Giới thiệu dự án sảnxuất rau trên đất cát venbi ển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sản xuất rau trên vùng đất cát tỉnh hà tĩnh (Trang 53 - 60)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Đánh giá sảnxuất rau trên đất cát và sảnxuất rau thông thường của hộ dân

4.1.1. Giới thiệu dự án sảnxuất rau trên đất cát venbi ển

Dự án Trồng rau, củ, quả công nghệcao trên vùng đất cát hoang hóa, bạc màu ven biển Hà Tĩnh là ý tưởng được hình thành sau chuyến công tác để nghiên cứu Nhà máy chế biến cát Silica tại vùng Dongshan, Phúc Kiến (Trung Quốc) của ông Dương Tất Thắng - Tổng Giám đốc Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh (Mitraco). Sau khi các chuyên gia đã nghiên cứu rất kỹ về thổ nhưỡng, điều kiện thời tiết, khí hậu của Hà Tĩnh và khẳng định rằng: “Với kinh nghiệm hàng chục

năm trong sản xuất nông nghiệp tại Dongshan, áp dụng quy trình canh tác, quản

lý, điều hành hợp lý, tin tưởng sẽ thực hiện thành công dự án trên vùng đất cát ven biển của Hà Tĩnh”.

Dự án thực nghiệm được triển khai đầu tiên tại xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà với quy mô 12 ha, chia làm 2 vùng: Vùng đất cao (10 ha) và vùng đất thấp (2 ha) do Mitraco làm chủđầu tư bắt đầu được thực hiện từ10/2013. Đến tết Nguyên đán năm 2014 có 3 sản phẩm rau cho năng suất, hiệu quảcao, bước đầu khẳng định được sự thích ứng trên vùng đất cát bạc màu, đó là Cải củ trắng (28 tấn/ha), Cải bẹ (30 tấn/ha) và Cải thảo (25 tấn/ha).

Từ những kết quả bước đầu đó, vụ Xuân và Hè Thu 2014 dự án tiếp tục khảo nghiệm thêm 30 cây rau các loại để xác định được tính thích ứng và hiệu quả, đồng thời đa dạng hóa các loại rau trên vùng đất cát hoang hóa ở tất cả các mùa vụtrong năm. Qua đó đã xác định được thêm một số loại cây rau có thểđưa

vào cơ cấu sản xuất như Măng tây, cà rốt, hành lá, dưa chuột, mướp đắng, cà chua, bí xanh…

Những sản phẩm rau từ dự án không chỉ khẳng định được chất lượng, mẫu mã, mà còn tạo được niềm tin cho người tiêu dùng về an toàn VSTP với việc lựa chọn nguồn giống có chất lượng tốt, nguồn phần bón sử dụng cho dự án là phân hữu cơ được sản xuất với quy trình công nghệ tiên tiến, nguồn dịch hại được kiểm soát tốt theo quy trình IPM được cán bộ Bảo vệ thực vật giám sát chặt chẽ.

Đồng thời, các sản phẩm rau, củ, quả trước khi cung cấp cho người tiêu dùng

PTNT lấy mẫu gửi Cục ATVSTP - Bộ Y tế kiểm nghiệm, chứng nhận và đánh gia cao. Đến nay, đã có rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đặt hàng tiêu thụ các sản phẩm từ dựán, đây là động lực quan trọng đểthúc đẩy sản xuất trong thời gian tới.

Qua gần 2 năm xây dựng mô hình trồng rau trên đất cát bạc màu rất mới mẻ, với nhiều khó khăn, thử thách vềđiều kiện thổnhưỡng, khí hậu, thời tiết của

Hà Tĩnh. Nhưng với việc áp dụng những tiến bộ mới, những giải pháp mới về

giống và kỹ thuật canh tác, bên cạnh đó là những sự cố gắng nỗ lực và vào cuộc một cách quyết liệt của Lãnh đạo và Ban dựán Mitraco, đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Sở Nông nghiệp và PTNT, sự tận tình của các chuyên gia bước đầu khẳng

định được sự thành công của dự án trồng rau, củ, quảtrên đất cát hoang hóa, bạc màu ven biển Hà Tĩnh. Sự thành công này không chỉ việc tạo ra các sản phẩm rau

có năng suất cao, hiệu quả kinh tế cao, tạo ra nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, giải quyết việc làm cho người dân vùng biển, mà còn giúp chống hoang mạc hóa, cải thiện môi trường sinh thái và chống biến đổi khí hậu đang là

vấn đề nhức nhối cho toàn cầu.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về quy hoạch vùng sản xuất rau, củ, quả trên đất cát ven biển tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 sẽ hình thành các vùng sản xuất rau, củ, quảứng dụng công nghệcao, đạt diện tích 684,1 ha, sản lượng đạt 23.000 tấn, giá trị sản xuất đạt 230 tỷđồng, xuất khẩu đạt 6 triệu USD/năm; giải quyết việc

làm cho 12.000 lao động, thu nhập bình quân 5 - 7 triệu đồng/tháng; hình thành mạng lưới kênh tiêu thụ ổn định, xây dựng và khẳng định thương hiệu “Rau tươi

sạch Hà Tĩnh”, đảm bảo về số lượng, chất lượng, độ an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP hướng đến xuất khẩu 50% tổng sản lượng. Đây là nhiệm vụ

hết sức nặng nề mà ngành Nông nghiệp và các sở, ngành và đơn vị liên quan, đặc biệt là Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh sẽ phải thực hiện.

Đến 25/12/2015, toàn tỉnh Hà Tĩnh đã san lấp mặt bằng được 202,96 ha (Cẩm Xuyên 40,66 ha, Thạch Hà 115,5 ha, Kỳ Anh 16 ha, Nghi xuân 20,8 ha,

Đức Thọ 5 ha, Vũ Quang 5 ha). Diện tích lắp đặt hệ thống tưới: 128,82 ha (Cẩm Xuyên 28,16ha, Thạch Hà 54,06ha, Kỳ Anh 16 ha, Nghi xuân 20,6 ha, Đức Thọ 5 ha, Vũ Quang 5 ha). Tổng diện tích sản xuất đến cuối tháng 11/2015 đạt như

sau: Vụ Xuân 2015: 89,79 ha, năng suất bình quân 20 tấn/ha, sản lượng 1.796 tấn; vụ Hè Thu 2015: 85,75 ha, năng suất bình quân ước đạt 17 tấn/ha, sản lượng

Những công nghệđã được áp dụng đối với dự án trồng rau ứng dụng công nghệcao trên vùng đất cát hoang hóa, bạc màu ven biển bao gồm:

a. Về Hạ tầng sản xuất

* Quy hoạch: Vùng sản xuất rau, củ, quảtrên đất cát ven biển nằm trong vùng quy hoạch theo Quyết định 1742/QĐ-UBND của UBND tỉnh ban hành hoặc có bổ sung quy hoạch được UBND tỉnh chấp nhận. Khi triển khai thực hiện có bản vẽ bản đồ quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết cho từng khu, vùng sản xuất, trong đó tập trung thiết kế, bố trí hệ thống tưới tiêu phù hợp.

* Hệ thống tưới:

- Thiết kế hệ thống: Theo thiết kế của dự án, 01 modun sản xuất có quy

mô 03 ha được lắp đặt hệ thống tưới tiêu chuẩn bảo gồm:

+ Máy bơm nước công suất 22 kw/h.

+ Đường ống chính: Ø110

+ Đường ống nhánh lần lượt: Ø90; Ø48 và Ø25.

+ Hệ thống béc tưới: Sử dụng loại béc tiêu chuẩn (béc lõi đồng).

- Yêu cầu của hệ thống tưới: Phải đảm bảo có thểđiều chỉnh đểtưới ở 03 chế độ theo yêu cầu, đó là: Chế độ tưới phun sương đối với cây rau ở giai đoạn cây con; chế độ tưới phun mưa hạt nhỏ và hạt lớn ởgiai đoạn cây phát triển thân lá và hình thành sinh khối củ, quả.

- Cách điều khiển: Hệ thống tưới được vận hành dựa trên việc theo dõi

tình hình sinh trưởng, phát triển, chế độ thời tiết, thời kỳsinh trưởng và loại cây trồng cụ thể và một số yếu tốkhác để xác định chếđộtưới phù hợp với từng loại cây trồng.

* Hệ thống tiêu úng: Vùng đất cát ven biển là vùng đất có mực nước ngầm cao, mực nước ngầm trung bình đạt từ 0,5 - 1m. Khi gặp thời tiết trời mưa lớn kéo dài, có thể gây ngập úng cục bộ. Nên yêu cầu đối với vùng sản xuất rau, củ, quả trên đất cát phải có hệ thống tiêu đảm bảo tiêu thoát nhanh chóng cho vùng sản xuất, tối thiểu phải đạt: Chiều rộng mương là 3m; chiều sâu 1,5 - 2m.

* Hồ chứa: Để đảm bảo lượng nước tưới cho cây trồng ở tất cả các thời

điểm trong năm, đặc biệt là vụ Xuân Hè và Hè Thu khi thời tiết ở Hà Tĩnh rất khắc nghiệt với nhiệt đó cao nhất có thể đạt 400C, với gió Tây Nam khô nóng thổi mạnh sẽ cần lượng nước tưới lớn cho cây trồng.

Yêu cầu hồ chứa: Đạt tối thiểu 2.000 m3.

b. Giống và vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất.

- Giống rau được lựa chọn phục vụ cho sản xuất được nhập nội từ Hồng Kông thông qua Công ty TNHH Fineton và Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (Mitraco); đây là hai doanh nghiệp vừa cung ứng giống,

đồng thời đóng vai trò là “đầu kéo” liên kết tiêu thụ sản phẩm cho các Doanh nghiệp, THT, HTX sản xuất trên địa bàn toàn tỉnh.

- Phân bón hữu cơ vi sinh: Được chỉ định cung cấp bởi Công ty Quản lý

Công trình đô thịHà Tĩnh, là doanh nghiệp sản xuất được loại phân mùn hữu cơ

từ nhà máy xử lý rác thải. Đây là loại mùn hữu cơ được đánh giá là phù hợp với yêu cầu của sản xuất rau trên đất cát hoang hóa, bạc màu ven biển.

- Phân vô cơ: Được cung cấp bởi các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có chứng nhận về chất lượng sản phẩm theo quy định do Sở Nông nghiệp và PTNT giám sát, quản lý.

- Thuốc BVTV: Là những loại thuốc có nguồn gốc hữu cơ, được chỉ định chuyên dùng cho cây rau.

c, Quy trình sản xuất

Dự án đã triển khai khảo nghiệm được hơn 30 loại cây rau các loại trên

vùng đất cát bạc màu ven biển. Trên cơ sở các kết quả khảo nghiệm, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh đã phối hợp với Mitraco để tổ chức đánh giá toàn bộ quá trình triển khai, đồng thời xây dựng quy trình tạm thời cho một số loại cây trồng chủ lực như: Cải củ trắng loại nhỏ, Cải củ trắng loại lớn, cải bẹ, cải thảo, hành lá,

dưa chuột, bí xanh… làm cơ sở để triển khai nhân rộng trên toàn tỉnh. Bên cạnh

đó, trên cơ sở nhân rộng, Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục cử cán bộ kỹ thuật của Sở bám sát địa bàn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật, đồng thời đánh giá và bổ sung

để hoàn chỉnh quy trình các loại cây, từng bước đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quy trình chính thức cho các loại cây rau trên đất cát ven biển.

4.1.1.1. Hình thức tổ chức sản xuất rau thông thường của hộ nông dân

Sản xuất rau thông thường của hộ dân là hình thức sản xuất rau phổ biến, nó mang tính chất tự phát về sản xuất, với mục đích phục vụ nhu cầu sử dụng của hộ gia đình, ít mang tính chất hàng hóa. Mô hình có đặc điểm: Có thể sản xuất

rau đại trà ngoài đồng ruộng, hoặc trong vườn hộ với diện tích nhỏ; không đòi

mục đích chính là phục vụ nhu cầu tiêu dùng của gia đình, chỉ bán khi thịtrường có nhu cầu và rau trong vườn hộdư thừa; phương thức sản xuất đơn giản dễ tiếp thu, dễ áp dụng; công tác quản lý chất lượng là không có, chủ yếu do cảm tính.

Hình thức tổ chức sản xuất rau thông thường chủ yếu là nông hộ hoặc nhóm hộ dân, nên khó cho việc áp dụng đồng bộ kỹ thuật, cho việc chỉđạo, giám sát kỹ thuật, kiểm soát chất lượng rau và khó giám sát lẫn nhau giữa nhóm hộ.

Về chủng loại rau hộ dân sản xuất rất đa dạng, tùy theo nhu cầu và khả năng sản xuất của gia đình, bố trí theo từng thời vụ theo điều kiện địa phương trong năm bao gồm các loại: su hào, cải bắp, mướp đắng, cà chua, cải ngọt, dưa

chuột, rau muống, hành, mùi, rau diếp...

Cơ cấu mùa vụđược bố trí: Tùy thuộc vào nhu cầu từng hộgia đình, từng

địa phương, loại đất; thông thường vụ Xuân Hè, Hè Thu (từ tháng 3 - 8) trồng

các rau: Mướp đắng, cà chua, rau muống, hành, kiệu, mùi... Vụ Thu Đông và vụ Đông thì trồng các loại rau: Cải bắp, su hào, hành, dưa chuột, cải ngọt, cải củ

trắng, rau dền, mồng tơi...

Trong quá trình sản xuất, hạt giống rau, thuốc trừ sâu cũng như phân bón người dân tự đầu tư mà không được hỗ trợ. Tuy nhiên, hằng năm các cán bộ

khuyến nông huyện, xã đã tổ chức các cuộc tập huấn chuyển giao quy trình kỹ

thuật sản xuất RAT, cách sử dụng thuốc BVTV, phân bón cũng như nước tưới

sao cho đảm bảo đúng tiêu chuẩn và thời gian cách ly.

Nội dung chủ yếu của sản xuất rau truyền thống của hộ dân: Áp dụng các biện pháp canh tác truyền thống; ít áp dụng quy trình thâm canh sản xuất rau an toàn, quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp - IPM cho cây rau; chưa sử dụng các chế phẩm sinh học BVTV thay thế dần hóa chất nông nghiệp; ít hộ gia đình áp

dụng đầy đủ“5 điều cấm trong sản xuất rau sạch” (cấm sử dụng phân tươi, nước tiểu tưới; cấm sủ dụng nước bẩn; cấm bón qua 200kg N/ha; cấm dùng thuốc

BVTV độc hại cao; cấm sử dụng hóa chất nông nghiệp trong 10 ngày trước khi thu hoạch). Cụ thểnhư sau:

- Quy trình sản xuất: Theo phương thức sản xuất truyền thống, chưa áp

dụng nhiều các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Người dân sử dụng bón phân, thuốc BVTV bừa bãi, không theo hướng dẫn kỹ thuật chuyên ngành.

- Giống: Hạt giống và cây giống rau sử dụng chủ yếu được mua ở các chợ

huyện, các ốt bán hàng hạt giống tại địa phương hoặc tự để giống qua vụ. Nên chất lượng giống không đảm bảo.

- Phương thức canh tác: Chủ yếu sửa dụng lao động thủ công.

- Thu hoạch, bảo quản: Thu hoạch bằng phương thức thủ công, chưa có phương pháp sơ chế, bảo quản.

- Tiêu thụ: Chủ yếu phục vụ nhu cầu ăn gia đình, phần dư có thểđược bán tại nhà hoặc tại các chợ nhỏởđịa phương, chưa mang tính sản xuất hàng hóa.

Qua phân tích việc tổ chức sản xuất rau trên cát và rau sản xuất theo

phương pháp truyền thống của bà con nông dân. Kết quả diện tích được thể hiện

ở bảng sau:

Bảng 4.1. Diện tích và năng suất của rau trên đất cát

và rau thông thường

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) 2014 2015 2014 2015 Tổng diện tích trồng rau 1872,8 1958,04

1. Diện tích trồng rau mô hình 172,8 258,04

- Măng tây 0,7 8,5 8,3 10 - Dưa chuột 0,35 3,2 33,2 35,5 - Củ cải 34,64 27,8 32,6 30,4 - Hành lá 3,01 6,9 15,6 16,3 - Cà rốt 7,46 6,0 21,7 20,9 - Bù sáp 1,4 8,0 22,8 23,6 - Cải bẹ 3,5 8,0 24,9 25,3 - Dưa hấu 1,2 9,7 42,2 40,4 - Cà chua 1,64 3,5 18,3 20,7

2. Diện tích trồng rau thông thường 1700 1655

- Dưa chuột 37,9 40,6 20,1 21,6 - Củ cải 15,8 15,2 15,2 16,3 - Hành lá 43,6 41,7 12,3 13,2 - Cà rốt 54,2 52,6 6,8 7,5 - Bù sáp 67,8 68,2 12,2 11,7 - Cải bẹ 56,3 56,7 14,4 15,3 - Dưa hấu 123,4 124,1 25,8 26,2 - Cà chua 7,82 7,23 11,9 12,1 ồ ở ệp và PTNT Hà Tĩnh

Qua bảng 4.1 ta thấy:

- Diện tích sản xuất rau ứng dụng công nghệcao trên đất cát có xu hướng

tăng lên, năm 2014 đạt 172,8ha, năm 2015 tăng lên 258,04ha; còn diện tích rau

thông thường có xu hướng giảm, năm 2014 đạt 1.700 ha, năm 2015 giảm còn 1.655 ha.

- Năng suất các loại rau sản xuất có ứng dụng công nghệ cao theo các mô hình của dựán cao hơn nhiều so với rau sản xuất truyền thống: Đối với dưa chuột sản xuất có ứng dụng công nghệcao năng suất đạt 33,2 - 35,5 tấn/ha/vụ; còn dưa

chuột sản xuất truyền thống chỉ đạt 20,1 - 21,6 tấn/ha/vụ. Các loại rau khác cũng tương tựnhư dưa chuột.

4.1.1.2. Các chương trình, dự án hỗ trợ cho sản xuất rau trên cát

Căn cứ Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 09/8/2011 của UBND tỉnh về ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015.

Và một số chính sách khác về hỗ trợ khoa học, công nghệ...

Dựán đề xuất các hỗ trợriêng đặc thù cho dựán đểđảm bảo thực hiện mô hình thử nghiệm thành công tạo bước đột phá cho phát triển nông nghiệp theo công nghệ cao trên khu vực đất cát hoang hóa ven biển của tỉnh nhà, cụ thể gồm:

a. Được giao mặt bằng sạch để thực hiện mô hình và miễn tiền thuê đất trong suốt thời gian hoạt động của dự án.

b. Dự án được hỗ trợ 100% chi phí chuẩn bị mặt bằng gồm: san gạt mặt bằng theo thiết kế dự toán và quyết toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sản xuất rau trên vùng đất cát tỉnh hà tĩnh (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)