Đánh giá thực thi chế độ đãi ngộ với cán bộ không chuyên trách huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế độ đãi ngộ đối với những hoạt động không chuyên trách trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 63)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá thực thi chế độ đãi ngộ với cán bộ không chuyên trách huyện

4.2.1. Đánh giá việc ban hành và cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách hiện chính sách

Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ra đời đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc xác định chế độ, chính sách đối với đội ngũ ngũ cán bộ cấp cơ sở. Tuy nhiên Nghị định này ra đời trên cơ sở hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Cán bộ, công chức nên khi Luật Cán bộ, công chức năm 2008 ra đời, Chính phủ đã ban hành Nghị định 92/2009/NĐ-CP bãi bỏ Nghị định số 121/2003/NĐ-CP và

trong Nghị định này, Chính phủ sử dụng thuật ngữ “những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã” để phù hợp và thống nhất với Luật Cán bộ, công chức năm 2008.

Mặc dù Luật Cán bộ, công chức năm 2008 cũng như Nghị định số 92/2009/NĐ-CP sử dụng thuật ngữ “những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã” nhưng hiện nay, trong nhiều văn bản quản lý nhà nước của trung ương cũng như trong các văn bản quản lý nhà nước của Hà Nội và huyện Đan Phượng lại sử dụng thuật ngữ “cán bộ không chuyên trách ở cấp

xã”. Điều này đã tạo nên sự thiếu thống nhất trong việc sử dụng các thuật ngữ để chỉ về cùng một nhóm đối tượng làm việc tại cấp xã.

Bên cạnh đó, trong các văn bản quản lý nhà nước hiện hành vẫn chưa có văn bản nào đưa ra một khái niệm rõ ràng, đầy đủ về “những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã” cũng như chưa có những quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm của các chức danh không chuyên trách này.

Theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ và hướng dẫn của

Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn loại 1 không quá 22 người; ở xã, phường thị trấn loại 2 không quá 20 người; ở xã, phường, thị trấn loại 3 không quá 19 người. Tuy nhiên, quy định này chỉ mới dừng lại ở việc quy định khung số lượng còn việc quy định tên gọi cụ thể các chức danh không chuyên trách ở cấp xã thì vẫn chưa được xác định. Nghị định số 92/2009/NĐ-CP trao thẩm quyền này cho chính quyền địa phương cấp tỉnh

quy định (UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định chức danh những người hoạt động không chuyên trách). Nếu như trước đây, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP của Chính phủ liệt kê cụ thể các chức danh của nhóm đối tượng không chuyên trách thì Nghị định số 92/2009/NĐ-CP không quy định cụ thể các chức danh không chuyên trách mà tạo điều kiện linh hoạt cho các địa phương quy định. Điều này mặc dù phù hợp với xu thế phân cấp trong hoạtđộng quản lý nhà nước, tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương, tuy nhiên chính quy định này đã dẫn đến tình trạng mỗi địa phương đưa ra những quy định về các chức danh rất khác nhau, không thống nhất với nhau.

Bảng 4.7. Đánh giá của cán bộ thực thi chính sách về việc ban hành và cụ

thể hóa các chính sách với cán bộ không chuyên trách cấp xã (N=17) Nội dung đánh giá Ý kiến đồng ý Tỷ lệ (%)

Các văn bản hướng dẫn thực hiện đãi ngộ ban

hành kịp thời 15 88,24

Các văn bản hướng dẫn thực hiện đãi ngộ ban

hành nội dung cụ thể, chi tiết 17 100,00

Có văn bản cụ thể, thống nhất tên gọi, quy định chức năng nhiệm vụ cán bộ không chuyên trách cấp xã

17 100,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Trong thực tế 100% cán bộ thực thi chính sách đánh giá rằng có văn bản chính sách của Trung Ương, Thành phố và huyện quy định cụ thể, thống nhất tên gọi cũng như chức năng nhiệm vụ cụ thể của cán bộ không chuyên trách cấp xã. Điều này giúp việc tuyển dụng, sắp xếp nhân sự cho các vị trí này trên địa bàn huyện diễn ra tương đối thuận lợi. Tuy nhiên chỉ 88,24% cán bộ thực hiện cho rằng các văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ đãi ngộ với nhóm cán bộ này được ban hành kịp thời. Nguyên nhân là bởi thành phố Hà Nội và huyện Đan Phượng ban hành các văn bản cụ thể hóa các quy định của nhà nước về chế độ phụ cấp, bảo hiểm với nhóm cán bộ này còn chưa theo sát với thời điểm ban hành các văn bản quy định của nhà nước, gây nên sự chậm trễ trong quá trình triển khai các đãi ngộ cho cán bộ không chuyên trách cấp xã của huyện Đan Phượng thời gian qua.

4.2.2. Kết quả thực hiện chế độ lương, bảo hiểm với cán bộ không chuyên trách huyện Đan Phượng trách huyện Đan Phượng

Tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định các đối tượng cán bộ không chuyên trách cấp xã chỉ hưởng chế độ phụ cấp và mức phụ cấp không vượt quá 1,0 mức lương tối thiểu chung. Trong quá trình triển khai thực hiện quy định này đã bộc lộ hạn chế, bất cập nên năm 2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP. Theo đó, Chính phủ không quy định những người hoạt động không chuyên trách cấp xã chỉ hưởng chế độ phụ cấp và mức phụ cấp không vượt quá 1,0 mức lương tối thiểu chung như trước đây mà quy định việc khoán quỹ phụ cấp cho các chức danh này. Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp và chế độ bảo hiểm y tế. Ngân sách trung ương thực hiện khoán quỹ phụ cấp, bao gồm cả 3% bảo hiểm y tế để chi trả hằng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã như sau:

1. Cấp xã loại 1 được khoán quỹ phụ cấp bằng 20,3 tháng lương tối thiểu chung; 2. Cấp xã loại 2 được khoán quỹ phụ cấp bằng 18,6 tháng lương tối thiểu chung; 3. Cấp xã loại 3 được khoán quỹ phụ cấp bằng 17,6 tháng lương tối thiểu chung. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã quy định các chức danh không chuyên trách được hưởng bảo hiểm y tế. Trước đây những người hoạt động không chuyên trách cấp xã cũng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2016 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực thi hành thì những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã cũng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc với 02 chế độ là hưu trí và tử tuất. Mặt khác, theo quy định hiện nay, ngoài mức phụ cấp hàng tháng “có tính chất như lương” thì những người hoạt động không chuyên trách cấp xã không được hưởng một số phụ cấp khác như phụ cấp chức vụ, phụ cấp theo loại xã, phụ cấp công vụ trong khi cán bộ cấp xã, công chức cấp xã được nhận các khoản phụ cấp này. Điều này cũng cần được quan tâm xem xét lại vì bản chất, tính chất công việc của nhiều chức danh không chuyên trách cấp xã nhất là các chức danh cấp phó (Phó Trưởng công an xã, Phó Chỉ huy trưởng quân sự, Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Phó Bí thư đoàn thanh niên, Phó Chủ tịch Hội CCB, Phó Chủ tịch Hội Nông dân, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ,...) cũng tương đồng với các chức danh cán bộ, công chức cấp xã. Bên cạnh đó, hiện vẫn chưa có các quy định về

chế độ khuyến khích đối với người có trình độ đảm nhận, kiêm nhiệm các chức danh không chuyên trách cấp xã. Đồng thời cũng thiếu các quy định về đào tạo, bồi dưỡng cho những người hoạt động không chuyên trách cấp xã.

Huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội đang thực hiện chế độ lương, bảo hiểm đối với những người hoạt động không chuyên trách theo quy định chung toàn thành phố Hà Nội áp dụng Quyết định số 31/2013/QĐ-UBND ngày 06 tháng 8

năm 2013 Số lượng, chức danh, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hà Nội, thay thế các Quyết định số 71, 72, 73 ngày 31/12/2008 của Ủy ban nhân dân thành Phố Hà Nội.

Bảng 4.8. Mức phụ cấp với cán bộ không chuyên trách cấp xã tại huyện Đan Phượng

TT Chức danh Mức phụ cấp (hệ số so lương cơ bản/tháng) Ghi chú 2009 – 2012 2013 - 2016 1 Trưởng ban Tổ chức Đảng 1.0 1.0 2 Chủ nhiệm UBKT đảng 1.0 1.0 3 Trưởng Ban tuyên giáo 1.0 1.0

4 Văn Phòng Đảng ủy 1.0 1.46

5 Trưởng Đài truyền thanh 1.46 1.46 6 Quản lý nhà văn hóa 1.0 1.0 7 Nhân viên Đài truyền thanh 1.0 1.0 8 Kế hoạch - GTTL-CN-NLN; (Dịch vụ,

DL, TM, ĐT) 1.0 1.0

9 Phó Trưởng công an 1.86 1.86 10 Phó Chỉ huy Trưởng quân sự 1.86 1.86 11 Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc 0.975 1.0 12 Phó Chủ tịch Hội CCB 0.875 0.9 13 Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ 0.875 0.9 14 Phó Chủ tịch Hội nông dân 0.875 0.9 15 Phó Bí thư Đoàn thanh niên 0.875 0.9 16 Chủ tịch Hội Người cao tuổi 0.975 1.0 17 Chủ tịch Hội chữ thập đỏ 0.975 1.0 18 Công văn viên thường trực tại xã 1.2 20 Trưởng thú y

1.0 Viên chức do trạm thú ý quản lý

21 Nhân viên khuyến nông 1.0 1.0 22 Kỹ thuật viên bản vệ thực vật 1.0 Trạm bảo vệ thực vật quản lý (là viên chức) 23 Cán bộ Lao động TBXH 1.46 Đã có công chức phụ trách

24 Cán bộ Văn thư, thủ quỹ hoặc cán bộ làm công tác tiếp nhận hồ sơ hành chính theo cơ chế “ một cửa” (nơi chỉ có 1 công chức Văn phòngthống kê) 1.46 Đã có công chức phụ trách 25 Cán bộ Dân số - Gia đình và trẻ em 1.46 Là viên chức thuộc Trung tâm

Dân số quản lý Nguồn: Tổng hợp từ các nguồn số liệu (2017)

Quy định mức phụ cấp cho cán bộ công chức cấp xã huyện Đan Phượng được thực hiện trong giai đoạn 2009-2012 theo nghị số 121/2003/NĐ-CP và nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ và căn cứ vào quyết định số 72,73/2008/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội. Giai đoạn 2013-2016,

mức phụ cấp cho đội ngũ cán bộ này thay đổi do căn cứ theo Luật bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ ngày 01/1/2016, nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ,

nghị định 29/2013/NĐ-CP của Chính phủ và quyết định số 31/2013/QĐ-UBND

của UBND Thành phố Hà Nội. Sự thay đổi lớn nhất trong quy định này đó là quy định về số lượng cán bộ không chuyên trách cấp xã theo phân loại xã, cụ thể với

các xã loại 1 thì số lượng cán bộ không chuyên trách là không quá 22 người; xã loại 2 không quá 20 người và xã loại 3 không quá 19 người.

Những người hoạt động không chuyên trách cấp xã tại huyện Đan Phượng hiện nay đang được hưởng chế độ lương, phụ cấp như sau:

Bảng 4.9. Mức phụ cấp và đãi ngộ khác với những người hoạt động không chuyên trách huyện Đan Phượng

TT Tiêu chí Cấp xã Thôn, tổ dân phố Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Tổng phụ cấp/tháng

Dưới 1,46 mức lương tối thiểu 55 82,09 147 77,78

Từ 1,46 đến 1,86 mức lương tối thiểu 12 17,91 42 22,22

BHXH 10 14,93 - -

BHYT 67 100 189 100

Nguồn: Tổng hợp các nguồn số liệu (2017)

Qua thực tế thực hiện chế độ đãi ngộ hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu đối với người lao động. Theo quy định tại Quyết định số 31/2013/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội quy định việc khuyến khích cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm các chức danh không chuyên trách ở cấp xã; người hoạt động không chuyên trách cấp xã và ở thôn, tổ dân phố kiêm nhiệm chức danh không chuyên trách khác được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 30% mức phụ cấp chức danh không chuyên trách kiêm nhiệm. Trườnghợp kiêm nhiệm nhiều chức danhcũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp chức danh cao nhất (khoản 3, điều 1, Quyết định số 31/2013/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội). Điều này không khuyến khích được việc cán bộ, công chức, những người hoạt động không chuyên trách xã kiêm nhiệm vì chế độ kiêm nhiệm thấp, mà trách nhiệm công việc không thay đổi, nhất là không khuyến khích được những người hoạt động không chuyên chuyên trách kiêm nhiệm do mức phụ cấp của các chức danh này còn thấp chủ yếu là hệ số 1,0 mức tương tối thiểu. Nếu kiêm nhiệm từ 2 chức chức danh trở lên thì cũng chỉ được hưởng thêm 0.3 mức lương tối thiểu. Chỉ 12/69 cán bộ không chuyên trách được hưởng mức phụ cấp từ 1,46 – 1,86 so với mức lương tối thiểu chung là quá thấp so với khối lượng công việc các nhóm đối tượng này đảm nhận trong thực tiễn.

Bên cạnh đó việc rất ít cán bộ được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và các cán

bộ nhóm này chỉ hưởng bảo hiểm là hưu trí và tử tuất cũng là nguyên nhân khiến người lao động cảm thấy bất công khi hoạt động nhiệm vụ được giao.

Đánh giá của các cán bộ không chuyên trách về mức lương, phụ cấp và chế độ đãi ngộ mà họ được hưởng đều là không hài lòng vì quá thấp, chỉ có một số lượng rất nhỏ cán bộ thể hiện sự hài lòng là do những người này là cán bộ về hưu, hoặc đã có nguồn thu khác nên hoạt động không vì mục đích hưởng lương. Các cán bộ không chuyên trách của xã Tân Lập (xã loại 1) có nhiều người hài lòng với mức phụ cấp và chế độ bảo hiểm được hưởng hơn so với 2 xã còn lại và xã Song Phượng có số lượng người hài lòng thấp nhất trong cả nhóm, thông tin cụ thể ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Đánh giá của cán bộ không chuyên trách các xã về chếđộ phụ

TT Chỉ tiêu Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Xã Song Phượng 30 100,00 Hài lòng 4 13,33 Không hài lòng 26 86,67 2 Xã Thọ An 32 100,00 Hài lòng 7 21,88 Không hài lòng 25 78,13 3 Xã Tân Lập 33 100,00 Hài lòng 8 24,24 Không hài lòng 25 75,76

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Do chế độ phụ cấp thấp, thời gian làm việc không cố địnhkhông đáp ứng đủ nhu cầu kinh tế của cán bộ không chuyên trách, đặc biệt là với cán bộ trẻ, điều kiện kinh tế còn khó khăn, nên rất nhiều các cán bộ không chuyên trách phải tranh thủ thời gian làm thêm các việc khác để đảm bảo điều kiện kinh tế của gia đìnhvà tiếp tục tham gia công tác, với hy vọng được cống hiến và làm việc phục vụ nhân dân trên địa bàn.

Hầu hết cán bộ không chuyên trách đều làm thêm các công việc khác đảm bảo thu nhập kinh tế cho gia đình như đi xây, phụ hồ, làm dịch vụ (dịch vụ rửa xe, cho thuê nhà trọ, phục vụ đám cưới, đám hiếu trong làng trong xã...), làm nghề tiểu thủ công nghiệp (làm đậu phụ, nhận gia công hàng may mặc, sản xuất nhôm kính

nhôm kính, cơ khí, dịch vụ vận tài...), buôn bán kinh doanh và sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn một số nghề khác (như làm bảo vệ, làm thuê thời vụ, chở hàng thuê....). Điều này giúp cán bộ không chuyêntrách có thêm thu nhập, nhất là những cán bộ là người trẻ, trụ cột gia đình, tuy nhiên cũng là nguyên nhân làm cho nhiều cán bộ không hoàn toàn tập trung cho hoạt động của cơ quan, địa phương. Điều này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh về mức phụ cấp, lương mà nhóm cán bộ không chuyên cấp xã trong thời gian tới để họ chuyên tâm và yên tâm công tác.

Hộp 4.1. Cũng muốn chuyên tâm mà khó quá

Tôi làm công an viên của xã hợp đồng được 10 năm rồi nhưng phụ cấp chức vụ của tôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế độ đãi ngộ đối với những hoạt động không chuyên trách trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)