Ảnh hưởng các yếu tố về cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sản xuất rau trên vùng đất cát tỉnh hà tĩnh (Trang 88 - 90)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến sảnxuất rau trên đất cát

4.2.5. Ảnh hưởng các yếu tố về cơ chế, chính sách

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp như Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020; Quyết định số 67/1998/QĐ- BNN-KHCN ngày 28/4/1998 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT về sản xuất rau an toàn; Nghị định số163/2004/NĐ-CP ngày 7/9/2004 của Chính Phủ, quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm; Quyết định số 106/2007/QĐ-BNN ngày 28/12/2007 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT, ban hành

quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn; Quyết định số379/QĐ- BNN-KHCN ngày 28/01/2008 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT, ban hành quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn... chính sách

của Nhà nước đã góp phần làm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất rau, tạo

điều kiện cho người nông dân yên tâm sản xuất rau.

Cùng với đó, tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng các mô hình sản xuất rau tập

trung (giai đoạn 2015-2020). Theo đó, điều kiện hỗ trợ quy vùng tập trung từ 2 ha trở lên đối với các doanh nghiệp, HTX, THT. Các Doanh nghiệp, HTX, THT

tham gia mô hình được tỉnh hỗ trợ các chính sách theo quy định đối với dự án sản xuất rau trên đất cát. Ngoài chính sách hỗ trợ về giống, vật tư, mô hình còn được hỗ trợ tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân. Hiện có nhiều công ty, doanh nghiệp hợp tác đầu tư cung ứng trước giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giúp nông dân sản xuất. Kết quả, năng suất và hiệu quả

kinh tế của mô hình tăng so với đại trà, tăng thêm thu nhập cho người nông dân từ 7 - 10 triệu đồng/ha, cá biệt có nhiều mô hình tăng hơn 10 triệu đồng/ha. Mô

hình đạt hiệu quả cao, nhằm khuyến khích phát triển nhân rộng mô hình trong những năm tiếp theo, đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật mới về giống, kỹ thuật canh tác vào sản xuất đại trà, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng và tăng thu

nhập cho người nông dân. Thành công của mô hình là nhờ sự chỉ đạo quan tâm của các cấp, các ngành và các địa phương cùng vào cuộc. Ở huyện đã thành lập ban chỉ đạo do đồng chí phó chủ tịch huyện làm trưởng ban, giao cho phòng

Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực, phân công cử cán bộ chỉ đạo từng mô hình cụ thể. Ở xã do đồng chí chủ tịch làm trưởng ban, giao cho Ban chủ

nhiệm HTX DVNN làm cơ quan thường trực và có sự tham gia tích cực của các

trưởng thôn, các tổ chức chính trị xã hội. Ban chỉ đạo đã tích cực vận động nông dân quy vùng sản xuất, thông báo rõ điều kiện quy vùng, chính sách hỗ trợ, nhận và cấp phát giống, vật tư hỗ trợ cho nông dân theo quy định, kết hợp cán bộ kỹ

thuật của tỉnh, huyện tập huấn và chỉ đạo sản xuất rau cho nông dân.

Đồng thời, các nhiệm vụ khoa học và công nghệ gắn với sản xuất nông nghiệp được chú trọng quan tâm, có nhiều đề tài, dự án cho hiệu quả kinh tế cao

và được người nông dân ứng dụng rộng rãi như dự án thực hiện sản xuất rau trên

đất cát tại tỉnh Hà Tĩnh, làm giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế so với sản xuất thông thường từ 7 - 10 triệu đồng/ha/năm và một số đơn vị có hiệu quả lớn hơn 10 triệu đồng/ha/năm; lựa chọn được các giống rau mới có năng

suất, chất lượng, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổnhưỡng của vùng sản xuất... Về hỗ trợ tài chính giúp người dân ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất, UBND tỉnh Hà Tỉnh đã ban hành Quyết định số 135/QĐ-UBND ngày 13/01/2014 về

việc quy định tạm thời một số chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiên phong

đi đầu triển khai thực hiện mô hình cải tạo đất cát hoang hóa, bạc màu tại các xã ven biển để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh rau, củ, quả công nghệ cao.

Trong đó, theo Quyết định số 26/2012/QĐ-UBND ngày 11/6/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh Ban hành quy định tạm thời một sốquy định về hỗ trợ lãi suất vay vốn tại các tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất từ nguồn vốn Chương trình

mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Hàng năm

tỉnh trích ngân sách hỗ trợ lãi suất tiền vay cho nông dân mua các loại máy như làm đất, thu hoạch. Mới đây nhất là Nghị quyết 90/2014/NQ-HĐND ngày

16/7/2014 và Nghị quyết số 157/2015/NQ-HĐND ngày 12/12/2015 của Hội

đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh sửa đổi và bổ sung một sốđiều của Nghị quyết 90 về Ban hành quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới. Nhờ có những chính sách thiết thực như vậy mà người nông dân đã được hưởng lợi và mạnh dạn tham gia mô hình sản xuất rau.

Tóm lại, trong những năm qua, việc ban hành và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn đã được

nông dân tích cực tiếp nhận, góp phần quan trọng trong việc giúp người lao động tiếp cận, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng; từng bước hình thành phương thức sản xuất theo vùng sản xuất hàng hoá tập trung, mô hình kinh tế trang trại đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tiếp tục làm thay đổi tư duy, nhận thức của người nông dân về sản xuất hàng hoá

theo cơ chế thị trường; tạo động lực khuyến khích nông dân đầu tư thâm canh, tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp. Việc hỗ trợ theo

phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” vừa có tác dụng huy động mọi nguồn lực để phát triển, vừa nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm của người

được hưởng lợi từ các dự án, chính sách hỗ trợ... Tuy nhiên, cơ chế chính sách

đầu tư, hỗ trợ chưa đủ mạnh, đặc biệt ở các khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, một số nội dung không còn phù hợp với thực tế và kế hoạch phát triển thời gian tới. Nguồn ngân sách của nhà nước có hạn trong khi đó nhu cầu lại lớn do đó

không thể đáp ứng được. Hướng dẫn liên ngành trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ còn một số điểm chưa phù hợp còn nhiều thủ tục rườm rà, phức tạp

gây khó khăn cho nông dân tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sản xuất rau trên vùng đất cát tỉnh hà tĩnh (Trang 88 - 90)