Hiện trạng sử dụng đất huyện Đan Phượng năm 2014-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế độ đãi ngộ đối với những hoạt động không chuyên trách trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 43 - 47)

Loại đất Diện 2014 2015 2016 So sánh (%) tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 15/14 16/15 BQ Tổng diện tích tự nhiên 7.735,48 100 7.735,48 100 7.735,48 100 100,00 100,00 100,00 1. Đất nông nghiệp 3.626,00 46,9 3.523,00 45,5 3.319,20 42,9 97,16 94,22 95,68

Đất sản xuất nông nghiệp 3.421,30 44,2 3.309,00 42,8 3.114,50 40,3 96,72 94,12 95,41

Đất nuôi trồng thuỷ sản 173,7 2,3 165 2,1 173,7 2,2 94,99 105,27 100,00

Đất nông nghiệp khác 11 0,1 6,4 0,1 31 0,4 58,18 484,38 167,87

2. Đất phi nông nghiệp 3.123,90 40,4 3.347,00 43,3 3.550,80 45,9 107,14 106,09 106,61

Đất ở 1.056,90 13,7 948,1 12,3 1.069,20 13,8 89,71 112,77 100,58

Đất chuyên dùng 1.155,10 14,9 1.180,30 15,3 1.260,70 16,3 102,18 106,81 104,47

Đất tôn giáo, tín ngưỡng 20,2 0,3 20,2 0,3 22,2 0,3 100,00 109,90 104,83

Đất nghĩa trang, nghĩa địa 55,7 0,7 60,6 0,8 60,6 0,8 108,80 100,00 104,31

Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng 835,3 10,8 1.137,40 14,7 1.137,40 14,7 136,17 100,00 116,69

Đất phi nông nghiệp khác 0,8 0 0,4 0 0,8 0,01 50,00 200,00 100,00

3. Đất chưa sử dụng 1.050,50 13,6 865,5 11,2 865,5 11,2 82,39 100,00 90,77

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện 7.735,48 ha đất, diện tích đất nông nghiệp năm 2016 có 3.319,2 ha, chiếm 42,9% tổng diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp là 3.550,8 ha, chiếm 45,9 % diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng còn 865,5 ha, chiếm (11,19%) chủ yếu là đất bãi bồi sông Hồng. Từ bảng 3.1 cho thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện có xu hướng giảm dần, năm 2016 giảm 306,8 ha so năm 2014, nguyên nhân giảm do phát triển đô thị, công nghiệp – làng nghề, xây dựng nhà máy nước sạch…

b. Tài nguyên nước

Ngoài nguồn nước mưa hàng năm, Đan Phượng được sông Hồng ở phía Bắc cung cấp nước qua hệ thống thủy nông Đan Hoài, nước của sông Đáy chạy dọc theo vùng bãi từ Thọ An đến Song Phượng. Ngoài ra trên địabàn huyện Đan Phượng còn có hệ thống ao hồ nằm xen kẽ trong khu dân cư với diện tích khoảng

211,02 ha. Nằm trong vùng trầm tích châu thổ sông Hồng nên về mặt địa chất thủy văn mang rõ nét tính chất của vùng châu thổ sông Hồng. Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mực nước sông Hồng có sự giảm sút nhiều nên ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm của Đan Phượng không còn dồi dào như trước.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Đặc điểm kinh tế

Đan Phượng là một huyện ngoại thành của Hà Nộinhưng nằm ở vị trí giao thương thuận lợi, do đó thế mạnh của huyện tập trung ở phát triển thương mại dịch vụ và phát triển công nghiệp, đặc biệt là sự phát triển của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong thời gian từ 2010-2015 đã góp phần rất lớn giúp

cho giá trị sản xuất của huyện tăng nhanh, thay đổi mạnh mẽ cơ cấu các ngành kinh tế trong huyện.Tỷ trọng nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp cũng như tỷ trọng thương mại – dịch vụ tăng. Số người có việc làm ổn định được tăng lên. Số lao động trong linh vực nông nghiệp giảm dẫn, số lao động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng lên. Diện tích đất nông nghiệp cũng bị thu hẹp, giành cho phát triển các khu công nghiệp, làng nghề, trung tâm thương mại, nhà ở đô thị. Lao động nông nghiệp chỉ tập trung vào một số cây trồng có thế mạnh của địa phương như: Hoa ly ly, bưởi, đu đủ, rau hữu cơ và chăn nuôi lợn, bò thịt với quy mô nhỏ. Một số ngành nghề phụ của lao động địa phương được duy trì phát triển như: mộc, chế biến đậu phụ, may mặc.

Bảng 3.2. Tổng giá trị sản xuất của huyện Đan Phượng qua 3 năm 2014 – 2016 (theo giá so sánh 2010) Chỉ tiêu 2014 (tỷ đồng) 2015 (tỷ đồng) 2016 (tỷ đồng) So sánh (%) 15/14 16/15 BQ Tổng giá trị sản xuất 8.176 8.913 9.662 109,01 108,40 108,71

Công nghiệp, Xây dựng 3.847 4.176 4.529 108,55 108,45 108,50

Thương mại, dịch vụ 3.439 3.835 4.219 111,51 110,01 110,76

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 890 902 914 101,35 101,33 101,34 Nguồn: UBND huyện Đan Phượng (2016)

Trong giai đoạn 2010-2015, kinh tế của của huyệntiếp tục ổn định và phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, dịch vụ; giảm dần nông nghiệp; đời sống nhân dân từng bước được nâng lên, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Từ bảng 3.2, tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế (theo giá

cố định 2010) trên địa bàn huyện năm 2016 đều tăng so năm 2014, nông nghiệp –

thủy sản tăng 2,7%, công nghiệp – xây dựng tăng 17,73%, đặc biệt dịch vụ tăng mạnh đạt 22,68%; tăng trưởng kinh tế chung toàn ngành đạt 18,18%. Nguyên nhân

tăng do nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như hoa, rau, cây ăn quả được đưa vào trồng, đã quy hoạch được các vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, sản xuất đem lại hiệu quả cao; công nghiệp – xây dựng phục hồi sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế chung cả nước và Hà Nội, các doanh nghiệp, hộ gia đình hoạt động sản xuất - kinh doanh ổn định, phát triển, tạo việc làm cho lao động địa phương; thương mại dịch vụ phát triển theo tốc độ phát triển kết cấu cơ sở hạ tầng là kết quả của công cuộc xây dựng nông thôn mớivà nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mời giai đoạn 2016 - 2020. Cơ sở hạ tầng của địa phương được đầu tư lớn qua các năm từ 2014 - 2016 tương đối lớn, điều này tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương được thuận lợi. Thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và xây dựng tăng lên đáng kể góp phẩn ổn định đời sống cho người dân địa phương và các vùng lân cận.

Đơn vị tính: %

Nguồn: UBND huyện Đan Phượng (2016)

Hình 3.1. Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Đan Phượng 2014 - 2016

Thực hiện Quyết định số 1754/QĐ-UBND ngày 27/4/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đan Phượng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn; liên kết tác động qua lại với các quận, huyện trên địa bàn thành phố, mạng lưới giao thông quốc lộ, tỉnhlộ sẽ ngày càng hoàn thiện và hiện đại, bao gồm các đường vành đai 3, 5; vành đai 4, quốc lộ 32, và các tuyến đường tỉnh lộ 417, 422... đây là điều kiện rất thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế huyện, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại-dịch vụ và đô thị. Theo

đó, kết cấu cơ sở hạ tầng huyện Đan Phượng được xây dựng, kiên cố hóa đồng bộ. Toàn huyện có 6 cụm điểm côngnghiệp – làng nghề Đan Phượng, Tân Hội, Thị trấn Phùng, Liên Hà, Liên Trung, Đồng Tháp với tổng diện tích 64 ha, các ngành nghề sản xuất – kinh doanh đa dạng; huyện có các làng nghề truyền thống nổi tiếng như làng nghề chế biến lâm sản xã Liên Trung, mộc xã Liên Hà, chế biến thực phẩm bánh kẹo xã Song Phượng…; có 2 trung tâm thương mại (Trung tâm Tuấn Quỳnh – siêu thị Lan Chi, Trung tâm điện máy xanh – siêu thị Vinmart), 7 chợ quy mô cấp xã và nhiều trung tâm buôn bán nhỏ lẻ khác. Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng.

3.1.2.2. Đặc điểm xã hội

a. Dân số, lao động

Dân số và lao động của huyện có xu hướng tăng nhanh qua 3 năm 2014 –

2016, trong đó không có sự chênh lệch quá lớn giữa nam và nữ nhưng có sự thay đổi đáng kể dân số thành thị và nông thôn.

33

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế độ đãi ngộ đối với những hoạt động không chuyên trách trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)