Đánh giá về chế độ làm việc đối với cán bộ không chuyên trách huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế độ đãi ngộ đối với những hoạt động không chuyên trách trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 72)

Đan Phượng, thành phố Hà Nội

Đội ngũ cán bộ không chuyên trách cấp xã ở huyện Đan Phượng được hình thành do 2 hình thức do bầu cử theo nhiệm kỳ và theo chế độ tuyển dụng. Những người hoạt động không chuyên tráchxã ở Đan Phượng phần lớn là người

dân cư trú, sinh sống tại địa phương, có quan hệ dòng tộc, bạn học, đồng môn, đồng niên và gắn bó với dân làng về mọi mặt kinh tế, văn hóa, tình cảm và trong sinh hoạt hàng ngày. Những người hoạt động không chuyên trách xã hầu hết xuất thân là những người cùng làng, cùng xã đồng thời là người đại diện cộng đồng,

và người đại diện Nhà nước. Các yếu tố này chi phối các hoạt động của họ, nhất là trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến mối quan hệ giữa các lợi

ích cá nhân - cộng đồng - Nhà nước.

Phần lớn những người hoạt động không chuyên trách xã bị chi phối bởi các quan hệ họ hàng, làng xóm, họ làm việc chịu sự giám sát của dân, gắn bó với lợi ích với các nhóm đối tượng trong thôn, tổ dân phố, xã. Họ là những người hiểu dân, gần gũi với dân, thông thạo những phong tục, tập quán của nhân dân trên địa bàn nên dễ đi vào lòng dân. Do vậy, đội ngũ này có điều kiện thuận lợi trong việc thuyết phục nhân dân, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, cũng chính từ đặc điểm này mà nhiều người hoạtđộng không chuyên trách xã đã coi nặng tình cảm

mà có nhiều hành vi thiên vềtình cảmtrong giải quyết công việc chung.

Phần lớn những người hoạt động không chuyên trách ở Đan Phượng vừa là cán bộ, vừa là người dân trực tiếp sản xuất, kinh doanh. Đây là một đặc điểm hết sức quan trọng của đội ngũ những người hoạt động không chuyên

trách xã. Họ có tư liệu sản xuất, đời sống gắn liền với kinh tế gia đình, kinh tế tập thể, khi được “Đảng cử, dân bầu” thì làm, không trúng cử thì nghỉ. Khác với cán bộ, công chức là những cán bộ nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, sống bằng lương, nghề nghiệp của họ là cán bộ, công chức, viên chức. Họ vừa trực tiếp tham gia làm kinh tế gia đình, vừa tham gia việc xã. Nguồn thu chính của họ không phải từ phụ cấp từ ngân sách Nhà nước mà chính là từ sản xuất kinh doanh.

Đối với những người hoạt động không chuyên trách xã theo chế độ nhiệm kỳ, bầu cử được tuyển dụng theo nhiệm kỳ làm việc ở cơ quan Đảng, đoàn thể

như: Bí thư chi bộ, trưởng thôn; cụm dân cư, tổ trưởng tổ dân phố nhiệm kỳ là 2,5 năm. Đối với các chức danh Chủ tịch Hội người cao tuổi, Phó Chủ tịch UBMTTQ xã, Phó Chủ tịch các tổ chức chính trị xã hội: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội CCB và chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã nhiệm kỳ 5 năm. Căn cứ vào Biên bản bầu cử ở các kỳ Đại hội, Biên bản bầu trưởng phó thôn cấp trên ban hành quyết định công nhận các chức danh được đại hội, hội nghị bầu. Các chức danh khác thì theo hợp đồng lao động giữa UBND xã và các

cá nhân.

Đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở Đan Phượng hiện nay có tính ổn định thấp so với cán bộ, công chức. Trước đây, phần lớn đội ngũ cán bộ những người hoạt động không chuyên trách xã ởĐan Phượng đều trưởng thành từ những thanh niên “không thoát ly” qua các phong trào ở địa phương, một bộ phận khác là bộ đội sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, sỹ quan quân đội, phục viên, xuất ngũ, một số là cán bộ hưu trí, nghỉ chế độ... Hiện nay, ở Đan Phượng chưa tổ chức thi tuyển đối với những người hoạt động không chuyên trách xã, mà chủ yếu là ký hợp đối với các chức danh không phải bầu cử như: Trưởng đài truyền thành, Cán bộ quản lý nhà văn hóa, Văn phòng Đảng ủy, Công

an viên thường trực…. Bởi vậy năng lực, chất lượng của đội ngũ này hiệu quả công việc không cao.

Bảng 4.12. Sốlượng những người hoạt động không chuyên trách theo nghề nghiệp trước khi tuyển dụng

TT Nghề nghiệp Cấp xã Thôn, tổ dân phố Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Sinh viên 5 7,25 -

2 Hưu trí, mất sức, thương binh,

bệnh binh 5 7,25 42 22,22

3 Là cán bộ không chuyên trách ở

thôn 49 71,01 - -

4 Lao động phổ thông, nông

nghiệp, khác 10 14,49 147 77,78

Tổng 67 100,00 189 100,00

Những người hoạt động không chuyên trách cấp xã có trách nhiệm thực hiện quy chế làm việc trong khi làm nhiệm vụ, giải quyết các vấnđề kinh tế - văn

hóa - xã hội - an ninh - quốc phòng ở địa phương; những công việc liên quan trực tiếpđếnquyền,lợi ích hợp pháp của nhân dân và vận động nhân dân thực hiện

nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Đội ngũ cán bộ này phải thường xuyên xuống địathôn, cụm dân cư, khu phố tổ dân cư để xây dựng phong trào, nắm bắt tình hình tổchức thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương...Chế độ làm việc của những người hoạt động không chuyên trách cấp xã 8 giờ/ngày, 40 giờ/tuần. Thực hiện chế độ trực tại trụ sởUBND cấp xã trong các ngày lễ, tết và ngày nghỉ theo quy định của Nhà nước và các chế độ khác do cấp ủy,UBND cấp xã phân công.

Nhận xét về sự phù hợp của các công việc được giao với trình độ của cán bộ công chức không chuyên cấp xã, thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Đan Phượng được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 4.13. Đánh giá về sự phù hợp của công việc với trình độ của cán bộ

hoạt động không chuyên trách tại huyện Đan Phượng

TT Chỉ tiêu Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Xã Song Phượng 30 100,00

Công việc phù hợp năng lực, chuyên ngành 10 33,33

Công việc không phù hợp năng lực, chuyên ngành 20 66,67

2 Xã Thọ An 32 100,00

Công việc phù hợp năng lực, chuyên ngành 13 40,63

Công việc không phù hợp năng lực, chuyên ngành 19 59,38

3 Xã Tân Lập 33 100,00

Công việc phù hợp năng lực, chuyên ngành 15 45,45

Công việc không phù hợp năng lực, chuyên ngành 18 54,55

Tổng số 95 100,00

Công việc phù hợp năng lực, chuyên ngành 38 40,00

Công việc không phù hợp năng lực, chuyên ngành 57 60,00

Đối với cán bộ không chuyên trách thì thời gian làm việc của đối tượng này có sự khác biệt giữa từng nhóm công việc, liên quan tới sự khác biệt giữa khối lượng công việc. Cụ thể, với cán bộ Phó chủ tịch hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chí binh thì kiêm nhiệm thêm công tác tổ trưởng tổ vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội và ngân hàng nông nghiệp cho thành viên tổ mình, cá biệt phó chủ tịch hội phụ nữ xã còn kiêm thêm công tác bảo hiểm y tế toàn dân nên thời gian làm việc rất nhiều, nhiều hơn so với các nhóm đối tượng cán bộ khác. Tổ trưởng tổ dân phố các thôn cũng là những người phải làm việc nhiều thời gian do họ là người gắn bó trực tiếp với các hoạt động của thôn, xóm. Thời gian làm việc của cán bộ không chuyên cấp xã thể hiện trong bảng 4.14.

Bảng 4.14. Thời gian làm việc của cán bộ không chuyên cấp xã Lĩnh vực công tác Thời gian làm việc

Số giờ/ ngày Số ngày/ tuần BQ giờ/tuần

1. Cấp xã 47 38,05 38,05

Đảng 8 5,71 40,00

Văn hóa - truyền thanh 5 5,00 35,00

Công an - quân sự 10 10,00 70,00 Tổ chức đoàn thể xã hội 8 5,71 40,00 Kế hoạch -GTTL-CN-NLN 8 5,71 40,00 Chủ tịch hội chữ thập đỏ 8 5,71 40,00 2. Cấp thôn, tổ dân phố 58 43,80 43,80 Bí thư Chi bộ 4 4,00 28,00

Trưởng thôn, tổ trưởng dân phố 6

6,00 42,00

Phó thôn, tổ phó dân phố 6 6,00 42,00

Công an viên ở thôn 24 10,29 72,00

Thôn đội trưởng, Tổ đội trưởng 2 0,86 6,00

Bảo vệ dân phố 8 8,00 56,00

Nhân viên y tế thôn 8 3,43 24,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Đánh giá về điều kiện làm việc của các cán bộ không chuyên trách hầu hết là ý kiến cho rằng điều kiện làm việc hiện nay chỉ ở mức trung bình hơn 30% ý kiến và rất nhiều ý kiến cho rằng điều kiện làm việc của các cán bộ không chuyên trách là không tốt. Xã Song Phượng có số lượng ý kiến cho rằng điều kiện làm

việc của cán bộ công chức không chuyên trách là không tốt lớn nhất trong các xã điều tra (50% số ý kiến đồng ý), chủ yếu là do thiếu cơ sở vật chất để làm việc, cán bộ không có phòng làm việc chuyên môn, chưa được hỗ trợ trang phục, phương tiện làm việc hiệu quả.

Bảng 4.15. Đánh giá của cán bộ không chuyên trách vềđiều kiện làm việc TT Ý kiến đánh giá Số lượng(ý kiến) Tỷ lệ

(%) 1 Xã Song Phượng 30 100,00 Tốt 4 13,33 Trung bình 11 36,67 Không tốt 15 50,00 2 Xã Thọ An 32 100,00 Tốt 8 25,00 Trung bình 10 31,25 Không tốt 14 43,75 3 Xã Tân Lập 33 100,00 Tốt 9 27,27 Trung bình 10 30,30 Không tốt 14 42,42

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Số lượng cán bộ không chuyên trách hoạt động tại huyện Đan Phượng hiện nay có tỷ lệ rất thấp được chuyển sang cán bộ, công chức, hàng năm chỉ chiếm 0,46% tổng cán bộ chuyên trách các cấp của huyện (2015) và giảm xuống

còn 0,2% (2017). Đặc biệt, có một số lượng không nhỏ cán bộ bỏ việc do rất nhiều nguyên nhân: do đã gắn bó lâu nhưng không đủ điều kiện sắp xếp vào các vị trí khác, hoặc do không đáp ứng được nhu cầu đảm bảo kinh tế của gia đình nên không thể tiếp tục gắn bó với công việc, năm 2017, có 17 cán bộ không chuyên trách trong toàn huyện bỏ việc. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới nhóm đối tượng người trẻ, có trình độ, năng lực muốn tìm công việc để ổn định cuộc sống

trong thời gian qua và cũng là khó khăn cho huyện trong việc tìm kiếm đội ngũ cán bộ kế cận cho địa phương trong thời gian tới.

Bảng 4.16. Sốlượng những người không chuyên trách được điều chuyển công tác tại huyện Đan Phượng

Diễn giải 2015 2016 2017 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Cán bộ chuyên trách 1.081 100,00 1.117 100,00 1.023 100,00

Cán bộ được chuyển công tác 5 0,46 3 0,27 2 0,20

Bỏ việc 15 1,39 22 1,97 17 1,66

Nguồn: Tổng hợp các nguồn số liệu (2017)

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chế độ đãi ngộ với cán bộ không chuyên trách trên địa bàn huyện Đan Phượng

4.3.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến triển khai chính sách đãi ngộ

Việc triển khai phổ biến các văn bản chính sách đãi ngộ với cán bộ không chuyên trách cấp xã trên địa bàn huyện Đan Phượng được tiến hành khá thường xuyên, liên tục với hiệu quả đạt được tương đối tốt. Kết quả được thể hiện ở việc 100% cán bộ không chuyên trách nắm rất rõ những đãi ngộ mà mìnhđược hưởng từ phụ cấp tới chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ làm việc...Tuy nhiên

do giới hạn phạm vi công việc nên số đối tượng biết về chế độ mình được hưởng qua các cuộc họp tại huyện tương đối thấp (7,37%), còn lại các cán bộ không

chuyên trách đều biết về các chế độ đãi ngộ của mình thông qua các cuộc họp triển khai tại xã và cán bộ phụ trách thực hiện chế độ đãi ngộ tại xã (100% đối tượng điều tra). Đánh giá về các quy định của chính sách ảnh hưởng đến triển khai chính sách đãi ngộ với cánbộ không chuyên trách thể hiện qua bảng sau.

Bảng 4.17. Đánh giá vềcác văn bản chính sách vềđãi ngộ với cán bộ không chuyên trách

ĐVT: %

Nội dungđánh giá Rất hợp lý Hợp lý Không hợp lý

Định mức giao khoán quỹ theo chức danh 33,0 0 67,0

Cơ chế phân cấp quản lýquỹ phụ cấp 13,4 21,4 65,2

Các thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện 4,5 12,5 83,0

Có thể thấy, phần lớn các ý kiến đều đồng thuận rằng mức giao khoán quỹ phụ cấp theo chức danh hiện nay là không hợp lý, quá thấp do đó không đáp ứng được nhu cầu hoạt động yên tâm công tác của các chức danh. Ngoài ra có tới 83% ý kiến cho rằng các thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ đãi ngộ với nhóm cán bộ không chuyên trách hiện nay không hợp lý, gây khó khăn cho công tác quản lý, điều hành hoạt động chung ở xã, huyện.

Điều này cho thấy kết quả thực hiện công tác tuyên truyền tại các xã trên địa bàn huyện Đan Phượng về chế độ đãi ngộ với cán bộ không chuyên đã được thực hiện khá tốt thời gian qua.

Bảng 4.18. Nguồn thông tin biết về chếđộđãi ngộ của cán bộ không chuyên trách huyện Đan Phượng

Nguồn thông tin Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%)

Tổng 95 100,00

Họp tại huyện 7 7,37

Họp tại xã 95 100,00

Phương tiện truyền thông 85 89,47

Cán bộ phụ trách xã 95 100,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

4.3.2. Năng lực của cán bộ thực hiện chính sách đãi ngộ

Đặc điểm của đội ngũ cán bộ xã được quy định bởi vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của đội ngũ cán bộ xã theo các văn bản chính sách. Số cán bộ xã thực hiện chế độ đãi ngộ với cán bộ không chuyên trách có trình độ năng lực, chuyên môn sẽ thực hiện linh hoạt, đúng và đủ các đãi ngộ với nhóm cán bộ không chuyên trách, đồng thời hướng dẫn nhóm đối tượng này cách thức để có thể được hưởng các đãi ngộ cần thiết. Ngoài ra, nếu năng lực cán bộ chuyên trách cấp xã, huyện tốt sẽ giúp tham mưu cho lãnh đạo trong việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí khoán phụ cấp linh hoạt, tốt hơn, cũng như đa dạng các hoạt động để huy động thêmcác nguồn vốn nhằm góp phần nâng cao chế độ đãi ngộ với cán bộ không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Đan Phượng.

Bảng 4.19. Bảng phân loại đánh giá trình độchuyên môn và năng lực quản lý của cán bộ quản lý cấp huyện, xã (N = 17) Nội dung Tốt Tỷ lệ (%) Khá Tỷ lệ (%) Trung bình Tỷ lệ (%) Yếu Tỷ lệ (%) Trình độ chuyên môn của cán bộ huyện, xã 4 23,53 7 41,18 5 29,41 1 5,88 Năng lực quản lý của

cán bộ huyện, xã 3 17,65 4 23,53 8 47,06 3 17,65 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Có thể thấy, trình độ chuyên môn của cán bộ huyện,xã đều được đánh giá khá tốt và trung bình, rất ít cán bộ cấp xã, huyện có trình độ chuyên môn yếu. Điều này cho thấy năng lực quản lý, hoạt động của cán bộ cấp xã, huyện là khá tốt và sẽ tạo điều kiện cho thực hiện tốt nhiệm vụ trong quá trình triển khai các

chế độ đãi ngộ với cán bộ không chuyên trách trong thực tế.

4.3.3. Trình độ nhận thức của đội ngũ cán bộ không chuyên trách

Nhận thức của cán bộ không chuyên trách về những đãi ngộ mà họ được hưởng ảnh hưởng rất lớn tới việc thực hiện chính sách đãi ngộ với nhóm đối tượng này. Nếu người được hưởng nhận thức rõ ràng, hiểu biết cặn kẽ về quyền lợi của họ thì họ sẽ có ý thức trong việc đòi hỏi quyền lợi của mình. Hiện nay, phần lớn cán bộ không chuyên trách đều có nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ, công việcđược giao tuy nhiên hầu hết đều có trình độ khá thấp, chưa qua đào tạo. Rất ít người có trình độ đại học, trung cấp, điều này gây nhiều cản trở, khó khăn trong quá trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế độ đãi ngộ đối với những hoạt động không chuyên trách trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)