Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế độ đãi ngộ đối với những hoạt động không chuyên trách trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 44)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Đặc điểm kinh tế

Đan Phượng là một huyện ngoại thành của Hà Nộinhưng nằm ở vị trí giao thương thuận lợi, do đó thế mạnh của huyện tập trung ở phát triển thương mại dịch vụ và phát triển công nghiệp, đặc biệt là sự phát triển của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong thời gian từ 2010-2015 đã góp phần rất lớn giúp

cho giá trị sản xuất của huyện tăng nhanh, thay đổi mạnh mẽ cơ cấu các ngành kinh tế trong huyện.Tỷ trọng nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp cũng như tỷ trọng thương mại – dịch vụ tăng. Số người có việc làm ổn định được tăng lên. Số lao động trong linh vực nông nghiệp giảm dẫn, số lao động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng lên. Diện tích đất nông nghiệp cũng bị thu hẹp, giành cho phát triển các khu công nghiệp, làng nghề, trung tâm thương mại, nhà ở đô thị. Lao động nông nghiệp chỉ tập trung vào một số cây trồng có thế mạnh của địa phương như: Hoa ly ly, bưởi, đu đủ, rau hữu cơ và chăn nuôi lợn, bò thịt với quy mô nhỏ. Một số ngành nghề phụ của lao động địa phương được duy trì phát triển như: mộc, chế biến đậu phụ, may mặc.

Bảng 3.2. Tổng giá trị sản xuất của huyện Đan Phượng qua 3 năm 2014 – 2016 (theo giá so sánh 2010) Chỉ tiêu 2014 (tỷ đồng) 2015 (tỷ đồng) 2016 (tỷ đồng) So sánh (%) 15/14 16/15 BQ Tổng giá trị sản xuất 8.176 8.913 9.662 109,01 108,40 108,71

Công nghiệp, Xây dựng 3.847 4.176 4.529 108,55 108,45 108,50

Thương mại, dịch vụ 3.439 3.835 4.219 111,51 110,01 110,76

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 890 902 914 101,35 101,33 101,34 Nguồn: UBND huyện Đan Phượng (2016)

Trong giai đoạn 2010-2015, kinh tế của của huyệntiếp tục ổn định và phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, dịch vụ; giảm dần nông nghiệp; đời sống nhân dân từng bước được nâng lên, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Từ bảng 3.2, tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế (theo giá

cố định 2010) trên địa bàn huyện năm 2016 đều tăng so năm 2014, nông nghiệp –

thủy sản tăng 2,7%, công nghiệp – xây dựng tăng 17,73%, đặc biệt dịch vụ tăng mạnh đạt 22,68%; tăng trưởng kinh tế chung toàn ngành đạt 18,18%. Nguyên nhân

tăng do nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như hoa, rau, cây ăn quả được đưa vào trồng, đã quy hoạch được các vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, sản xuất đem lại hiệu quả cao; công nghiệp – xây dựng phục hồi sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế chung cả nước và Hà Nội, các doanh nghiệp, hộ gia đình hoạt động sản xuất - kinh doanh ổn định, phát triển, tạo việc làm cho lao động địa phương; thương mại dịch vụ phát triển theo tốc độ phát triển kết cấu cơ sở hạ tầng là kết quả của công cuộc xây dựng nông thôn mớivà nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mời giai đoạn 2016 - 2020. Cơ sở hạ tầng của địa phương được đầu tư lớn qua các năm từ 2014 - 2016 tương đối lớn, điều này tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương được thuận lợi. Thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và xây dựng tăng lên đáng kể góp phẩn ổn định đời sống cho người dân địa phương và các vùng lân cận.

Đơn vị tính: %

Nguồn: UBND huyện Đan Phượng (2016)

Hình 3.1. Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Đan Phượng 2014 - 2016

Thực hiện Quyết định số 1754/QĐ-UBND ngày 27/4/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đan Phượng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn; liên kết tác động qua lại với các quận, huyện trên địa bàn thành phố, mạng lưới giao thông quốc lộ, tỉnhlộ sẽ ngày càng hoàn thiện và hiện đại, bao gồm các đường vành đai 3, 5; vành đai 4, quốc lộ 32, và các tuyến đường tỉnh lộ 417, 422... đây là điều kiện rất thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế huyện, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại-dịch vụ và đô thị. Theo

đó, kết cấu cơ sở hạ tầng huyện Đan Phượng được xây dựng, kiên cố hóa đồng bộ. Toàn huyện có 6 cụm điểm côngnghiệp – làng nghề Đan Phượng, Tân Hội, Thị trấn Phùng, Liên Hà, Liên Trung, Đồng Tháp với tổng diện tích 64 ha, các ngành nghề sản xuất – kinh doanh đa dạng; huyện có các làng nghề truyền thống nổi tiếng như làng nghề chế biến lâm sản xã Liên Trung, mộc xã Liên Hà, chế biến thực phẩm bánh kẹo xã Song Phượng…; có 2 trung tâm thương mại (Trung tâm Tuấn Quỳnh – siêu thị Lan Chi, Trung tâm điện máy xanh – siêu thị Vinmart), 7 chợ quy mô cấp xã và nhiều trung tâm buôn bán nhỏ lẻ khác. Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng.

3.1.2.2. Đặc điểm xã hội

a. Dân số, lao động

Dân số và lao động của huyện có xu hướng tăng nhanh qua 3 năm 2014 –

2016, trong đó không có sự chênh lệch quá lớn giữa nam và nữ nhưng có sự thay đổi đáng kể dân số thành thị và nông thôn.

33

Bảng 3.3. Tình hình dân số của huyện Đan Phượng qua 3 năm 2014 -2016

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) 15/14 16/15 BQ Tổng dân số 161.805 100,00 164.310 100,00 166.903 100,00 101,55 101,58 101,56 1. Theo giới tính Nam 79.913 49,39 81.192 49,41 82.712 49,56 101,60 101,87 101,74 Nữ 81.892 50,61 83.118 50,59 84.191 50,44 101,50 101,29 101,39 2. Theo khu vực Thành thị 9.886 6,11 10.195 6,20 10.446 6,26 103,13 102,46 102,79 Nông thôn 151.919 93,89 154.115 93,80 156.457 93,74 101,45 101,52 101,48

Dân số ở khu vực nông thôn tăng khá nhanh từ 151.919 người năm 2014 lên 156.457 người năm 2016 (tốc độ tăng bình quân 101,48%) trong khi dân số ở khu vực thành thị lại tăng chậm, qua 3 năm 2014-2016 chỉ tăng 560 người lên 10.446 người năm 2016. Dân cư của huyện tập trung trong 16 xã, thị trấn, đông dân nhất là xã Tân Hội với 20.020 người, xã Tân Lập 17.686 người; ít dân nhất là xã Song Phượng, chỉ có 4.508 người. Đây là nguồn nhân lực thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của xã nhưng đồng thời cũng đặt ra các vấn đề khó khăn trong việc quản lý, điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương với cán bộ quản lý cấp xã.

b. Điều kiện cơ sở hạ tầng

Trong giai đoạn 2010-2015, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Đan Phượng đã đầu tư nhựa hóa, bê tông hóa cơ bản 100% trục đường liên xã, liên thôn, đường ngõ xóm, đường trục chính nội đồng, tạo nên mạng lưới giao thông đồng bộ, thuận tiệncho sinh hoạt và phát triển kinh tế của địa phương.

Toàn huyện có 158,3 km kênh mương tưới và 25 trạm bơm phục vụ tưới chủ động cho 3.309,03 ha, đã kiên cố hóa được 126,06 km, đạt 79,6%; kênh tiêu có 69,8 km, năm 2015-2016 đã tổ chức nạo vét được hơn 20 km phục vụ tiêu cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp và khu vực nông thôn. Xây dựng, nâng cấp 04/25 trạm bơm đạt công suất mỗi máy 33 Kw/h.

Ngành điện và các xã đã đầu tư xây dựng và nâng cấp toàn bộ hệ thống điện, hiện nay tại xã có đường dây trung thế chiều dài 311,042 km; đường dây hạ thế với 422,768 km; 225 trạm biến ápvới tổng dung lượng là 119.498 KVA. Hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở ngành điện được thiết kế xây dựng đảm bảo tiêu chuẩn của ngành điện. Tỷ lệ hộ có điện sử dụng trên địa bàn huyện đạt 100%.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học được đầu tư theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và từng bước hiện đại hóa đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy và học tập. Toàn huyện có 55 trường học các cấp (mầm non, tiểu học, THCS, THPT), có cơ sở vật chất đạt chuẩn 38/55 trường (tỷ lệ đạt 69,09%), trong đó 10/17 trường mầm non đạt chuẩn (tỷ lệ đạt 58,82%), 19/19 trường tiểu học đạt chuẩn (tỷ lệ đạt 100%), 8/16 trường THCS đạt chuẩn (tỷ lệ đạt 50%), 1/3 trường THPT đạt chuẩn (tỷ lệ đạt 33,33%).

Huyện có 15 nhà văn hóa xã, 15 sân thể thao xã và 93 nhà văn hóa - nhà

hội họp thôn, cụm dân cư được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp đạt chuẩn theo Thông tư 06/2011/TT- BVHTTDL ngày 08/3/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch. Huyện còn đầu tư xây dựng các công trình văn hóa lịch sử như: nhà thi đấu đa năng huyện, đài tưởng niệm liệt sỹ huyện. quan tâm đầu tư cơ sở vật chất hệ thống các thiết chế văn hóa đều khắp từ huyện đến xã và tận các thôn, kết hợp với tập trung khai thác công năng sử dụng của các thiết chế văn hóa làm cho đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân ngày càng nâng cao.

Toàn huyện có 7 chợ được quy hoạch, đã chuyển giao 2 chợ cho công ty TNHH và HTX Nông nghiệp quản lý; huyện có 2 trung tâm thương mại, siêu thị đáp ứng tốt nhu cầu mua bán hàng hóa, tiêu dùng của nhân dân.

Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển rộng khắp các xã trên địa bàn huyện đáp ứng nhu cầu về thông tin của nhân dân. Việc phát triển mạng lưới truyền thông và ứng dụng công nghệ thông tin vào đời sống đã góp phần nâng cao hiệuquả công tác điều hành lãnh đạo thực hiện công việc, tạo ra bước thay đổi mới trong quy trình xử lý thông tin, giải quyết công việc chuyên môn góp phần giảm được thời gian, công sức, tiết kiệm được nhân lực và giải quyết nhanh, kịp thời công việc hàng ngày, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Huyện có 01 bệnh viện, 01 trung tâm y tế dự phòng, 16 trạm y tế, phục vụ tốt công tác khám, chữa bệnh cho bệnh nhân. Bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế được triển khai đến tất cả các trạm y tế; tỷ lệ người có thẻ BHYT đạt 70%. Cơ sở vật chất ngành y tế tiếp tục được đầu tư, bệnh viện huyện được nâng cấp thành bệnh viện đa khoa hạng II có 279 giường bệnh (kế hoạch 200 giường) tăng 79 giường, có 42 bác sỹ. Trạm y tế được trang bị máy điện tim, máy siêu âm, máy

xét nghiệm đơn giản sẵn sàng cho khâu khám chữa bệnh.

c. Cơ cấu tổ chức, bộ máy

Huyện Đan Phượng có 15, xã 1 thị trấn được chia làm 4 cụmthi đua: cụm 1 gồm các xã Đan Phượng, xã Song Phượng, xã Đồng Tháp và thị trấn Phùng nằm ở; cụm 2 gồm các xã Phương Đình, xã Thọ Xuân, xã Thọ An và xã Trung

Châu; cụm 3 gồm các xã Hồng Hà, xã Liên Hồng, xã Liên Hà và xã Liên Trung; cụm 4 gồm các xã Tân Lập, xã Tân Hội, xã Hạ Mỗ và xã Thượng Mỗ. 16/16 xã thị trấn đều có trụ sở làm việc cố định.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Nhà nước có nhiều chính sách hướng tới đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, cũng như đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách nói riêng

trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tôi lựa chọn Đan Phượng là điểm nghiên cứu vì một số lý do sau:

Thứ nhất: huyện Đan Phượng có đội ngũ cán bộ không chuyên trách cấp xã tương đối đông hàng nghìn người, với đặc thù các xã ở cả 3 nhóm xã loại 1, loại 2 và loại 3 nên đãi ngộ với nhóm cán bộ không chuyên trách các xã nàycũng có sự khác nhau và trong quá trình triển khai thực hiện chính sách còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Địa điểm nghiên cứu cụ thể làm 3 xã đại diện cho 3 loại xã hiện có trên địa bàn huyện Đan Phượng, cũng như cả nước hiện nay bao gồm các xã: Song Phượng (là xã loại 3); Thọ An (là xã loại 2); Tân Lập (là xã loại 1).

Thứ hai: Trong thực tế, việc thực hiện chế độ đãi ngộ đối với những người hoạt động không chuyên trách đã có sự điều chỉnh, thay đổi theo hướng có lợi và khuyến khích đội ngũ cán bộ này hoạt động chuyên tâm tuy nhiên, hiện nay, chế độ đãi ngộ cho nhóm cán bộ không chuyên trách ở Đan Phượng nói riêng, Hà Nội và cả nước nói chung vẫn ở mức thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động.

3.2.2. Phương pháp thu thậpsố liệu

3.2.2.1. Thu thập số liệu và thông tin thứ cấp

Bảng 3.4. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

TT Nội dung số liệu Địa điểm thu thập Phương pháp thu thập

1 Số liệu về cơ sở lí luận, thực tiễn ở Việt Nam và thế giới

Sách báo, internet có liên quan

Tra cứu, chọn lọc

thông tin 2 Số liệu về địa bàn nghiên

cứu: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Đan Phượng

Báo cáo quyết toán ngân sách hằng năm, báo cáo

thống kê hàng năm của huyện Đan Phượng

Tìm hiểu tổng hợp từ các báo cáo, phỏng vấn cán bộ

huyện 3 Số liệu về các chính sách và

kết quả thực hiện chế độđãi ngộ những người hoạt động

không chuyên trách trên địa

bàn huyện

Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã

hội, quyết toán ngân sách của huyện và các xã trong huyện;

Tìm hiểu, khảo sát,

phỏng vấn cán bộ thực hiện chế độ,

tổng hợp từ các báo cáo của huyện

Thông tin thứ cấp bao gồm cơ sở lý luận của đề tài từ các nguồn sách, báo, tạp chí, website….có liên quan đến chính sách đãi ngộ cho cán bộ không chuyên trách

cấp xã. Thôn tin số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu có ảnh hưởng tới số lượng cán bộ không chuyên trách và các nhân tố ảnh hưởng tới thực hiện chế độ đãi ngộ với nhóm cán bộ này được thu thập từ các đơn vị chức năng của huyện.

Các dữ liệu, báo cáo có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài được thu thập từ các phòng, ban, ngành: Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Nội vụ, Chi Cục thống kê, Phòng Lao động – thương binh và xã hội, Kho bạc nhà nước...

3.2.2.2. Thu thập số liệu và thông tin sơ cấp

Bảng 3.5. Bảng phân bổ sốlượng mẫu điều tra

STT Nội dung Số lượng phiếu điều tra

1 Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện 8

1.1 UBND huyện 2

1.2 Phòng Tài chính – KH huyện 2

1.3 Phòng Nội vụ 2

1.4 Bảo hiểm xã Hội huyện 2

2 Cán bộ cấp xã 104

2.1 Xã Song Phượng( Là xã loại 3) 33

- Cán bộ thực hiện chế độ 3

- Những người hoạt động không chuyên trách 30

2.2 Xã Thọ An( Là xã loại 2) 35

- Cán bộ thực hiện chế độ 3

- Những người hoạt động không chuyên trách 32

2.3 Xã Tân Lập( Là xã loại 1) 36

- Cán bộ thực hiện chế độ 3

- Những người hoạt động không chuyên trách 33

Tổng số phiếu điều tra (=1+2) 112

Phương pháp thu thập số liệu chủ yếu là điều tra phỏng vấn trực tiếp theo bảng câu hỏi đã thiết kế đối với cán bộ quản lý, chuyên quản UBND huyện,

Phòng Tài chính – Kế hoạch, Bảo hiểm xã Hội huyện; Phòng Nội vụ huyện, Chủ tịch UBND các xã, công chức tài chính – kế toán về chính sách, chế độ đãi ngộ và đánh giá việc thực hiện chế độ đãi ngộ với cán bộ không chuyên trách cấp xã.

Ngoài ra còn phỏng vấn trực tiếp các cán bộ không chuyên trách đại diện cho 3 xã loại 1, 2 và 3 của huyện. Phỏng vấn điều tra các cá nhân về việc triển khai thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã, đánh giá của đối tượng thụ hưởng về những đãi ngộ mà họ nhận được cũng như ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế độ đãi ngộ đối với những hoạt động không chuyên trách trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)