Kinh nghiệm thực hiện chế độ đãi ngộ cho cán bộ trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế độ đãi ngộ đối với những hoạt động không chuyên trách trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 32 - 35)

Phần 1 Đặt vấn đề

2.1. Cơ sở lý luận về thực hiện chế độ đãi ngộ đối vố iv ới những người hoạt

2.2.1. Kinh nghiệm thực hiện chế độ đãi ngộ cho cán bộ trên thế giới

2.2.1.1. Chế độ phúc lợi và bảo hiểm của công chức Hoa Kỳ

Chủ yếu thu nhập của công chức Hoa Kỳ là lương, ngoài ra, cũng có rất nhiều hình thức phúc lợi khác. Quốc Vụ viện có các loại phụ cấp như: phụ cấp tăng ca, phụ cấp ca đêm, phụ cấp ngày nghỉ và phụ cấp khu vực. Các phúc lợi khác bao gồm chi phí bảo hiểm như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm thương

tật. Thu nhập bao gồm các loại trợ cấp, bảo hiểm ngoài lương của công chức gọi là “ưu đãi tiểu ngạch”, trên thực tế là thu nhập mang tính bổ sung của công chức, đối với công chức hành chính thông thường chiếm đến 41% lương, cảnh sát có chức vụ cao phải chiếm đến 46% lương. Ngoài ra, công chức sau khi được nhận vào làm từ 6 tháng đến 12 tháng thì có tư cách tham gia gửi tiết kiệm, tiết kiệm cao nhất có thể chiếm đến 10% lương. Năm 1954, Hoa Kỳ ban hành Luật Bảo hiểm nhân thọ đoàn thể nhân viên liên bang” (Group life Insurance Act), và căn cứ theo luật này để xây dựng danh mục bảo hiểm nhân thọ lớn nhất trên thế giới – “Danh mục bảo hiểm nhân thọ đoàn thể nhân viên liên bang” (Federal Employees’ Group Life Insurance, FEGLI), đối tượng bảo hiểm thuộc danh mục này bao gồm tất cả nhân viên liên

bang, công chức đã nghỉ hưu và thành viên gia đình họ.

Ngoài ra, điều khoản bảo hiểm đối với người lớn tuổi, tàn phế, người hưởng được bảo hiểm theo di chúc trong Luật Bảo hiểm của Hoa Kỳ (OASDI) có quy định trợ cấp đối với người lao động có tư cách trở thành người nhận nuôi dưỡng họ. Công chức nghỉ hưu được hưởng phụ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của OASDI mà không có bất kỳ quy định bảo hiểm xã hội đặc thù nào khác. Mức trợ cấp nghỉ hưu thấp nhất là bằng giới hạn nghèo của xã hội, mức cao nhất không vượt quá 80% lương trung bình ba năm cuối cùng của công chức. Các cơ quan có thẩm quyền căn cứ theo tổn thương hình dạng, thương tật thân thể, mức độ mất đi một phần năng lực làm việc hay mất đi hoàn toàn năng lực làm việc của công chức để quy định rõ mức phí hỗ trợ thương tật và kỳ hạn lĩnh tiền hỗ trợ. Công chức Hoa Kỳ ngoài được hưởng những ngày nghỉ lễ theo quy định thì hàng năm được nghỉ hưởng nguyên lương từ 13 đến 16 ngày, thời gian nghỉ dựa theo năm công tác(Nguyễn Phương Liên, 2016).

2.2.1.2. Chế độ phúc lợi và bảo hiểm của công chức Australia

Australia được coi là một quốc gia phát triển, đãi ngộ phúc lợi đối với công chức tốt, trong “Điều lệ công chức liên bang” có quy định, công chức ngoài được hưởng các loại đãi ngộ bảo hiểm xã hội ra còn được hưởng các loại phụ cấp đãi ngộ phúc lợi như: phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp công tác, phụ cấp biệt phái công tác, phụ cấp khu vực, phụ cấp xe và phụ cấp bồi thường sự cố. Thông thường công chức Australia có các loại ngày nghỉ như: nghỉ phép phục vụ lâu dài, nghỉ phép vui chơi, nghỉ phép thai sản, nghỉ phép ốm đau, nghỉ phép tang lễ. Ngoài ra, cá nhân công chức có việc gấp cần giải quyết được phép hàng năm nghỉ phép đặc biệt 3 ngày hưởng nguyên lương.

2.2.1.3. Chế độ phúc lợi và bảo hiểm của công chức Nhật Bản

Danh mục phúc lợi của công chức Nhật Bản rất nhiều, các loại phụ cấp và hỗ trợ cũng không ít. Các loại phụ cấp chủ yếu gồm có hơn 20 loại phụ cấp: phụ cấp nuôi dưỡng, phụ cấp nhà ở, phụ cấp làm thêm, phụ cấp trực ban, phụ cấp trực đêm, lương ngày nghỉ, phụ cấpcuối tuần, phụ cấp công tác đặc biệt, phụ cấp cần mẫn, phụ cấp giao thông,... Các loại hỗ trợ chủ yếu đối với công chức Nhật Bản do nhà nước chi trả gồm có: chi phí hỗ trợ dưỡng bệnh, chi phí hỗ trợ thương bệnh, chi phí hỗ trợ tàn tật, chi phí hỗ trợ tu nghiệp, chi phí hỗ trợ gia quyến. Con số cụ thể của phụ cấp đều căn cứ “Luật tiền thưởng” chấp hành. Có thể nói, tổng thu nhập nghỉ hưu của công chức Nhật Bản có thể được coi là cao nhất trong các quốc gia tư bản chủ nghĩa, một số mục cộng lại còn vượt quá lương gốc.

2.2.1.4. Chế độ phúc lợi và bảo hiểm của công chức Thái Lan

Đãi ngộ phúc lợi và bảo hiểm của công chức Thái Lan tương đối hậu hĩnh, các loại phúc lợi và bảo hiểm được cộng lại, tương đương với khoảng 20% tổng số mức lương công chức. Thực tế, Chính phủ Thái Lan rất coi trọng công cuộc hoàn thiện, nâng cao chế độ đãi ngộ phúc lợi và bảo hiểm cho công chức, nhằm khích lệ công chức tận lực tận tâm làm việc, Chính phủ luôn tạo những điều kiện tốt nhất để ổn định đội ngũ công chức. Phúc lợi bảo hiểm của

công chức Thái Lan có hai loại: một loại là phúc lợi bảo hiểm do pháp luật quy định, tiêu chuẩn do Nhà nước quy định thống nhất, kinh phí do tài chính quốc gia chi trả; một loại khác là đãi ngộ phúc lợi cộng thêm do các đơn vị chủ động tiến hành, kinh phí do các đơn vị tự chi trả. Phúc lợi bảo hiểm do Nhà nước quy định gồm có: phụ cấp nuôi dưỡng con cái, trợ cấp giáo dục con cái, phụ cấp sức khỏe y tế, trợ cấp nhà ở, ưu đãi du lịch mua sắm, đãi ngộ kỳ nghỉ, trợ cấp thương tật, trợ cấp tử vong, trợ cấp nghề nghiệp nguy hiểm và đặc thù, học bổng du lịch. Đãi ngộ phúc lợi cộng thêm có: hỗ trợ ăn ở cơ quan, tư vấn pháp luật miễn phí, xe đưa đón nhân viên.

2.2.1.5. Chế độ phúc lợi và bảo hiểm của công chức Trung Quốc

Nội dung về chế độ phúc lợi của công chức Trung Quốc phong phú nhưng không kém phần phức tạp, bao gồm: Thứ nhất, xây dựng hệ thống phúc lợi nhằm đáp ứng nhu cầu chung của công chức, giảm bớt lao động việc nhà, tiện lợi trong sinh hoạt, đồng thời có được những phục vụ ưu đãi như: nhà ăn, nhà trẻ, trường mầm non, phòng tắm, phòng cắt tóc, viện điều dưỡng. Thứ hai, xây dựng hệ

thống phúc lợi nhằm đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần, nâng cao sức khỏe, văn hóa. Ví dụ như: cung văn hóa, câu lạc bộ, thư viện, nhà văn hóa, nhà thi đấu, bể bơi. Thứ ba, xây dựng hệ thống phụ cấp phúc lợi nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau, giảm bớt gánh nặng cuộc sống, ví dụ như: phụ cấp giao thông đi làm và tan ca, phí dọn dẹp, phụ cấp thuê nhà, phụ cấp giá đồ dùng hàng ngày và trợ cấp cuộc sống khó khăn. Trợ cấp cuộc sống khókhăn chia ra làm hai loại là trợ cấp định kỳ và trợ cấp nhất thời. Trợ cấp định kỳ là đối với chi phí sinh hoạt thấp hơn mức thông thường, công chức không thể duy trì cuộc sống bình thường thì được nhận tiền trợ cấp phát hàng tháng. Trợ cấp nhất thời là khi công chức gặp phải những khó khăn đặc biệt trong cuộc sống mà không có khả năng giải quyết, ví dụ khó khăn trong cuộc sống như: bệnh tật, tử vong, thiên tai,… sẽ được nhận trợ cấp nhất thời, đối tượng nhận trợ cấp là bản thân công chức hoặc người thân trực tiếp với công chức. Ngoài ra, công chức còn được hưởng đãi ngộ y tế công cộng, đãi ngộ nghỉ phép ốm đau, nghỉ phép thai sản và nghỉ phép năm. Nguồn kinh phí phúc lợi của công chức dựa theo tỷ lệ tổng mức lương, trích ra từ kinh phí hành chính.

Đối với chế độ bảo hiểm gồm có các nội dung như: chế độ bảo hiểm thai sản, chế độ bảo hiểm dưỡng lão, chế độ bảo hiểm bệnh tật, chế độ bảo hiểm thương tật và chế độ bảo hiểm tử vong. Từ những quy định theo pháp luật cho thấy, thụ hưởng đãi ngộ bảo hiểm là quyền lợi nên có của công chức, trong “Hiến pháp”, “Luật Lao động” và “Luật Công chức” của Trung Quốc đều quy định rõ. Ví dụ như Điều 77 “Luật Công chức” của Trung Quốc quy định về chế độ bảo hiểm của công chức, bảo đảm công chức trong các trường hợp nghỉ hưu, bệnh

tật, tai nạn, thai sản, thất nghiệp,… đều nhận được sự giúp đỡ và bồi thường. Bảo hiểm dưỡng lão là một phần trong bảo hiểm mà công chức được hưởng, là một hình thức trợ giúp cho chi phí cá nhân của công chức, Chính phủ và xã hội bảo đảm duy trì quyền lợi hợp pháp của công chức(Nguyễn Phương Liên, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế độ đãi ngộ đối với những hoạt động không chuyên trách trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)