Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.5.1. Những chỉ tiêu đánh giá về phát triển ngành trồng rau
- Chỉ tiêu diện tích trồng:
Đểxác định được tiềm năng phát triển nghề trồng rau ở địa phương trước hết phải xác định chỉ tiêu về diện tích. Từ đó biết được thực tế diện tích hiện có và diện tích có khảnăng mở rộng sản xuất
- Chỉ tiêu vềnăng suất:
Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu, bởi muốn đánh giá được thực trạng sản xuất của một khu vực người ta thường xét đến năng suất cây trồng. Thông
qua đó có biện pháp đầu tư thích hợp tăng năng suất.
Khối lượng rau tươi sản xuất ra trên 1 đơn vị diện tích ( 1 sào miền trung - 500m2) trong 1 chu kỳ sản xuất nhất định (1 vụ tính từ thời điểm sản xuất đến khi thu hoạch).
NS = SL/DT*500 = kg/sào - Chỉ tiêu về sản lượng:
Đây là chỉ tiêu có vai trò khách quan, quan trọng trong việc phản ánh về
mặt lượng của quá trình phát triển sản xuất.
SL của một loại rau là khối lượng rau tươi trên 1 mảnh lớn nhất trong số các mảnh có cùng trồng loại rau đó của hộ.
Công thức tính: Q = Q1+ Q2 + …+ Qn
Trong đó: Q1, Q2,…, Qn: số lần bán
3.2.5.2. Những chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế và mức độ đầu tư trong
quá trình sản xuất rau
* Đánh giá kết quả sản xuất rau
- Giá trị sản xuất (GO) được xác định là giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm được sản xuất ra (thường là một năm) trên một đơn vị diện tích.
ni GO = ∑Qi*Pi i=1 Trong đó: GO : Tổng giá trị sản xuất Qi : Khối lượng sản phẩm loại i Pi : Đơn giá sản phẩm loại i
+ Chi phí trung gian (IC): chi phí trung gian là toàn bộ các khoản chi phí vật chất và dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của từng tác nhân. Chi phí trung gian được thể hiện bằng công thức:
IC = ∑Cj* Gj
Trong đó: Cj: sốlượng đầu tư của đầu vào thứ j Gj: đơn giá đầu vào thứ j
Chi phí trung gian của từng tác nhân trong nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng rau gồm các khoản mục sau:
+) Người sản xuất: Giống, phân bón ( phân chuồng, phân đạm, phân NPK), thuốc
BVTV, công lao động ( công làm đất, công làm cỏ, công thu hoạch), chi phí thuê đất.
+) Người thu gom: Giá vốn rau, vận chuyển, công cụ, dụng cụ nhỏ, chi phí khác.
+) Người bán buôn: Giá vốn, vận chuyển, công cụ, dụng cụ, thuê cửa hàng, chi phí khác.
+) Người bán lẻ: Giá vốn, vận chuyển, coogn cụ, dụng cụ, thuê cửa hàng, chi phí khác.
+ Giá trịgia tăng (VA): là phần giá trịtăng thêm của một quá trình sản xuất
kinh doanh. VA được thể hiện bằng công thức: VA = TR – IC = GO – IC
Đối với tác nhân sản xuất, giá trị gia tăng được tính bằng bằng giá trị tăng
thêm của người sản xuất trên 1 sào: VA = GO - IC
Trong phân tích ngành hàng, VA là hiệu số giữa doanh thu và chi phí trung
Các bộ phận giá trịgia tăng VA bao gồm:
+ Khấu hao TSCĐ (A): Trong thực tế, tính toán chi phí khấu hao tài sản cốđịnh và các chi phí phân bổ cho từng loại sản phẩm rất khó khăn bởi vì một tài sản cốđịnh có thể phục vụ cho sản xuất nhiều loại sản phẩm nên nó chỉđạt mức
chính xác tương đối đặt biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong sản xuất rau, các tài sản thường có giá trị không lớn đủđể tính khấu hao.
+ Chi phí lao động: CL = L*PL
Trong đó: L là sốcông lao động đi thuê để sử dụng trong 1 chu kỳ sản xuất
trên 1 đơn vị diện tích của 1 loại rau
PLlà giá công lao động ( Giá công lao động thịtrường hiện nay tại Tiền Lệ là
60 000VNĐ/ công)
+ Công lao động gia đình (V): là thời gian mà lao động gia đình đã bỏ ra trong quá trình sản xuất, bao gồm công làm đất, nhặt cỏ, bón phân, phun tưới
(bơm) nước, thu hoạch và đem bán. Công lao động gia đình được tính là số ngày
người tham gia lao động, mỗi công là một ngày tương ứng với 8 giờlao động. - Tổng chi phí:
TC = IC + A + V* 60
- Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập của hộ sản xuất lao động nông nghiệp và lợi nhuận tính trên 1 sào rau trên 1 năm.
MI = VA – (A +T)
Trong đó: VA là giá trịgia tăng
A: Khấu hao TSCĐ
T: Thuế nông nghiệp ( T = 0 vì người dân sản xuất rau tại Tiền Yên được miễn thuế nông nghiệp và thủy lợi phí).
Đối với các hộ sản xuất nông nghiệp, chúng tôi không xét thu nhập thuần vì thực tế, đối với sản xuất nông nghiệp thì việc xây dựng chi phí gia
đình là rất khó, nó tùy thuộc vào từng điều kiện sản xuất của từng vùng. Hơn
nữa, trong sản xuất nông nghiệp, họ không tính chi phí lao động gia đình và người nông dân không có thói quen hạch toán chi phí, tập quán “ lấy công làm lãi” đã trở nên rất quen thuộc đối với các hộ nông dân. Chính vì vậy, họ
chỉ quan tâm tới thu nhập hỗn hợp tính trên một đơn vị diện tích, tính trên
* Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả:
Để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, người ta dùng nhiều phương pháp đánh giá và chỉtiêu khác nhau, trong phương pháp thường dùng là tính hiệu quả theo chi phí trung gian:
- Tỷ suất sử dụng chi phí trung gian: được tính bằng tỷ lệ so sánh giữa giá trị sản xuất hoặc giá trịgia tăng, thu nhập hỗn hợp với chi phí trung gian:
+ GO/IC + VA/IC + TPr/IC
- Hiệu quả sử dụng lao động: được tính bằng tỷ lệ so sánh giữa giá trị sản xuất hoặc giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp với sốcông lao động gia đình:
+GO/V + VA/V + TPr/V
*Chỉ tiêu về hiệu quả xã hội
* Hiệu quả, tác động tới môi trường
- Phân tích mẫu đất ,mẫu nước tại địa bàn sau khi triển khai mô hình - Thời vụ gieo trồng
- Hình thức cơ giới đất.