ tiêu.

+ Hàm lượng vi sinh vật được quyết định do nước tưới và phân bón nên chỉ được dùng nước giếng khoan hoặc nước sông lớn, không bón phân hữu cơ chưa qua xử lý.

+ Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

2.2.3. Bài học sản xuất rau trên cát ở tỉnh Hà Tĩnh

Qua hơn 1 năm triển khai dự án Trồng rau trên vùng đất cát bạc màu ven biển và đất bãi bồi ven sông của Hà Tĩnh, đồng thời thông qua kết quả thực tế

thực hiện tại các địa phương, tỉnh đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm và bài học

quý báu để bổ cứu kịp thời cho đề án sản xuất rau của tỉnh trong thời gian tới, những bài học đó là:

- Việc triển khai dự án trên vùng đất cát ven biển là những vùng đất rất khắc nghiệt về thời tiết, đất đai bạc màu, dân cư thưa thớt... sẽ là những thử thách rất lớn đối với tổ chức hay cá nhân triển khai dự án.

- Sản phẩm của dự án sản xuất ra với sốlượng lớn, trong khi đó các doanh

nghiệp “đầu kéo” vẫn chưa thực sự tìm kiếm được thị trường ổn định và bền vững, đảm bảo hiệu quảlâu dài cho người sản xuất vẫn là một bài toán khiến các nhà quản lý lo lắng. Nên Ủy ban nhân dân tỉnh đã yêu cầu các sở, ngành, địa

phương tham mưu phương án để chỉ đạo kịp thời các doanh nghiệp và người sản xuất thực hiện có hiệu quảhơn.

- Việc kiểm soát chất lượng các loại giống, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ

thực vật đưa vào dựán cũng là quan ngại lớn. Bên cạnh đó, việc tổ chức sản xuất

theo đúng quy trình kỹ thuật tạm thời do Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành phải được thực hiện nghiêm ngặt; sản phẩm của dự án trước khi đưa đi tiêu thụ cũng phải được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt không được để dự lượng các chất

độc hại trong sản phẩm. Những nội dung này tỉnh đã giao cho Sở Nông nghiệp chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức lấy mẫu kiểm định, phân tích định kỳ. Tuy nhiên, với lực lượng kiểm định viên còn mỏng, thì việc kiểm soát vẫn phải được quan tâm đặc biệt hơn trong thời gian tới.

- Chính sách hỗ trợ của tỉnh vẫn phải được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân bắt đầu triển khai dự án. Năm 2013, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành

nhân tiên phong thực hiện đầu tư dự án Trồng rau công nghệ cao trên vùng đất cát hoang hóa, bạc màu ven biển và bãi bồi ven sông; năm 2015, Hội đồng nhân dân tỉnh có Nghị quyết 90/NQ-HĐND tiếp tục hỗ trợ cho dự án. Nên việc nghiên cứu chính sách phù hợp cho dự án phải được nghiên cứu và rút kinh nghiệm qua từng năm để bổ cứu kịp thời cho những năm tiếp theo.

2.2.4. Các bài học kinh nghiệm từ nghiên cứu sản xuất rau trên thế giới và ở

Việt Nam

Đểnâng cao năng suất, giá trị sản phẩm trong sản xuất rau, các nước trên thế giới đã không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, ứng dụng các phương pháp khoa học vào thực tế. Ở Việt Nam cũng vậy, trong những năm qua Chính phủ cũng luôn quan tâm đầu tư, chỉđạo việc nghiên cứu khoa học cho ngành nông nghiệp,

trong đó sản xuất rau được xem là một thế mạnh. Kinh nghiệm của thế giới và Việt Nam trong việc nâng cao năng suất, giá trị trong sản xuất rau được thể hiện

ở một số vấn đềcơ bản sau:

- Xây dựng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp nói chung và trong sản xuất rau nói riêng là một chiến lược phát triển rất cần thiết. Và cần được coi là trọng tâm trong tổ chức hệ thống nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Vì là mô hình sản xuất mới, việc đầu tiên cần quán triệt các tiêu chí, mục tiêu cơ bản cho các đối tượng tham gia chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Hộ nông dân tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật và thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, nhằm tăng tính đồng bộ và độ đồng đều trên đồng ruộng.

- Chọn vùng, chọn hộ có quy mô sản xuất đủ lớn để sản phẩm tạo ra có tính hàng hóa cao. Đối với những nông dân không có điều kiện nên vận động hoán đổi để tích tụ ruộng đất, tạo sự đồng bộ, nhịp nhàng trong quá trình thực hiện mô hình.

- Nên chọn những HTX mạnh, Ban Quản trị có năng lực, nhiệt tình, đồng ruộng xây dựng cánh đồng mẫu có diện tích lớn, có hạ tầng giao thông thuận lợi, có độ phì của đất khá, chủ động trong khâu thủy lợi để phát huy tiềm năng về năng suất và chất lượng sản phẩm.

- Trợ cấp cho việc ứng dụng công nghệ cao vào mô hình chỉ nên thực hiện ở thời kỳ đầu để khuyến khích sự ứng dụng kỹ thuật mới. Quá trình ứng

dụng kỹ thuật tiến bộ phải đảm bảo phát huy nguồn lực của nông dân.

- Hiệu quả của việc ứng dụng mô hình công nghệ cao chỉ có thể đạt được khi quá trình chuyển giao có sự tham gia đầy đủ của nông dân trong xác định nhu cầu, phân tích vấn đề khó khăn, lựa chọn giải pháp, đóng góp nguồn lực, tổ chức thử nghiệm, đánh giá và hoàn thiện.

- Tiến bộ khoa học kỹ thuật phải phù hợp với nhu cầu của người dân, thị trường, khả năng đầu tư, kiến thức và phong tục tập quán của người dân.

- Cần có sự liên kết giữa các nhà khoa học, các doanh nghiệp, chính quyền các cấp và nông dân: Các nhà khoa học xuống cơ sở chuyển giao kỹ thuật; Các doanh nghiệp cung ứng vật tư giống có chất lượng, giá cả hợp lý; chính quyền sâu sát, chỉ đạo; nông dân mạnh dạn áp dụng và tin tưởng vào

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Hà Tĩnh

3.1.1.1. Vị trí địa lý

- Hà Tĩnh nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn có địa hình hẹp và dốc nghiêng dần từ Tây sang Đông. Địa hình đồi núi chiếm 80% diện tích tự nhiên,

đồng bằng có diện tích nhỏ, bị chia cắt bởi các dãy núi, sông suối.

Vùng đồng bằng Hà Tĩnh nằm dọc theo ven biển với địa hình trung bình

trên dưới 3m, bị uốn lượn theo mức độ thấp ra cửa biển từvùng đồi núi phía Tây, càng về phía Nam càng hẹp. Nhìn chung địa hình tương đối bằng phẳng nhất là vùng hình thành bởi phù sa các sông suối lớn trong tỉnh.

- Điều kiện tự nhiên của địa bàn nghiên cứu:

+ Thạch Hà là một huyện duyên hải nằm ở trung tâm của tỉnh Hà Tĩnh. Thành phố Hà Tĩnh nằm xen giữa huyện Thạch Hà, chia huyện thành 2 nửa bên

phía Tây và bên phía Đông của thành phố. Thị trấn Thạch Hà nằm trên quốc lộ

1A ngay cửa ngõ vào thành phốHà Tĩnh, cách thủđô Hà Nội 340 km, cách thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sản xuất rau trên vùng đất cát tỉnh hà tĩnh (Trang 28)