Đánh giá việc ban hành và cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế độ đãi ngộ đối với những hoạt động không chuyên trách trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 63 - 65)

hiện chính sách

Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ra đời đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc xác định chế độ, chính sách đối với đội ngũ ngũ cán bộ cấp cơ sở. Tuy nhiên Nghị định này ra đời trên cơ sở hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Cán bộ, công chức nên khi Luật Cán bộ, công chức năm 2008 ra đời, Chính phủ đã ban hành Nghị định 92/2009/NĐ-CP bãi bỏ Nghị định số 121/2003/NĐ-CP và

trong Nghị định này, Chính phủ sử dụng thuật ngữ “những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã” để phù hợp và thống nhất với Luật Cán bộ, công chức năm 2008.

Mặc dù Luật Cán bộ, công chức năm 2008 cũng như Nghị định số 92/2009/NĐ-CP sử dụng thuật ngữ “những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã” nhưng hiện nay, trong nhiều văn bản quản lý nhà nước của trung ương cũng như trong các văn bản quản lý nhà nước của Hà Nội và huyện Đan Phượng lại sử dụng thuật ngữ “cán bộ không chuyên trách ở cấp

xã”. Điều này đã tạo nên sự thiếu thống nhất trong việc sử dụng các thuật ngữ để chỉ về cùng một nhóm đối tượng làm việc tại cấp xã.

Bên cạnh đó, trong các văn bản quản lý nhà nước hiện hành vẫn chưa có văn bản nào đưa ra một khái niệm rõ ràng, đầy đủ về “những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã” cũng như chưa có những quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm của các chức danh không chuyên trách này.

Theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ và hướng dẫn của

Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn loại 1 không quá 22 người; ở xã, phường thị trấn loại 2 không quá 20 người; ở xã, phường, thị trấn loại 3 không quá 19 người. Tuy nhiên, quy định này chỉ mới dừng lại ở việc quy định khung số lượng còn việc quy định tên gọi cụ thể các chức danh không chuyên trách ở cấp xã thì vẫn chưa được xác định. Nghị định số 92/2009/NĐ-CP trao thẩm quyền này cho chính quyền địa phương cấp tỉnh

quy định (UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định chức danh những người hoạt động không chuyên trách). Nếu như trước đây, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP của Chính phủ liệt kê cụ thể các chức danh của nhóm đối tượng không chuyên trách thì Nghị định số 92/2009/NĐ-CP không quy định cụ thể các chức danh không chuyên trách mà tạo điều kiện linh hoạt cho các địa phương quy định. Điều này mặc dù phù hợp với xu thế phân cấp trong hoạtđộng quản lý nhà nước, tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương, tuy nhiên chính quy định này đã dẫn đến tình trạng mỗi địa phương đưa ra những quy định về các chức danh rất khác nhau, không thống nhất với nhau.

Bảng 4.7. Đánh giá của cán bộ thực thi chính sách về việc ban hành và cụ

thể hóa các chính sách với cán bộ không chuyên trách cấp xã (N=17) Nội dung đánh giá Ý kiến đồng ý Tỷ lệ (%)

Các văn bản hướng dẫn thực hiện đãi ngộ ban

hành kịp thời 15 88,24

Các văn bản hướng dẫn thực hiện đãi ngộ ban

hành nội dung cụ thể, chi tiết 17 100,00

Có văn bản cụ thể, thống nhất tên gọi, quy định chức năng nhiệm vụ cán bộ không chuyên trách cấp xã

17 100,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Trong thực tế 100% cán bộ thực thi chính sách đánh giá rằng có văn bản chính sách của Trung Ương, Thành phố và huyện quy định cụ thể, thống nhất tên gọi cũng như chức năng nhiệm vụ cụ thể của cán bộ không chuyên trách cấp xã. Điều này giúp việc tuyển dụng, sắp xếp nhân sự cho các vị trí này trên địa bàn huyện diễn ra tương đối thuận lợi. Tuy nhiên chỉ 88,24% cán bộ thực hiện cho rằng các văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ đãi ngộ với nhóm cán bộ này được ban hành kịp thời. Nguyên nhân là bởi thành phố Hà Nội và huyện Đan Phượng ban hành các văn bản cụ thể hóa các quy định của nhà nước về chế độ phụ cấp, bảo hiểm với nhóm cán bộ này còn chưa theo sát với thời điểm ban hành các văn bản quy định của nhà nước, gây nên sự chậm trễ trong quá trình triển khai các đãi ngộ cho cán bộ không chuyên trách cấp xã của huyện Đan Phượng thời gian qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế độ đãi ngộ đối với những hoạt động không chuyên trách trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)