Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế độ đãi ngộ đối với những hoạt động không chuyên trách trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 41 - 44)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa giới hành chính

Đan Phượng là huyện ngoại thành nằm phía Tây Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô gần 20km, có vị trí địa lý: phía Bắc giáp huyện Mê Linh (ranh giới tự nhiên là bãi sông Hồng), phía Nam giáp huyện Hoài Đức, phía Đông giáp huyện Đông Anh (ranh giới tự nhiên là bãi sông Hồng) và quận Bắc Từ Liêm, phía Tây

giáp huyện Phúc Thọ. Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính cấp xã gồm 1 thị trấn và

15 xã, trong đó có 3 xã loại 1 gồm xã Tân Lập, xã Tân Hội, xã Hồng Hà; 11 xã loại 2: Xã Đan Phượng, xã Đồng Tháp, xã Phương Đình, xã Thọ Xuân, xã Thọ An, xã

Trung Châu, xã Hạ Mỗ, xã Thượng Mỗ, xã Liên Hồng, xã Liên Hà, xã Liên Trung; 01 xã loại 3 là xã Song Phượng. Toàn huyện có 126 thôn, tổ dân phố,cụm dân cư.

Do thuận lợi về vị trí địa lý và địa hình tương đối bằng phẳng, có đường giao thông thuận lợi nên Đan Phượng là huyện chịu tác động khá mạnh của quá trình đô thị hóa và xây dựng các cụm công nghiệp, làng nghề. Những năm gần đây, đã có một số dự án xây dựng khu đô thị mới, các cụm công nghiệp được triển khai xây dựng trên địa bàn Đan Phượng như khu đô thị Tân Tây Đô trên địa bàn xã Tân Lập, cụm công nghiệp Thị Trấn Phùng (35,8 ha), cụm (điểm) công nghiệp làng nghề xã Đan Phượng (22,2 ha), cụm (điểm) công nghiệp làng nghề Sông Cùng xã Đồng Tháp (6,3 ha), cụm (điểm) công nghiệp làng nghề xã Tân Hội (4,72 ha), cụm (điểm) công nghiệp làng nghề xã Liên Hà (9,6 ha), cụm (điểm) công nghiệp làng nghề Hồ Điền xã Liên Trung (3,3 ha); đang thực hiện mở rộng cụm (điểm) làng nghề xã Liên Hà, Liên Trung, Đan Phượng. Song song với phát triển đô thị, công nghiệp – làng nghề, dịch vụ, nông nghiệp của huyện được quan tâm chú trọng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa chuyên canh tập trung, hướng tới sản xuất ứng dụng công nghệ cao.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Đan Phượng là 7.735,48 ha. Huyện Đan Phượng nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng và sông Đáy; địa hình

nghiêng dần từ tây Bắc xuống đông Nam, được phân làm 4 tiểu vùng tự nhiên là tiểu vùng ven Đáy và tiểu vùng ven sông Hồng có địa hình cao, trũng xen lẫn nhau, thường gây úng, hạn cục bộ; tiểu vùng Tiên Tân và tiểu vùng Đan Hoài là vùng đất phù sa, mầu mỡ, địa hình tương đối bằng phẳng.

3.1.1.3. Khí hậu - Thuỷ văn

a. Khí hậu

Huyện Đan Phượng mang các đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hè và mùa đông khô lạnh (đầu mùa đông hanh khô, cuối mùa đông ẩm ướt). Nhiệt độ trung bình vào mùa hè khoảng trên 230C,

mùa đông từ 15-160C. Chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên dao động nhiệt độ trong năm của Đan Phượng khá lớn với biên độ giao động từ 12-130C. Mùa nóng từ

tháng 5-9 với nhiệt độ nóng nhất trung bình trên 300C, cao nhất lên tới trên 370C,

mùa lạnh kéo dài khoảng 3-4 tháng (tháng 12- tháng 2 hoặc 3) tháng lạnh nhất (tháng 12,1) nhiệt độ xuống thấp <180C, thấp nhất là 50C, giữa mùa nóng và mùa lạnh có thời kỳchuyển tiếp tạo cho Đan Phượng thời tiết có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt. Độ ẩm không khí trung bình trong năm khoảng 83- 85%, tháng ẩm nhất

là tháng 3, 4 với độ ẩm lên tới 98%.

b. Thủy văn

Trên địa bàn huyện Đan Phượng có sông Hồng và sông Đáy chảy qua địa phận huyện, có tổng chiều dài khoảng 25 km trong đó sông Hồng dài khoảng 15 km, sông Đáy dài khoảng 10km. Vào mùa mưa, với tần suất xuất hiện đỉnh lũ của sông Hồng tại vùng Đan Phượng một phần đất bãi sông Hồng bị ngập. Lượng nước mưa trung bình 1.600-1.800mm trong năm.

3.1.1.4. Tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Đất đai có vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển kinh tế của huyện, đặc biệt trong bối cảnh đô thị hóa sâu rộng và mạnh mẽ như hiện nay. Sự thay đổi thực trạng sử dụng đất của huyện Đan Phượng được thể hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Đan Phượng năm 2014 - 2016 Loại đất Diện 2014 2015 2016 So sánh (%) Loại đất Diện 2014 2015 2016 So sánh (%) tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 15/14 16/15 BQ Tổng diện tích tự nhiên 7.735,48 100 7.735,48 100 7.735,48 100 100,00 100,00 100,00 1. Đất nông nghiệp 3.626,00 46,9 3.523,00 45,5 3.319,20 42,9 97,16 94,22 95,68

Đất sản xuất nông nghiệp 3.421,30 44,2 3.309,00 42,8 3.114,50 40,3 96,72 94,12 95,41

Đất nuôi trồng thuỷ sản 173,7 2,3 165 2,1 173,7 2,2 94,99 105,27 100,00

Đất nông nghiệp khác 11 0,1 6,4 0,1 31 0,4 58,18 484,38 167,87

2. Đất phi nông nghiệp 3.123,90 40,4 3.347,00 43,3 3.550,80 45,9 107,14 106,09 106,61

Đất ở 1.056,90 13,7 948,1 12,3 1.069,20 13,8 89,71 112,77 100,58

Đất chuyên dùng 1.155,10 14,9 1.180,30 15,3 1.260,70 16,3 102,18 106,81 104,47

Đất tôn giáo, tín ngưỡng 20,2 0,3 20,2 0,3 22,2 0,3 100,00 109,90 104,83

Đất nghĩa trang, nghĩa địa 55,7 0,7 60,6 0,8 60,6 0,8 108,80 100,00 104,31

Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng 835,3 10,8 1.137,40 14,7 1.137,40 14,7 136,17 100,00 116,69

Đất phi nông nghiệp khác 0,8 0 0,4 0 0,8 0,01 50,00 200,00 100,00

3. Đất chưa sử dụng 1.050,50 13,6 865,5 11,2 865,5 11,2 82,39 100,00 90,77

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện 7.735,48 ha đất, diện tích đất nông nghiệp năm 2016 có 3.319,2 ha, chiếm 42,9% tổng diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp là 3.550,8 ha, chiếm 45,9 % diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng còn 865,5 ha, chiếm (11,19%) chủ yếu là đất bãi bồi sông Hồng. Từ bảng 3.1 cho thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện có xu hướng giảm dần, năm 2016 giảm 306,8 ha so năm 2014, nguyên nhân giảm do phát triển đô thị, công nghiệp – làng nghề, xây dựng nhà máy nước sạch…

b. Tài nguyên nước

Ngoài nguồn nước mưa hàng năm, Đan Phượng được sông Hồng ở phía Bắc cung cấp nước qua hệ thống thủy nông Đan Hoài, nước của sông Đáy chạy dọc theo vùng bãi từ Thọ An đến Song Phượng. Ngoài ra trên địabàn huyện Đan Phượng còn có hệ thống ao hồ nằm xen kẽ trong khu dân cư với diện tích khoảng

211,02 ha. Nằm trong vùng trầm tích châu thổ sông Hồng nên về mặt địa chất thủy văn mang rõ nét tính chất của vùng châu thổ sông Hồng. Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mực nước sông Hồng có sự giảm sút nhiều nên ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm của Đan Phượng không còn dồi dào như trước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế độ đãi ngộ đối với những hoạt động không chuyên trách trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)