Nội dung nghiên cứu thực hiện chế độ đãi ngộ đối với những người hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế độ đãi ngộ đối với những hoạt động không chuyên trách trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 26 - 31)

Phần 1 Đặt vấn đề

2.1. Cơ sở lý luận về thực hiện chế độ đãi ngộ đối vố iv ới những người hoạt

2.1.4. Nội dung nghiên cứu thực hiện chế độ đãi ngộ đối với những người hoạt

hoạt động không chuyên trách

2.1.4.1. Đánh giá nội dung các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách

Trước đây, khi chưa có văn bản thống nhất quy định về cán bộ, công chức thì tất cả những người làm việc trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội đều được gọi chung “cán bộ” hoặc “cán bộ, công chức”

hay “cán bộ, công nhân viên chức”. Ở cấp xã cũng vậy, chưa có sự phân định rõ ràng, cụ thể nào về “cán bộ cấp xã, công chức cấp xã” và “những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã” (Hội đồng Bộ trưởng, 1975).

Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ra đời đã tạo cơ sở pháplý quan trọng cho việc xác định chế độ, chính sách đối với đội ngũ ngũ cán bộ cấp cơ sở. Tuy nhiên Nghị định này ra đời trên cơ sở hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Cán bộ, công chức nên khi Luật Cán bộ, công chức năm 2008 ra đời, Chính phủ đã ban hành Nghị định 92/2009/NĐ-CP bãi bỏ Nghị định số 121/2003/NĐ-CP và trong Nghị định này, Chính phủ sử dụng thuật ngữ “những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã” để phù hợp và thống nhất với Luật Cán bộ, công chức năm 2008.

Mặc dù Luật Cán bộ, công chức năm 2008 cũng như Nghị định số 92/2009/NĐ-CP sử dụng thuật ngữ “những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã” nhưng hiện nay, trong nhiều văn bản quản lý nhà nước của trung ương cũng như trong các văn bản quản lý nhà nước của một số địa phương lại sử dụng

thuật ngữ “cán bộ không chuyên trách ở cấp xã”, cá biệt có địa phương còn sử dụng thuật ngữ “cán bộ hoạt động không chuyên trách ở cấp xã” hoặc sử dụng thuật ngữ “cán bộ bán chuyên trách cấp xã” để chỉ nhóm đối tượng này. Điều này đã tạo nên sự thiếu thống nhất trong việc sử dụng các thuật ngữ để chỉ về cùng một nhóm đối tượng làm việc tại cấp xã.

Bên cạnh đó, trong các văn bản quản lý nhà nước hiện hành vẫn chưa có văn bản nào đưa ra một khái niệm rõ ràng, đầy đủ về “những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã” cũng như chưa có những quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm của các chức danh không chuyên trách này.

Theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ và hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn loại 1 không quá 22 người; ở xã, phường thị trấn loại 2 không quá 20 người; ở xã, phường, thị trấn loại 3 không quá 19 người. Tuy nhiên, quy định này chỉ mới dừng lại ở việc quy định khung số lượng còn việc quy định tên gọi cụ thể các chức danh không chuyên trách ở cấp xã thì vẫn chưa được xác định. Nghị định số 92/2009/NĐ-CP

trao thẩm quyền này cho chính quyền địa phương cấp tỉnh quy định (UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định chức danh những người hoạt động không chuyên trách). Nếu như trước đây, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP của Chính phủ

liệt kê cụ thể các chức danh của nhóm đối tượng không chuyên trách thì Nghị định số 92/2009/NĐ-CP không quy định cụ thể các chức danh không chuyên trách mà tạo điều kiện linh hoạt cho các địa phương quy định. Điều này mặc dù phù hợp với xu thế phân cấp trong hoạt động quản lý nhà nước, tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương, tuy nhiên chính quyđịnh này đã dẫn đến tình trạng mỗi địa phương đưa ra những quy định về các chức danh rất khác nhau, không thống nhất với nhau.

Sự không thống nhất thể hiện trong việc quy định tên gọi của các chức danh này ở các địa phương. Ví dụ chức danh của người làm công tác tuyên giáo có địa phương quy định là “cán bộ tuyên giáo”, có địa phương lại quy định là “Trưởng ban Tuyên giáo”; chức danh của người làm công tác tổ chức của Đảng ủy cấp xã có nơi gọi là “cán bộ tổ chức”, có nơi gọi là “Trưởng ban Tổ chức Đảng ủy”; chức danh làm công tác văn phòng Đảng ủy có nơi gọi là “Thường trực Văn phòng Đảng ủy” có nơi gọi là “cán bộ Văn phòng Đảng ủy”; chức danh làm công tác dân vận thì có nơi gọi là “Thường trực Khối dân vận”, có nơi gọi là “Trưởng ban Dân vận” hoặc “cán bộ dân vận”; chức danh làm công tác kiểm tra thì có nơi gọi là “cán bộ kiểm tra” nơi gọi là “Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng”,... Việc các địa phương quy định về cùng một chức danh nhưng đưa ra cách gọi tên khác nhau là điều không cần thiết. Hơn thế nữa, đây là các chức danh của những cán bộ cơ sở nằm trong hệ thống chính trị cơ sở. Do đó khi quy định về “những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã” cần có quy định thống nhất về các chức danh để tránh sự tùy tiện trong quy định của địa phương, ảnh hưởng đến

tính thống nhất trong hoạt động quản lý, điều hành.

2.1.4.2. Kết quả triển khai thực hiện chính sách đãi ngộ đối với những người

hoạt động không chuyên trách.

a. Việc ban hành chính sách

Việc ban hành các văn bản chính sách quy định, hướng dẫn thực hiện chế độ đãi ngộ với cán bộ không chuyên trách cấp xã có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo ra căn cứ pháp lý để các cấp chính quyền địa phương có thể thực hiện tốt và đầy đủ các chính sách đãi ngộ với nhóm cán bộ này. Nếu hệ thống văn bản

chính sách về chế độ đãi ngộ với cán bộ công chức cấp xã được ban hành kịp thời, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể sẽ tạo điều kiện để những cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thi hành có căn cứ xác đáng để triển khai thực hiện và hiệu quả quá trình thực hiện sẽ rất tốt, giúp đem lại động lực làm việc cho các cán bộ không chuyên.

Ngược lại, nếu chính sách, văn bản hướng dẫn không rõ ràng, cụ thể sẽ khiến quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn, lúng túng và dẫn tới việc triển khai thực hiện không đạt kết quả.

b. Tổ chức thực hiện

Chính sách đãi ngộ với người hoạt động không chuyên trách được triển khai với những kết quả được thể hiện trên các phương diện gồm: các khoản có tính chất như lương mà nhóm cán bộ công chức này được hưởng, chế độ bảo hiểm y tế, phụ cấp, chế độ khác như nghỉ ốm, nghỉ đẻ, nghỉ phép hàng năm….

Về kết quả thực hiện chế độ phụ cấp cho những người hoạt không chuyên trách xã: Tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định các đối tượng này chỉ hưởng chế độ phụ cấp và mức phụ cấp không vượt quá 1,0

mức lương tối thiểu chung. Năm 2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP. Theo đó, Chính phủ không quy định những người hoạt động không chuyên trách cấp xã chỉ hưởngchế độ phụ cấp và mức phụcấp không vượt

quá 1,0 mức lương tối thiểu chung như trước đây mà quy định việc khoán quỹ phụ cấp cho các chức danh này. Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp và chế độ bảo hiểm y tế. Ngân sách trung ương thực hiện khoán quỹ phụ cấp, bao gồm cả 3% bảo hiểm y tế để chi trả hằng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã như sau:

1. Cấp xã loại 1 được khoán quỹ phụ cấp bằng 20,3 tháng lương tối thiểu chung; 2. Cấp xã loại 2 được khoán quỹ phụ cấp bằng 18,6 tháng lương tối thiểu chung; 3. Cấp xã loại 3 được khoán quỹ phụ cấp bằng 17,6 tháng lương tối thiểu chung. Chế độ bảo hiểm y tế: Chính phủ cũng đã quy định các chức danh không chuyên trách được hưởng bảo hiểm y tế. Trước đây những người hoạt động không

chuyên trách cấp xã không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2016 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực thi hành thì những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã cũng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc với 02 chế độ là hưu trí và tử tuất. Vì vậy, cần đánh giá quá trình triển khai và kết quả thực hiện chế độ bảo hiểm y tế này với cán bộ công chức không chuyên trách cấp xã để thấy được ưu điểm, nhược điểm của quy định từ đó mà đề xuất giải pháp can thiệp hiệu quả nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhóm đối tượng này. Ngoài ra, theo quy định hiện nay, ngoài mức phụ cấp

hàng tháng “có tính chất như lương” thì những người hoạt động không chuyên trách cấp xã không được hưởng một số phụ cấp khác như phụ cấp chức vụ, phụ cấp theo loại xã, phụ cấp công vụ. Tuy nhiên trong thực tế, chúng ta vẫn chưa có các quy định về chế độ khuyến khích đối với người có trình độ đảm nhận, kiêm nhiệm các chức danh không chuyên trách cấp xã. Đồng thời cũng thiếu các quy định về đào tạo, bồi dưỡng cho những người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Do đó cần đánh giá chính xác kết quả thực hiện các chế độ này với đội ngũ cán bộ không chuyên trách để tìm giải pháp phù hợp tháo gỡ khó khăn, thu hút cán bộ

tham gia vào lĩnh vực này.

c. Huy động nguồn lực để thực hiện

Theo quy định tại Điều 10 của Thông tư Liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV- BTC-BLĐTB&XH thì nguồn kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách đối với với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố được ngân sách Trung ương hỗ trợ bình quân bằng 2/3 mức lương tối thiểu chung/người/tháng, số người được quy định theo từng xã (xã loại 1 được bố trí tối đa không quá 22 người; xã loại 2 được bố trí tối đa không quá 20 người, xã loại 3 được bố trí tối đa không quá 19 người). Nhu cầu kinh phí tăng thêm để thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã; những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và thôn, tổ dân phố; cán bộ xã già yếu, nghỉ việc được giải quyết bằng nguồn kinh phí thực hiện cải cách chế độ tiền lương theo quy định. Nguồn kinh phí truy nộp bảo hiểm xã hội hàng tháng cho các đối tượng cán bộ cấp xã có thời gian giữ chức danh khác thuộc Ủy ban nhân dân do ngân sách địa phương bảo đảm. Nguồn kinh phí thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho cán bộ, công chức cấp xã do quỹ Bảo hiểm xã hội đảm bảo. Tại Hà Nội, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 08/2013/NQ-

HĐND ngày 17/7/2013, đồng thời UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 31/2013/QĐ-UBND ngày 06/8/2013 về số lượng, chức danh mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo văn bản này một số chức danh không chuyên trách được quy định trên 1.0 bằng nguồn ngân sách địa phương như: Chức danh Chỉ huy phó BCH quân sự xã, Phó trưởng Công an xã hệ số 1,86; Trưởng đài truyền thanh xã; Văn phòng Đảng ủy được hưởng hệ số 1,46 mức lương tối thiểu chung.

Bên cạnh đánh giá về kết quả, cần làm rõ hiệu quả của việc thực hiện chế độ đãi ngộ với cán bộ không chuyên trách như việc thực hiện chế độ đãi ngộ nàyđã đáp ứng được nhu cầu đối với người lao động hay chưa. Theo quy định tại Quyết định số 31/2013/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội quy định việc khuyến khích cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm các chức danh không chuyên trách ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế độ đãi ngộ đối với những hoạt động không chuyên trách trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)