Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Một số giải pháp nhằm nhân rộng mô hình sảnxuất rau trên đất cát venbi ển
4.3.3. Giải pháp về vốn và huy động vốn
- Các doanh nghiệp huy động nguồn vốn, tổ chức sản xuất và người nông
dân cùng đầu tư, triển khai một phần các hạng mục xây dựng nhà lưới phục vụ
sản xuất, vật tư, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, công lao động... Kêu gọi và
huy động vốn từ các tổ chức, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, các dự án liên doanh, liên kết đầu tư sản xuất rau, củ, quảtrên đất cát ven biển.
- Huy động nguồn vốn tự có trong nhân dân (bao gồm cả công lao động chiếm 20-25% vốn trồng mới và chăm sóc), đây là nguồn vốn rất quan trọng có tác dụng thúc đẩy người dân tham gia vào quá trình sản xuất rau, củ, quảtrên đất cát ven biển.
- Vốn từ nguồn ngân sách Nhà nước: Đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất; các mô hình trình diễn, công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, chứng nhận sản phẩm nông nghiệp an toàn và các chính sách...
Trong thực tế hiện nay, sản xuất rau an toàn so với những ngành khác không phải là lớn nhưng đối với nông hộthì có đến 61% sốgia đình sản xuất rau an toàn hạn hẹp về vốn, thiếu vốn. Điều đó hạn chế việc mở rộng sản xuất, trong
khi đó hầu hết các nông hộ đều muốn mở rộng sản xuất RAT nhằm nâng cao hiệu quả kinh tếcho gia đình mình.
Trong những năm gần đây nông dân có thể vay vốn từ các đoàn thể như
Nhà nước cần có biện pháp cải tiến sao cho thủ tục vay đơn giản, dễdàng hơn và
quan trọng là đồng vốn vềđúng lúc. Do đó, cần có biện pháp tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nông dân vay vốn, đầu tư sản xuất rau an toàn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của gia đình, đồng thời đây cũng là yếu tố góp phần cho xã hội công bằng hơn giữa các tầng lớp.