Căn cứ, mục tiêu đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế độ đãi ngộ đối với những hoạt động không chuyên trách trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 80 - 82)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Giải pháp hoàn thiện thực hiện chế độ đãi ngộ đối với những người hoạt

4.4.1. Căn cứ, mục tiêu đề xuất giải pháp

Căn cứ vào nhu cầu về số lượng cán bộ không chuyên trách cấp xã mà huyện Đan Phượng cũng như thành phố Hà Nội sẽ có giải pháp để tiến hành tuyển dụng, đào tạo cán bộ không chuyên trách cũng như sắp xếp lại tổ chức bộ máy cán bộ cho phù hợp hơn trong thời gian tới. Qua điều tra cán bộ quản lý cấp huyện và cấp xã, nhu cầu nhân lực cho các vị trí cán bộ không chuyên trách được thể hiện ở bảng 4.20.

Qua bảng 4.20 không cần quy định chức danh Trưởng ban tổ chức Đảng, Chủ nhiệm UBKT Đảng, Trưởng ban tuyên giáo Đảng vì thực tế các chức danh này do đồng chí Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy phụ trách. Các chức danh nhân viên Đài truyền thanh, cán bộ quản lý nhà văn hóa, chủ tịch Hội chữ thập đỏ, cán bộ giao thông thủy lợi nông nghiệp; cán bộ quản lý nhà

văn hóa không cần quy định chức danh độc lập mà có thể bố trí kiêm nhiệm cụ thể: Nhân viên Đài truyền thanh có thể bố trí kiêm nhiệm các chức danh khác còn lại; cán bộ giao thông thủy lợi có thể do công chức Địa chính xây dựng kiêm nhiệm; Chủ tịch Hội chữ thập đỏ, cán bộ dân số gia đình và trẻ em có thể do công chức văn hóa phụ trách TBXH kiêm nhiệm; cán bộ quản lý nhà

văn hóa có thể bố trí Công chức văn hóa xã hội kiêm nhiệm, chức danh Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh có thể cơ cấu Phó chỉ trưởng ban chỉ huy quân sự

xã, Phó trưởng công an phụ trách hộ khẩu có thể do Công chức Tư pháp Hộ tịch phụ trách; cần bố trí chức danh cán bộ Khuyến nông viên và Nhân viên khuyết nông là một, vì chức năng nhiệm vụ của các chức danh này cũng tương đồng với nhau, khối lượng công việc cũng không nhiều do vậy cần bố trí kiêm

nhiệm để giảm số lượng người và tăng chế độ chính sách đãi ngộ đối với những người còn lại để họ yên tâm công tác. Mặt khác cũng cần mạnh dạn cơ

cấu cán bộ, công chức xã kiêm nhiệm các chức danh không chuyên trách, cũng như việc đẩy mạnh việc nhất thể hóa Bí thư chi bộ thôn, cụm dân cư, tổ dân phố kiêm trưởng thôn cụm, dân cư, tổ dân phố. Phó các đoàn thể kiêm các

chức danh ở thôn, cụm dân cư, tổ dân phố để giảm số lượng cán bộ, đồng thời phải tăng chi phụ cấp kiêm nhiệm để họ yên tâm công tác. Cũng cần phải đánh

giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của họ một cách khác quan trung thực, kịp thời động viên khen thưởng, tạo động lực để nâng cao tinh thần trách nhiệm.

Bảng 4.20. Nhu cầu về cán bộ không chuyên trách cấp xã ở huyện Đan Phượngtrong thời gian tới

TT Chức danh Rất cần Cần Không cần (có thể kiêm nhiệm) 1 Trưởng ban Tổ chức Đảng x 2 Chủ nhiệm UBKT đảng x

3 Trưởng Ban tuyên giáo x

4 Văn Phòng Đảng ủy x

5 Trưởng Đài truyền thanh x

6 Quản lý nhà văn hóa x

7 Nhân viên Đài truyền thanh x

8 Kế hoạch-GTTL-CN-NLN x

9 Phó Trưởng công an x

10 Phó Chỉ huy Trưởng quân sự x

11 Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc x

12 Phó Chủ tịch Hội CCB x

13 Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ x 14 Phó Chủ tịch Hội nông dân x

15 Phó Bí thư Đoàn thanh niên x x

16 Chủ tịch Hội Người cao tuổi x

17 Chủ tịch Hội chữ thập đỏ x

18 Công an viên thường trực tại xã x

20 Trưởng thú y x

21 Nhân viên khuyến nông x

22 Kỹ thuật viên bảo vệ thực vật x

23 Cán bộ Lao động TBXH x

24 Cán bộ Văn thư, thủ quỹ hoặc cán bộ làm công tác tiếp nhận hồ sơ hành chính theo cơ chế “ một cửa” (nơi chỉ có 1 công chức Văn phòng thống kê)

x

25 Cán bộ Dân số - Gia đình và trẻ em x

Tổng số 7 5 13

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế độ đãi ngộ đối với những hoạt động không chuyên trách trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)