Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế độ đãi ngộ đối với những hoạt động không chuyên trách trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 50 - 52)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Thu thập số liệu và thông tin thứ cấp

Bảng 3.4. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

TT Nội dung số liệu Địa điểm thu thập Phương pháp thu thập

1 Số liệu về cơ sở lí luận, thực tiễn ở Việt Nam và thế giới

Sách báo, internet có liên quan

Tra cứu, chọn lọc

thông tin 2 Số liệu về địa bàn nghiên

cứu: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Đan Phượng

Báo cáo quyết toán ngân sách hằng năm, báo cáo

thống kê hàng năm của huyện Đan Phượng

Tìm hiểu tổng hợp từ các báo cáo, phỏng vấn cán bộ

huyện 3 Số liệu về các chính sách và

kết quả thực hiện chế độđãi ngộ những người hoạt động

không chuyên trách trên địa

bàn huyện

Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã

hội, quyết toán ngân sách của huyện và các xã trong huyện;

Tìm hiểu, khảo sát,

phỏng vấn cán bộ thực hiện chế độ,

tổng hợp từ các báo cáo của huyện

Thông tin thứ cấp bao gồm cơ sở lý luận của đề tài từ các nguồn sách, báo, tạp chí, website….có liên quan đến chính sách đãi ngộ cho cán bộ không chuyên trách

cấp xã. Thôn tin số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu có ảnh hưởng tới số lượng cán bộ không chuyên trách và các nhân tố ảnh hưởng tới thực hiện chế độ đãi ngộ với nhóm cán bộ này được thu thập từ các đơn vị chức năng của huyện.

Các dữ liệu, báo cáo có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài được thu thập từ các phòng, ban, ngành: Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Nội vụ, Chi Cục thống kê, Phòng Lao động – thương binh và xã hội, Kho bạc nhà nước...

3.2.2.2. Thu thập số liệu và thông tin sơ cấp

Bảng 3.5. Bảng phân bổ sốlượng mẫu điều tra

STT Nội dung Số lượng phiếu điều tra

1 Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện 8

1.1 UBND huyện 2

1.2 Phòng Tài chính – KH huyện 2

1.3 Phòng Nội vụ 2

1.4 Bảo hiểm xã Hội huyện 2

2 Cán bộ cấp xã 104

2.1 Xã Song Phượng( Là xã loại 3) 33

- Cán bộ thực hiện chế độ 3

- Những người hoạt động không chuyên trách 30

2.2 Xã Thọ An( Là xã loại 2) 35

- Cán bộ thực hiện chế độ 3

- Những người hoạt động không chuyên trách 32

2.3 Xã Tân Lập( Là xã loại 1) 36

- Cán bộ thực hiện chế độ 3

- Những người hoạt động không chuyên trách 33

Tổng số phiếu điều tra (=1+2) 112

Phương pháp thu thập số liệu chủ yếu là điều tra phỏng vấn trực tiếp theo bảng câu hỏi đã thiết kế đối với cán bộ quản lý, chuyên quản UBND huyện,

Phòng Tài chính – Kế hoạch, Bảo hiểm xã Hội huyện; Phòng Nội vụ huyện, Chủ tịch UBND các xã, công chức tài chính – kế toán về chính sách, chế độ đãi ngộ và đánh giá việc thực hiện chế độ đãi ngộ với cán bộ không chuyên trách cấp xã.

Ngoài ra còn phỏng vấn trực tiếp các cán bộ không chuyên trách đại diện cho 3 xã loại 1, 2 và 3 của huyện. Phỏng vấn điều tra các cá nhân về việc triển khai thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã, đánh giá của đối tượng thụ hưởng về những đãi ngộ mà họ nhận được cũng như ảnh hưởng của việc nhận đãi ngộ với điều kiện kinh tế, khả năng làm việc của cán bộ không chuyên trách tại các địa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế độ đãi ngộ đối với những hoạt động không chuyên trách trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)