Chi phí mô hình trồng Dưa hấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sản xuất rau trên vùng đất cát tỉnh hà tĩnh (Trang 73 - 78)

Hạng mục ĐVT Sốlượng Đơn giá

(1000 đ) Thành tiền (1000 đ) I. Chi phí 113.812 Phân mùn Kg 24.000 1,15 27.600 Đạm Kg 210 10,0 2.100 Lân Kg 400 4,0 1.600 Kali Kg 320 9,0 2.880 NPK Kg 600 11,0 6.600 Giống Kg 1,5 27.888 41.832 Thuốc BVTV 1000đ 3.200 Công lao động 1000đ 150 120 18.000 Chi phí khác 1000đ 10.000 II. Tổng thu Dưa hấu Kg 40.000 7,0 280.000

III. Lãi thuần

Thu-chi 166.188

Nguồn: Số liệu từ phiếu điều tra của của tác giả (2015)

Kết quả bảng 4.12 cho thấy: Tổng chi phí cho một ha dưa hấu là

66.611.832 đồng; trong đó: Chi phí cho các loại phân là 40.780.000 đồng, chi phí mua hạt giống là 41.832.000 đồng.

Chi phí khác là 10.000.000 đồng, ngoài ra mô hình trồng dưa hấu còn phải làm giàn leo cho cây.

Bảng 4.13. Hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng rau của Tổng công ty tại huyện Thạch Hà (bình quân/ha/vụ/năm)

Chỉ tiêu ĐVT Mô hình sản xuất

Măng tây Củ cải trắng Cà rốt Hành lá Cải bẹ Dưa hấu

1. Tổng giá trị sản xuất (GO) 1000đ 700.000 150.000 220.000 240.000 150.000 280.000 2. Chi phí trung gian (IC) 1000đ 234.843 80.000 77.660 160.636 64.167 95.812 3. Giá trịgia tăng (VA) 1000đ 465.157 70.000 142.340 79.364 85.833 184.188

4. Công lao động 1000đ 113.280 18.000 14.400 44.400 12.000 18.000 5. Khấu hao tài sản cốđịnh 1000đ 38.500 38.500 38.500 38.500 38.500 38.500 6. Tổng chi phí (TC) 1000đ 386.623 136.500 130.560 243.536 114.667 152.312 7. Lợi nhuận (TPr) 1000đ 313.377 13.500 89.440 -3.536 35.333 127.688 8. Một số chỉ tiêu 8.1. Trên 1000 đồng chi phí GO/TC Lần 1,81 1,10 1,69 0,99 1,31 1,84 VA/TC Lần 1,20 0,51 1,09 0,33 0,75 1,21 TPr/TC Lần 0,81 0,10 0,69 -0,01 0,31 0,84

8.2. Trên 1 công lao động

GO/ công lao động 1000đ 741,525 1.000 1833,3 648,65 1500 1866,7

VA/ công lao động 1000đ 492,751 466,67 1186,2 214,5 858,33 1227,9

TPr/ công lao động 1000đ 372,751 346,67 1066,2 94,497 738,33 1107,9

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 GO/TC ( lần ) VA/TC ( lần ) TPr/TC ( lần ) Măng tây Củ cải trắng Cà rốt Hành lá Cải bẹ Dưa hấu

Biểu đồ 4.1. Đồ thị biễu diễn mối quan hệ giữa GO/TC, VA/TC VÀ TPr/TC của 6 loại rau

Chi phí cho thuốc BVTV là 3.200.000 đồng, mô hình trồng dưa hấu sử

dụng thuốc BVTV từ khâu chăm sóc đến hết khâu bảo quản, lượng thuốc được

dùng để diệt trừ sâu.

Chi phí công lao động cho một ha dưa hấu 150 công là tương đương với

18.000.000 đồng.

Sơ bộ hoạch toán kinh tế ta thấy mô hình sản xuất cà chua đem lại hiệu quả kinh tế cao.Tỷ lệ cây cho thu hoạch hơn 95%. Giá trị thu nhập một ha dưa

hấu là 280.000.000 triệu đồng, trừ chi phí còn lại khoảng hơn 166 triệu đồng.

b. Tổng hợp hiệu quả kinh tế của một số mô hình trồng rau của Tổng Công ty tại huyện Thạch Hà

Cũng như các ngành kinh tế khác thì ngành sản xuất rau cũng được so sánh sự

khác biệt giữa các mô hình rau về hiệu quả và kết quả sản xuất. Khi so sánh sẽ giúp

người sản xuất lựa chọn các mô hình trồng rau phù hợp với khảnăng sản xuất. Hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng rau được thể hiện ở bảng trên:

Kết quả bảng 4.13 ta thấy: Bên cạnh việc sử dụng các chỉ tiêu kết quả còn sử dụng những chỉ tiêu về giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA) và lợi nhuận (TPr) trên 1.000 đồng chi phí.

Qua phân tích ta thấy giá trị gia tăng/chi phí trung gian (VA/TC) của các mô hình trồng rau như sau:

- Từ những kết quả và hiệu quả sản xuất ta thấy đầu tư vốn ban đầu cho mô hình trồng Dưa hấu không lớn lớn, nhưng hiệu quả kinh tế đem lại của mô

hình này cao, hơn 127 triệu/ha, hiệu quả kinh tế của dưa hấu cao gấp 2 - 3 lần so với hiệu quả kinh tế của mô hình trồng củ cải và cải bẹ và thấp hơn mô hình

trồng măng tây . Chỉ số VA/TC phản ánh giá trị tăng thêm của 1 đồng chi phí

trung gian đầu tư cho sản xuất. Với mô hình trồng Dưa hấu cho ta thấy cứ1 đồng chi phí thì tạo ra lượng giá trị tăng thêm là 1,21. Nghĩa là cứ 1 đồng chi phí thì tạo ra lượng tăng thêm 1,21 đồng.

- Mô hình trồng Măng tây, mặc dù vốn đầu tư lớn nhưng hiệu quả kinh tế

của mô hình đem lại hơn 313 triệu đồng/ha, cao hơn mô hình trồng dưa hấu, cà rốt,cải bẹ, hành lá . Chỉ số VA/TC = 1,20 nghĩa là cứ 1 đồng chi phí thì tạo ra

lượng giá trịtăng thêm là 1,20 đồng.

- Mô hình trồng cà rốt với vốn đầu tư hơn 92 triệu đồng/ ha, mang lại hiệu quả kinh tếhơn 89 triệu đồng/ ha, cao hơn mô hình trồng cải bẹ, củ cải , hành lá và thấp hơn mô hình trồng măng tây và mô hình trồng dưa hấu. Chỉ số VA/TC =

1,09 nghĩa là cứ1 đồng chi phí thù tạo ra lượng giá trịtăng thêm 1,09 đồng . - Mô hình trồng rau cải bẹ thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên của vùng với vốn đầu tư trung bình khoảng 76 triệu đồng/ha, hiệu quả kinh tếthu được gần 35 triệu đồng/ha, thấp hơn so với cà rốt, dưa hấu. Chỉ số VA/TC = 0,75 nghĩa là

cứ1 đồng chi phí thì tạo ra lượng giá trị tăng thêm là 0,75 đồng.

- Mô hình trồng củ cải trắng với vốn đầu tư hơn 98 triệu đồng/ha mang lại hiệu quả kinh tế khoảng 13,5 triệu đồng/ ha, thấp hơn so với măng tây, dưa hấu, cà rốt, cải bẹ. Chỉ số VA/TC = 0,51 nghĩa là cứ 1 đồng chi phí thì tạo ra lượng giá trị tăng thêm là 0,51 đồng.

- Mô hình trồng hành lá không có hiệu quả. Chỉ số VA/TC = 0,33, nghĩa

là cứ một đồng chi phí tạo ra lượng giá trị tăngthêm là 0,393đồng.

Vậy xét về giá trị gia tăng/chi phí trung gian của các mô hình rau,củ,quả

của TCT tại huyện Thạch Hà thì mô hình trồng dưa hấu có chỉ số VA/TC lớn nhất và chỉ số VA/TC của mô hình trồng hành lá là thấp nhất.

Ngoài các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn, để đánh giá hiệu quả kinh tế, ta

động của các mô hình. Các chỉ tiêu đó lần lượt là GO/CLĐ, VA/CLĐ, TPr/CLĐ: Măng tây 741.525 đồng, 492.751 đồng, 372.751 đồng; củ cải 1.000.670 đồng,

466.667 đồng, 346.667 đồng; Cà rốt 1.833.330 đồng, 1.186.170 đồng, 1.066.170

đồng; Hành lá 648.649 đồng, 214.497 đồng, 94.497 đồng; Cải bẹ 1.500.000 đồng,

858.330 đồng, 738.330 đồng; Dưa hấu 1.866.667 đồng, 1.227.920 đồng, 1.107.920

đồng. Hiệu quả sử dụng lao động của các mô hình trồng rau đều cao và hiệu quả sử

dụng lao động của mô hình trồng dưa hấu là lớn nhất.

Qua quá trình phân tích cho thấy mô hình trồng dưa hấu mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, hành lá mang lại hiệu quả kinh tế thấp nhất.

c. Tổng hợp kết quả điều tra các HTX, THT sản xuất rau trên đất cát tại huyện Thạch Hà và Nghi Xuân

Qua bảng 4.14 ta thấy, các HTX, THT tổ chức sản xuất với diện tích hàng

năm có liên kết với doanh nghiệp là gần bằng nhau, trong đó diện tích sản xuất lớn nhất là HTX Hằng Bảy (huyện Thạch Hà) là 6,0ha và ít nhất là HTX Đại Việt với diện tích 3,0 ha.

Các loại rau được sản xuất có năng suất gần tương đồng nhau, năng suất đạt cao vào vụThu đông và thấp nhất vào vụ Hè thu khi thời tiết nắng nóng.

Năm 2016, Các HTX tiếp tục sản xuất theo kế hoạch đề ra, trong đó trồng thử nghiệm thêm một số loại cây trồng khác như cải thảo, măng tây, ớt ngọt, cà tím...

Các Hợp tác xã cũng liên kết với Công ty TNHH Fineton để tổ chức sản xuất với hình thức bao tiêu sản phẩm. Trong đó, Công ty Fineton cung ứng giống, hỗ trợ kỹ thuật và thu mua toàn bộ sản phẩm sản xuất theo Hợp đồng được ký kết ngay từ đầu vụ. Công ty cho nhân viên đến tận các khu sản xuất để phân loại và đóng bao gói sản phẩm theo tiêu chuẩn và chuyển lên xe đưa đi tiêu thụ đảo bảo thời gian, chất lượng nông sản. Việc chi trả tiền mua sản phẩm được Công ty chuyển trả cho HTX chậm nhất 15 ngày sau khi thu mua sau khi đã trừ

các chi phí về giống Công ty đã cung ứng.

Hai bên cùng hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả. Chuỗi liên kết tiêu thụđược thực hiện tốt trong 2 năm qua.

Qua quá trình điều tra, đánh giá quá trình tổ chức sản xuất của các HTX, THT tại hai huyện Thạch Hà và Nghi Xuân, kết quảđược tổng hợp theo bảng sau:

Bảng 4.14. Tổng hợp kết quả sản xuất của các HTX, THT năm 2015TT Đơn vị Diện tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sản xuất rau trên vùng đất cát tỉnh hà tĩnh (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)