Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Điều kiện kinht ế xã hội tỉnh hà tĩnh
3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai
Theo số liệu kiểm kê đất đai thì đến 01/01/2016, tổng diện tích đất trong tỉnh Hà Tĩnh là 599.782 ha; trong đó đất nông nghiệp 487.366 ha chiếm 81,25%,
đất phi nông nghiệp là 84.453 ha chiếm 14,28%, đất chưa sử dụng là 27.963 ha chiếm 4,43%.
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hà Tĩnh năm 2015
ĐVT: Ha
Loại đất Sốlượng (ha) Cơ cấu (%)
Tổng DT đất 599.782 100
1.Đất nông nghiệp 487.366 81,25
+Đất sản xuất nông nghiệp 130.117 21,56
+Đất lâm nghiệp 351.891 58,67
+Đất nuôi trồng thủy sản 4.661 0,78
2.Đất phi nông nghiệp 84.453 14,28
+Đất ở 9.695 1,62
+Đất chuyên dùng 44.857 7,48
+Đất tôn giáo tín ngưỡng 461 0,08
+ Đất nghĩa trang,nghĩa địa 5.002 0,83
+Đất sông suối và mặt nước 24.355 4,06 Nguồn: Số liệu kiếm kê đất đai năm 2016 tỉnh Hà Tĩnh
3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động
Tỉnh Hà Tĩnh có 235 đơn vịhành chính xã, 15 phường và 12 thị trấn, tổng dân sốtrung bình là 1.255,25 người, mật độ dân sốtrung bình 209 người/km2. Mật
độdân cư phân bốkhông đồng đều, tập trung cao ở phường, thị trấn và các huyện
đồng bằng lân cận. Tỷ lệtăng dân số là 1,12 %. Thành phần dân tộc hầu như chỉ có
người kinh (Số liệu niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2015).
Tổng số lao động toàn tỉnh là 855.500 người, trong đó lao động nông-lâm nghiệp 513.330 người, chiếm 60% tổng số lao động toàn tỉnh.
Nguồn lao động trên địa bàn khá dồi dào, hoạt động trên nhiều kĩnh vực,
nhưng phần lớn chưa qua đào tạo, năng suất lao động thấp, cơ cấu lao động trong các nghành nghề còn nhiều bất cập chưa đáp ứng với yêu cầu và xu thế
phát triển của xã hội. Sản xuất nông nghiệp mang tính nặng thời vụ; công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển dẫn đến tình trạng thiếu vệc làm. Vì vậy, việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, phát triển nghề trổng rừng, mở rộng các ngành nghề khác nhằm giải quyết các việc làm, nâng cao
đời sống người dân là rất cấp thiết.
3.1.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng
Giao thông:
Hà Tĩnh có Quốc lộ1A đi qua giữa các huyện với chiều dài 102km, các tuyến tỉnh lộ, đường liên xã, liên vùng có tổng chiều dài tương đối lớn và được phân bố khá đều trên địa bàn các xã. Các tuyến đường liên thôn khá phát triển, phần lớn đã được nâng cấp, mở rộng, mặt đường đa số được nhựa hóa hoặc bê tông hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa trong nội huyện và các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Hiện nay, 100% số huyện trên
địa bàn có đường ô tô đi lại đến thôn xóm. Tuy nhiên hệ thống đường giao thông nội đồng, đường nối các đường vùng sản xuất lâm nghiệp với trục giao thông chính trong huyện còn thiếu, chủ yếu là đường đất, nền đường hẹp, khó khăn cho các phương tiện cơ giới hoạt động.
-Thủy lợi:
Nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp chủ yếu là từ hồ Kẽ Gỗ, Bộc
Nguyên và trên 15 đập lớn, nhỏ (đập Cầu Trắng, đập Xạ, đập Vịnh, đập Khe Chiện, hệ thống song Gìa..), tưới ổn định cho trên 97.000ha đất sản xuất nông nghiệp. Trên địa bàn tỉnh hiện có trên 1.240km kênh mương kiên cố và hơn 668
trạm bơm điện, bơm dầu phục vụ sản xuất vào mùa khô hạn. - Điện:
Hiện nay, hệ thống diện tích trên địa bàn tỉnh khá hoàn chỉnh, đã có 98,9%
số hộ được dùng điện lưới quốc gia, toàn tỉnh có 1.310 trạm biến áp (mỗi xã có 3-6 trạm) với tổng công suất 23.000KVA. Cùng với giao thông đường bộ, điện
lưới quốc gia đóng vai trò quan trọng thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
3.1.2.4. Kết quả sản xuất nông nghiệp
Năm năm qua, nông nghiệp, nông thôn Hà Tĩnh đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, kinh tế nông thôn phát triển khá, sản xuất nông nghiệp tăng trưởng nhanh, một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực luôn phát triển đột phá
theo hướng hiện đại. Tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, thủy sản bình quân
giai đoạn 2010-2015 đạt 6,6%/năm (mục tiêu đề ra là 3,3%), cao gấp 2,12 lần bình quân chung cảnước (3,12%); giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh
tác đạt trên 70 triệu đồng/ha (tăng 48,9%); tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp tăng từ34,4% (năm 2010) lên 48,2% (năm 2015).
Với định hướng cơ bản là: Tiếp tục xác định tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với XDNTM là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên và lâu dài của cấp ủy
Đảng, chính quyền các cấp. Trong đó, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho
cư dân nông thôn là nội dung trọng tâm, cốt lõi để XDNTM bền vững. Tập trung quyết liệt thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, khẳng định vai trò trung tâm của doanh nghiệp. Khoa học công nghệ và liên kết sản xuất là những yếu tố
quyết định trong phát triển sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, nâng cao sức cạnh tranh, giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
* Sản xuất nông nghiệp:
- Trồng trọt: Giá trị sản xuất nông nghiệp tính theo giá hiện hành năm 2010 đạt 748.478,4 triệu đồng. Trong đó:
+ Cây lương thực: Trong cơ cấu trồng trọt, cây lương thực vẫn chiếm tỷ
trọng lớn, chiếm trên 80% diện tích trồng trọt và khoảng trên 60% giá trị sản xuất. Trong sản xuất lương thực thì lúa là cây lương thực chủ lực của tỉnh, diện tích trồng cây lương thực tập trung phần lớn tại các huyện Đức Thọ, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc … là những huyện thuộc vùng đồng bằng có diện tích đất phù sa màu mỡ thích hợp cho việc trồng lúa. Ngoài lúa là cây lương thực chủ đạo tỉnh
cũng trồng và phát triển nhiều loại cây lương thực khác như khoai, ngô , đậu... + Cây thực phẩm: Hà Tĩnh là nơi có lợi thế để sản xuất các loại cây thực phẩm phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân trong tỉnh và các tỉnh phụ
cận, đặc biệt là phát triển nông nghiệp ven đô. Trong những năm gần đây, cây rau,
củ, quả thực phẩm đang là một trong những mặt hàng nông sản có giá trị kinh tế
cao, thịtrường rộng lớn và ngày càng trở thành một hướng sản xuất chiến lược của nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh với các loại cây trồng chủ yếu là rau xanh.
+ Cây công nghiệp hàng năm: Các loại cây công nghiệp chủ yếu là lạc,
đậu, những cây này thuộc loại có giá trị kinh tếcao đồng thời có thị trường trong
và ngoài nước.
* Dịch vụ nông nghiệp: Các dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp như công
tác thú y, bảo vệ thực vật, cung ứng phân bón, cung ứng giống, vật tư nông nghiệp đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất của ngành nông nghiệp. Hoạt
động khuyến nông được kiện toàn về tổ chức và nâng cao chất lượng góp phần chuyển giao tích cực, kịp thời các tiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý sản xuất cho nông dân. Qua phân tích có thể thấy ngành nông nghiệp của tỉnh trong những
năm qua phát triển tương đối ổn định, đạt được kết quảnhư hiện nay là nhờ sự cố
gắng rất nhiều của các cấp chính quyền và nhân dân trong huyện.
3.1.2.5. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển sản xuất tại tỉnh Hà Tĩnh
a. Những thuận lợi
Sản xuất nông nghiệp năm 2015 tiếp tục đạt kết quả khá cao và toàn diện
đã góp phần đảm bảo an ninh xã hội, tạo niềm tin và nguồn lực quan trọng để người nông dân tăng cường đầu tư sản xuất; đồng thời đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức sản xuất.
Tỉnh có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm hỗ trợ nhằm thúc đẩy sự
phát triển của ngành Nông nghiệp: Quyết định 24/2011/QĐ-UBND, Quyết định
26/2012/QĐ-UBND ngày 11/6/2012; Đề án phát triển chăn nuôi lợn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2020 tạo điều kiện cho việc đẩy nhanh phát triển nông nghiệp.
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới ngày càng được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp từ huyện
đến cơ sở, huy động được cả thống chính trị vào cuộc. Bước đầu đã đạt được những kết quả bước đầu hết sức quan trọng, đi vào chiều sâu, hình thành được nhiều mô hình tiêu biểu về phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiệu quả cao và tạo sự lan tỏa ra diện rộng;
Các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp về giống, kỹ thuật canh tác và cơ giới hóa trong sản xuất đã được ứng dụng và đưa lại hiệu quả khuyến khích sản xuất phát triển và người nông dân quan tâm đầu tư.
Với nguồn nhân lực dồi dào, lực lượng trí thức có trình độ, có kinh nghiệm
giúp người dân đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất. Đã mở ra nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn đầu tư trực tiếp từtrung ương hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế phát triển.
Người dân có truyền thống cần cù, chịu khó, có sáng kiến hiểu biết về
khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất và chăn nuôi. Bên cạnh đó luôn được sự quan tâm của UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Vậy những năm tới tỉnh Hà Tĩnh cần phát huy tiềm năng, lợi thế về vị trí
địa lý, kinh tế, hệ thống kết cấu hạ tầng và các nguồn lực, để có những giả pháp
đẩy mạnh tốc độ CNH - HĐH - ĐTH một cách hiệu quả, bền vững.
b. Những khó khăn
Sự biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho thời tiết diễn biến phức tạp, không theo quy luật chung, khó lường ảnh hưởng nhiều đến sản xuất.
Nhiều diện tích không chủ động được nước tưới do đó quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng gặp rất nhiều khó khăn.
Giá giống và vật tư nông nghiệp vẫn ở mức cao làm tăng chi phí trong lúc
giá sản phẩm làm ra lại thấp đã làm ảnh hướng đến hiệu quả sản xuất của người nông dân; Con giống thủy sản chủ yếu là được nhập từcác nơi khác về nên khó kiểm soát được chất lượng.
Kết quả chuyển đổi, tích tụ ruộng đất đã có kết quả ở một số địa phương nhưng chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất lớn, quy mô sản xuất còn manh mún, tập quán sản xuất còn mang tư duy truyền thống gây khó khăn cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Do tác động của quá trình ĐTH, một bộ phận lớn lao động nông nghiệp đã
chuyển sang làm công nhân trong các khu công nghiệp. Do vậy, đã xảy ra tình trạng thiếu lao động nông nghiệp mang tính thời vụ
Diễn biến của dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi khá nhiều, người nông
dân đa phần còn lúng túng trong việc phòng trừ nên dễảnh hưởng đến cục diện sản xuất.
Nguồn lao động trong sản xuất nông nghiệp ngày càng gia hóa, giảm về số lượng.
Vùng chậm đầu tư thiết bị công nghệ, năng suất chất lượng sản phẩm
hưởng tới phát triển sản xuất. Công tác thông tin thị trường giá cảchưa theo kịp thực tiễn sản xuất.
Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng còn chịu nhiều rủi ro về thời tiết và giá cả.