Kinh nghiệm thực hiện chế độ đãi ngộ cho những người hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế độ đãi ngộ đối với những hoạt động không chuyên trách trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 35)

Phần 1 Đặt vấn đề

2.2.2. Kinh nghiệm thực hiện chế độ đãi ngộ cho những người hoạt động

không chuyên trách ở Việt Nam

2.2.2.1. Kinh nghiệm thực hiện chính sách đãi ngộ cán bộ không chuyên trách

ở tỉnh Quảng Nam

Các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã được thực hiện theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, Nghị

định số 29/2013/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Trung ương. Ngoài ra, tỉnh ban hành Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 29-5-2015 quy

định chính sách nghỉ hưu trước tuổi và nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, đã giải quyết cho 567 đồng chí nghỉ chế độ với tổng kinh phí hỗ trợ trên 56 tỷ đồng, qua đó tạo điều kiện tuyển dụng, bố trí những người có trình độ, năng lực vào các vị trí cán bộ, công chức xã. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 10/2012/QĐ-UBND ngày 29-5-2012 quy định về chức danh, mức phụ cấp, chế độ, chính sách, mức khoán kinh phí chi trả phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách cấp xã và ở thôn, tổ dân phố. Trong đó, quy định hỗ trợ phụ cấp thêm 0,5 hệ số so với mức lương tối thiểu chung đối với chức danh phó trưởng công

an, phó chỉ huy trưởng quân sự, các chức danh còn lại được hỗ trợ thêm 0,3 hệ số. Ngoài ra, người có trình độ đại học được hỗ trợ 0,5; cao đẳng 0,3 hệ số khi được tuyển dụng vào công tác tại cấp xã. Quy định cụ thể mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở thôn: bí thư chi bộ được hưởng phụ cấp bằng 0,8 hệ số; trưởng thôn 0,75; phó trưởng thôn kiêm thôn đội trưởng, trưởng ban công tác mặt trận 0,65. Riêng chức danh công an viên là 0,9. Phó bí thư chi bộ, chi hội trưởng hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh và bí thư đoàn thanh niên được hưởng phụ cấp hằng tháng bằng 0,3 hệ số so với mức lương tối thiểu chung. Quyết định số 10 của UBND tỉnh đã tạo thêm động lực cho cán bộ không chuyên trách cấp xã công tác và cống hiến, tạo điều kiệncho các địa phương lựa chọn, bố trí người hoạt động không chuyên trách, góp phần tạo nguồn cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có chất lượng (Lê Văn Dũng, 2016).

2.2.2.2. Kinh nghiệm thực hiện chính sách đãi ngộ cán bộ không chuyên trách

thành phố Đà Nẵng

Theo Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 25/5/2016 của UBND TP Đà Nẵng, quy định Tiêu chuẩn về chuyên môn, độ tuổi, sức khỏe đã quy định rõ điều kiện để trở thành những người hoạt đồng không chuyên trách xã, phường, quy định chính sách đối với từng chức danh. Toàn bộ những chức danh không chuyên trách xã có mức phụ cấp hàng tháng là 1,0 mức lương tối thiếu theo quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP và Nghị định 29/2012/NĐ-CP, ngoài ra

Thành phố hỗ trợ thêm để chi trả phụ cấp hàng tháng theo trình độ chuyên môn

theo mức lương tối thiểu chung cụ thể: Hỗ trợ 0,52 đối với người không có trình

1,34 đối với trình độ ĐH, 1,67 đối với trình độ thạc sĩ. Chế độ bảo biểm theo quy định hiện hành Việc Thành phố Đà Nẵng hỗ trợ thêm theo mức chênh lệch để bảo đảm mức phụ cấp phù hợp với trình độ đào tạo, để cán bộ yên tâm công tác (UBND TP Đà Nẵng, 2016).

2.2.2.3. Kinh nghiệm thực hiện chính sách đãi ngộ cán bộ không chuyên trách

ở phường Vĩnh Tường, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang

Năm 2017, nhiều cán bộ không chuyên trách ở thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang nghỉ việc nhiều, Thường trực Tỉnh ủyHậu Giang đã có ý kiến chỉ đạo cấp ủy cơ sở cần tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian, sắp xếp thời gian hợp lý để người làm việc không chuyên trách ở cơ sở vừa làm kinh tế vừa yên tâm công

tác. Theo đó, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng ủy phường Vĩnh Tường đã tổ chức họp để thảo luận thống nhất việc tạo điều kiện cho cán bộ không chuyên trách chỉ làm việc 3 ngày trong tuần: thứ hai, thứ tư, thứ sáu, dành thời gian còn lại để phát triển kinh tế gia đình. Khi được sự chấp thuận của Thị ủy Long Mỹ, Đảng ủy phường đã triển khai thực hiện từ tháng 8-2017 khiến cán bộ không chuyên trách nơi đây rất phấn khởi.

Với những cán bộ không chuyên trách có mức phụ cấp ít, nhưng nhiều cán bộ vẫn luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao như các vị trí, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Vĩnh Tường, Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Phó Chủ tịch Hội nông dân, Phó Bí thư Đoàn thanh niên, Chủ tịch Hội người cao tuổi ... Đặc biệt, năm qua, sự nỗ lực của các cán bộ nàygóp phần giúp hoạt động hội và phong trào phụ nữ phường đạt hạng xuất sắc. Tuy nhiên với chức danh như Phó Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ phường, tiền phụ cấp quá thấp, khó trang trải cuộc sống nên khi Đảng ủy phường cho phép cán bộ không chuyên trách đượcnghỉ làm 2 ngày trong tuần, cán bộ nàyđã tận dụngthời gian nghỉ này để buôn bán, tăng thu nhập để có thể an tâm công tác.

Theo lãnh đạo phường Vĩnh Tường, đánh giá cán bộ không chuyên trách của phường luôn nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ dù chỉ hưởng mức phụ cấp thấp. Nhiều cán bộ dù được nghỉ vẫn chấp nhận vào cơquan làm nếu có việc đột xuất.

Dù cho phép cán bộ không chuyên trách được nghỉ 2 ngày trong tuần nhưng hiệu quả công việc vẫn được duy trì tốt do sự chủ động của cán bộ với nhiệm vụ được

giao. Cán bộ không chuyên trách của phường chủ yếu phụ trách hoạt động của khối đảng, đoàn thể, qua đánh giá vào cuối năm 2017, các lĩnh vực này đều đạt

chỉ tiêu. Để giảm bớt phần nào khó khăn trong cuộc sống cho cán bộ không chuyên trách, phường Vĩnh Tường còn phát động thực hiện mô hình “Nuôi heo đất” để giúp đỡ. Theo đó, hàng tháng mỗi cán bộ của phường bỏ ống heo ít nhất 20.000 đồng, đến cuối năm sẽ lấy số tiền đó để mua quà tặng cho cán bộ không chuyên trách gặp khó khăn…(Trường Sơn, 2018).

2.2.2.4. Đãi ngộ với cán bộ không chuyên trách ở huyện Văn Chấn, tỉnh

Yên Bái

Hiện toàn tỉnh Yên Bái có hàng nghìn cán bộ không chuyên trách ở các xã, phường, thị trấn.Họ là các Phó chủ tịch mặt trận Tổ quốc, Phó chủ tịch các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội, chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự, phó trưởng công an... các xã, phường, thị trấn. Trong những năm qua, lực lượng cán bộ này đã có nhiều đóng góp trong công tác phát triển kinh tế, xã hội và giữ gìn trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ này không được hưởng chế độ gì khác ngoài số tiền trợ cấp ít ỏi. Đặc biệt, nhiều cán bộ không chuyên trách cấp xã có quá trình làm việc lâu dài nhưng đến tuổi nghỉ hưu lại không có chế độ gì nên dẫn đến tâm lý không yên tâm công tác. Để ghi nhận đóng góp các cán bộ cấp xã, phường, Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2016, trong đó quy định người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Đồng thời, quy định người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được lựa chọn đóng BHXH tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Với cương vị Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Thạch Lương, huyện Văn Chấn, cán bộ nàycó nhiệm vụ tham mưu với Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã để tổ chức các hoạt động liên quan tới chuyên môn, xây dựng kế hoạch triển khai công việc hàng tháng tới các thôn. Cán bộ phụ trách này phải có mặt tại ủy ban xã mỗi tuần 3 buổi tuy vậy, ngoài khoản trợ cấp 1.150.000 đồng/tháng, họ không được hưởng bất kỳ chế độ phụ cấp nào cũng như không được đóng các chế độ BHXH.

Tuy nhiên từ ngày 1/1/2016, những cán bộ không chuyên như cán bộ chức danh

này thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất, điều này sẽ giúp các cán bộ không chuyên trách đều sẽ cố gắng làm việc tốt hơn trong thời gian đó.

Để đảm bảo quyền lợi cho cán bộ hoạt động không chuyên trách cấp xã tham gia đóng BHXH theo Luật BHXH năm 2014 và Quyết định 959 của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh đã có công văn yêu cầu các xã, thị trấn rà soát, lập danh sách cán bộ không chuyên trách tại đơn vị để có cơ sở lập hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất kể từ ngày 01/01/2016 theo quy định.

Có thể nói, cán bộ không chuyên trách cấp xã là một bộ phận quan trọng của đội ngũ cán bộ cơ sở trong việc làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; là lực lượng tham gia trực tiếp vào các hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở, góp phần có hiệu quả cho hoạt động quản lý nhà nước cũng như thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Quy định cán bộ không chuyên trách cấp xã tham gia BHXH bắt buộc rất phù hợp với yêu cầu thực tế tại địa phương cũng như đáp ứng nguyện vọng của nhiều cán bộ cấp xã hoạt động không chuyên trách hiện nay, giúp họ yên tâm gắn bó với công việc (Văn Thông, 2016).

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Đan Phượng

Từ thực tế thực hiện chính sáchđối với công chức tại một số nước và thực hiện chính đãi ngộ đối với những người hoạt động không chuyên trách tại địa phương khác trong nước, chúng ta rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc thực hiện chính đãi ngộ đối với những người hoạt động không chuyên trách của huyện Đan Phượng như sau:

- Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền, quán triệt chính sách ở địa phương: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền của cán bộ, các lớp tập huấn, hội nghị...để phổ biến về nội dung chính sách đãi ngộ đối với những người hoạt động không chuyên trách, giúp người thực hiện chính cũng như đối tượng thụ hưởng nắm bắt thông tin về chính sách, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách.

- Thực hiện đồng bộ, đầy đủ các chính sách liên quan đến những người hoạt động không chuyên trách đảm bảo đúng các quy định hiện hành, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, tạo động lực để cán bộ không chuyên

trách xã yên tâm công tác.

- Tạo điều kiện cho những người hoạt động không chuyên trách điđào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, trình độ tin học, đồng thời bố trí sắp xếp quy hoạch họ và các chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý đảm bảo cơ cấu, chất

lượng một cách công khai dân chủ, để họ có hướng phấn đấu trở thành cán bộ công chức.

- Tổ chức tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính đối với những người hoạt động không chuyên trách, đồng thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của họ, để kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh bổ sung chính sách, điều kiện làm việc đối với những người hoạt động không chuyên trách xã cho phù hợp với tình hình thực tế, từng đối tượng, đảm bảo chính sách được thực hiện đồng bộ.

- Cần mạnh dạn thực hiện chính sách hỗ trợ thêm ngoài phần ngân sách Trung ương quy định đối với những người hoạt động không chuyên trách xã đảm bảo tương đối mặt bằng trung về trình độ đào tạo khi được tuyển dụng.

- Quy định trình tự thủ tục, điều kiện tuyển dụng đối với những người hoạt động không chuyên trách xã làm việc ở UBND cấp xã. Đồng thời quy định rõ chức năng nhiệm vụ, thời gian, điều kiện làm việc đối với những người hoạt động không chuyên trách xã.

- Cần đánh giá đúng thực trạng hiệu quả hoạt động những người hoạt động không chuyên trách xã trên địa bàn huyện. Sắp xếp bố trí những vị trí có thể kiêm nhiệm đồng thời đề xuất Thành phố cho tăng mức phụ cấp kiêm nhiệm đối với những người này. Kiên quyết không bố trí phân công những người không có động lực làm việc, làm việc chỉ để cho có tên, làm việc không có trách nhiệm. Kịp thời động viên, khen thưởng những cá nhân hoàn thành tốt công việc để tạo động lực cho họ yên tâm công tác và được khẳng định mình.

PHN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa giới hành chính

Đan Phượng là huyện ngoại thành nằm phía Tây Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô gần 20km, có vị trí địa lý: phía Bắc giáp huyện Mê Linh (ranh giới tự nhiên là bãi sông Hồng), phía Nam giáp huyện Hoài Đức, phía Đông giáp huyện Đông Anh (ranh giới tự nhiên là bãi sông Hồng) và quận Bắc Từ Liêm, phía Tây

giáp huyện Phúc Thọ. Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính cấp xã gồm 1 thị trấn và

15 xã, trong đó có 3 xã loại 1 gồm xã Tân Lập, xã Tân Hội, xã Hồng Hà; 11 xã loại 2: Xã Đan Phượng, xã Đồng Tháp, xã Phương Đình, xã Thọ Xuân, xã Thọ An, xã

Trung Châu, xã Hạ Mỗ, xã Thượng Mỗ, xã Liên Hồng, xã Liên Hà, xã Liên Trung; 01 xã loại 3 là xã Song Phượng. Toàn huyện có 126 thôn, tổ dân phố,cụm dân cư.

Do thuận lợi về vị trí địa lý và địa hình tương đối bằng phẳng, có đường giao thông thuận lợi nên Đan Phượng là huyện chịu tác động khá mạnh của quá trình đô thị hóa và xây dựng các cụm công nghiệp, làng nghề. Những năm gần đây, đã có một số dự án xây dựng khu đô thị mới, các cụm công nghiệp được triển khai xây dựng trên địa bàn Đan Phượng như khu đô thị Tân Tây Đô trên địa bàn xã Tân Lập, cụm công nghiệp Thị Trấn Phùng (35,8 ha), cụm (điểm) công nghiệp làng nghề xã Đan Phượng (22,2 ha), cụm (điểm) công nghiệp làng nghề Sông Cùng xã Đồng Tháp (6,3 ha), cụm (điểm) công nghiệp làng nghề xã Tân Hội (4,72 ha), cụm (điểm) công nghiệp làng nghề xã Liên Hà (9,6 ha), cụm (điểm) công nghiệp làng nghề Hồ Điền xã Liên Trung (3,3 ha); đang thực hiện mở rộng cụm (điểm) làng nghề xã Liên Hà, Liên Trung, Đan Phượng. Song song với phát triển đô thị, công nghiệp – làng nghề, dịch vụ, nông nghiệp của huyện được quan tâm chú trọng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa chuyên canh tập trung, hướng tới sản xuất ứng dụng công nghệ cao.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Đan Phượng là 7.735,48 ha. Huyện Đan Phượng nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng và sông Đáy; địa hình

nghiêng dần từ tây Bắc xuống đông Nam, được phân làm 4 tiểu vùng tự nhiên là tiểu vùng ven Đáy và tiểu vùng ven sông Hồng có địa hình cao, trũng xen lẫn nhau, thường gây úng, hạn cục bộ; tiểu vùng Tiên Tân và tiểu vùng Đan Hoài là vùng đất phù sa, mầu mỡ, địa hình tương đối bằng phẳng.

3.1.1.3. Khí hậu - Thuỷ văn

a. Khí hậu

Huyện Đan Phượng mang các đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hè và mùa đông khô lạnh (đầu mùa đông hanh khô, cuối mùa đông ẩm ướt). Nhiệt độ trung bình vào mùa hè khoảng trên 230C,

mùa đông từ 15-160C. Chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên dao động nhiệt độ trong năm của Đan Phượng khá lớn với biên độ giao động từ 12-130C. Mùa nóng từ

tháng 5-9 với nhiệt độ nóng nhất trung bình trên 300C, cao nhất lên tới trên 370C,

mùa lạnh kéo dài khoảng 3-4 tháng (tháng 12- tháng 2 hoặc 3) tháng lạnh nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế độ đãi ngộ đối với những hoạt động không chuyên trách trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)