Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế độ đãi ngộ đối với những hoạt động không chuyên trách trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 49)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Nhà nước có nhiều chính sách hướng tới đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, cũng như đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách nói riêng

trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tôi lựa chọn Đan Phượng là điểm nghiên cứu vì một số lý do sau:

Thứ nhất: huyện Đan Phượng có đội ngũ cán bộ không chuyên trách cấp xã tương đối đông hàng nghìn người, với đặc thù các xã ở cả 3 nhóm xã loại 1, loại 2 và loại 3 nên đãi ngộ với nhóm cán bộ không chuyên trách các xã nàycũng có sự khác nhau và trong quá trình triển khai thực hiện chính sách còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Địa điểm nghiên cứu cụ thể làm 3 xã đại diện cho 3 loại xã hiện có trên địa bàn huyện Đan Phượng, cũng như cả nước hiện nay bao gồm các xã: Song Phượng (là xã loại 3); Thọ An (là xã loại 2); Tân Lập (là xã loại 1).

Thứ hai: Trong thực tế, việc thực hiện chế độ đãi ngộ đối với những người hoạt động không chuyên trách đã có sự điều chỉnh, thay đổi theo hướng có lợi và khuyến khích đội ngũ cán bộ này hoạt động chuyên tâm tuy nhiên, hiện nay, chế độ đãi ngộ cho nhóm cán bộ không chuyên trách ở Đan Phượng nói riêng, Hà Nội và cả nước nói chung vẫn ở mức thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động.

3.2.2. Phương pháp thu thậpsố liệu

3.2.2.1. Thu thập số liệu và thông tin thứ cấp

Bảng 3.4. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

TT Nội dung số liệu Địa điểm thu thập Phương pháp thu thập

1 Số liệu về cơ sở lí luận, thực tiễn ở Việt Nam và thế giới

Sách báo, internet có liên quan

Tra cứu, chọn lọc

thông tin 2 Số liệu về địa bàn nghiên

cứu: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Đan Phượng

Báo cáo quyết toán ngân sách hằng năm, báo cáo

thống kê hàng năm của huyện Đan Phượng

Tìm hiểu tổng hợp từ các báo cáo, phỏng vấn cán bộ

huyện 3 Số liệu về các chính sách và

kết quả thực hiện chế độđãi ngộ những người hoạt động

không chuyên trách trên địa

bàn huyện

Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã

hội, quyết toán ngân sách của huyện và các xã trong huyện;

Tìm hiểu, khảo sát,

phỏng vấn cán bộ thực hiện chế độ,

tổng hợp từ các báo cáo của huyện

Thông tin thứ cấp bao gồm cơ sở lý luận của đề tài từ các nguồn sách, báo, tạp chí, website….có liên quan đến chính sách đãi ngộ cho cán bộ không chuyên trách

cấp xã. Thôn tin số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu có ảnh hưởng tới số lượng cán bộ không chuyên trách và các nhân tố ảnh hưởng tới thực hiện chế độ đãi ngộ với nhóm cán bộ này được thu thập từ các đơn vị chức năng của huyện.

Các dữ liệu, báo cáo có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài được thu thập từ các phòng, ban, ngành: Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Nội vụ, Chi Cục thống kê, Phòng Lao động – thương binh và xã hội, Kho bạc nhà nước...

3.2.2.2. Thu thập số liệu và thông tin sơ cấp

Bảng 3.5. Bảng phân bổ sốlượng mẫu điều tra

STT Nội dung Số lượng phiếu điều tra

1 Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện 8

1.1 UBND huyện 2

1.2 Phòng Tài chính – KH huyện 2

1.3 Phòng Nội vụ 2

1.4 Bảo hiểm xã Hội huyện 2

2 Cán bộ cấp xã 104

2.1 Xã Song Phượng( Là xã loại 3) 33

- Cán bộ thực hiện chế độ 3

- Những người hoạt động không chuyên trách 30

2.2 Xã Thọ An( Là xã loại 2) 35

- Cán bộ thực hiện chế độ 3

- Những người hoạt động không chuyên trách 32

2.3 Xã Tân Lập( Là xã loại 1) 36

- Cán bộ thực hiện chế độ 3

- Những người hoạt động không chuyên trách 33

Tổng số phiếu điều tra (=1+2) 112

Phương pháp thu thập số liệu chủ yếu là điều tra phỏng vấn trực tiếp theo bảng câu hỏi đã thiết kế đối với cán bộ quản lý, chuyên quản UBND huyện,

Phòng Tài chính – Kế hoạch, Bảo hiểm xã Hội huyện; Phòng Nội vụ huyện, Chủ tịch UBND các xã, công chức tài chính – kế toán về chính sách, chế độ đãi ngộ và đánh giá việc thực hiện chế độ đãi ngộ với cán bộ không chuyên trách cấp xã.

Ngoài ra còn phỏng vấn trực tiếp các cán bộ không chuyên trách đại diện cho 3 xã loại 1, 2 và 3 của huyện. Phỏng vấn điều tra các cá nhân về việc triển khai thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã, đánh giá của đối tượng thụ hưởng về những đãi ngộ mà họ nhận được cũng như ảnh hưởng của việc nhận đãi ngộ với điều kiện kinh tế, khả năng làm việc của cán bộ không chuyên trách tại các địa bàn nghiên cứu.

3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Sau khi thu thập thông tin, dữ liệu, toàn bộ các thông tin dữ liệu này sẽ được tổng hợp, chọn lọc và phân loại các thông tin có liên quan phục vụ đề tài

nghiên cứu, tính toán các chỉ tiêu, so sánh, đối chiếu và đánh giá để có thể đưa ra kết luận cần thiết, phù hợp.

Thông tin định tính sử dụng phương pháp tổng hợp, phân loại và so sánh đi kèm với xử lý bằng phần mềm Excel các thông tin định lượng.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê để phân tích biến động và xu hướng biến động, sự thay đổi định mức thực hiện chế độđãi ngộ đối với những người hoạt động không chuyên trách, thực hiện trên đối tượng là kết quả thực hiện hàng tháng, hàng kỳ báo cáo.

Phương pháp thống kê so sánh: So sánh giữa các xã về tình hình thực hiện chế độ, tình hình tiếp nhận, thực thi và kết quả của chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách để so sánh tình hình, kết quả thực hiện chế độ của các xã qua các giai đoạn, các năm, so sánh trước và sau khi thực hiện

chính sách.

Phương pháp phân tích trường hợp điển hình: Để phân tích sâu đánh giá của những người hoạt động không chuyên trách về tình hình thực hiện chế độ,

phân tích những đánh giá của họ trong phỏng vấn sâu.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của người hoạt động không chuyên

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiện chế độ đãi ngộ với cán bộ không chuyên trách:

+ Số lượng, tỷ lệ những người hoạt động không chuyên trách biết về nguồn

thông tin thực hiện chế độđối với họ.

+ Số lượng, tỷ lệ người hoạt động không chuyên trách được tập huấn về

chính sách đối với họ.

+ Số lượng, tỷ lệ cán bộ được bồi dưỡng tập huấn về chính sách.

+ Số lượng, tỷ lệ người được hưởngchế độ đãi ngộ

+ Số lượng, tỷ lệ người được tham gia BHXH, BHYT

+ Tổng số ngườiđược hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, thành phố, huyện, xã

+ Đánh giácủa người thụ hưởngvề mức hỗ trợ của chính sách với điều kiện kinh tế và thực tiễn kinh tế - xã hội

+ Đánh giá về thủ tục thực hiện chế độ có phù hợp với điều kiện của những người hoạt động không chuyên trách và thời gian thực thi có kịp thời.

+ Đánh giá của những người hoạt động không chuyên trách về kết quả thực

thi chính sách hiện nay.

+ Đánh giá của đối tượng thụ hưởng về sự tương xứng chế độ đãi ngộ với nhiệm vụ công việc

- Chỉ tiêu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chế độ

+ Tỷ lệ cán bộ xã, thôn có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp.

+ Tỷ lệ cán bộ đã biết về chính sách và qua đào tạo, tập huấn về tình hình

triển khai chính sách.

+ Nguồn kinh phí để thực hiện đãi ngộ với cán bộ không chuyên trách các cấp.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KHÔNG CHUYÊN

TRÁCH HUYỆN ĐAN PHƯỢNG

4.1.1. Khái quát quá trình hình thành, hoạt động và chức năng, nhiệm vụ của những người hoạt động không chuyên trách của những người hoạt động không chuyên trách

Năm 1998, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Cán bộ, công chức điều chỉnh về cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội. Đối với cấp xã, Pháp lệnh Cán bộ, công chức ra đời đã giúp các cơ quan nhà nước có cơ sở phân định được cán bộ cấp xã, công chức cấp xã với “những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã”. Trên cơ sở Pháp lệnh Cán bộ, công chức, ngày 21/10/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2003/NĐ-CP quy định về số lượng, chế độ, chính sách đối với cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã, chế độ đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã. Nghị định số 121/2003/NĐ-CP lần đầu tiên tách bạch “cán bộ, công chức cấp xã” với những “người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã” và Nghị định này sử dụng thuật ngữ “cán bộ không chuyên trách ở cấp xã”, để chỉ nhóm đối tượng là những người hoạt động không chuyên trách. Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ra đời đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng cho việc xác định chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Tuy nhiên, Nghị định này ra đời trên cơ sở hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Cán bộ, công chức. Mặc dù Luật Cán bộ, công chức năm 2008 cũng như Nghị định số 92/2009/NĐ-CP sử dụng thuật ngữ “những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã” nhưng hiện nay, trong nhiều văn bản quản lý nhà nước của trung ươngcũng như trong các văn bản quản lý nhà nước của một số địa phương lại sử dụng thuật ngữ “cán bộ không chuyên trách ở cấp xã”, cá biệt có địa phương còn sử dụng thuật ngữ “cán bộ hoạt động không chuyên trách ở cấp xã” hoặc sử dụng thuật ngữ “cán bộ bán chuyên trách cấp xã” để chỉ nhóm đối tượng này. Điều này đã tạo nên sự thiếu thống nhất trong việc sử dụng các thuật

ngữ để chỉ về cùng một nhóm đối tượng làm việc tại cấp xã.

Bên cạnh đó, trong các văn bản quản lý nhà nước hiện hành vẫn chưa có văn bản nào đưa ra một khái niệm rõ ràng, đầy đủ về “những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã” cũng như chưa có những quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm của các chức danh không chuyên trách này.

Theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ và hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn loại 1 không quá 22 người; ở xã, phường thị trấn loại 2 không quá 20 người; ở xã, phường, thị trấn loại 3 không quá 19 người. Tuy nhiên, quy định này chỉ mới dừng lại ở việc quy định khung số lượng còn việc quy định tên gọi cụ thể các chức danh không chuyên trách ở cấp xã thì vẫn chưa được xác định. Nghị định số 92/2009/NĐ-CP trao thẩm quyền này cho chính quyền địa phương cấp tỉnh quy định (UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định chức danh những người hoạt động không chuyên trách). Nếu như trước đây, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP của Chính phủ liệt kê cụ thể các chức danh của nhóm đối tượng không chuyên trách thì Nghị định số 92/2009/NĐ-CP

không quy định cụ thể các chức danh không chuyên trách mà tạo điều kiện linh hoạt cho các địa phương quy định. Điều này mặc dù phù hợp với xu thế phân cấp trong hoạt động quản lý nhà nước, tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương, tuy nhiên chính quy định này đã dẫn đến tình trạng mỗi địa phương đưa ra những quy định về các chức danh rất khác nhau, không thống nhất với nhau.

Sự không thống nhất thể hiện trong việc quy định tên gọi của các chức danh này ở các địa phương. Ví dụ chức danh của người làm công tác tuyên giáo có địa phương quy định là “cán bộ tuyên giáo”, có địa phương lại quy định là “Trưởng ban Tuyên huấn” hoặc “Trưởng ban Tuyên giáo”; chức danh của người làm công tác tổ chức của Đảng ủy cấp xã có nơi gọi là “cán bộ tổ chức”, có nơi gọi là “Trưởng ban Tổ chức Đảng ủy”; chứcdanh làm công tác văn phòng Đảng ủy có nơi gọi là “Thường trực Văn phòng Đảng ủy” có nơi gọi là “cán bộ Văn phòng Đảng ủy”; chức danh làm công tác dân vận thì có nơi gọi là “Thường trực Khối dân vận”, có nơi gọi là “Trưởng ban Dân vận” hoặc “cán bộ dân vận”; chức danh làm công tác kiểm tra thì có nơi gọi là “cán bộ kiểm tra” nơi gọi là “Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng”,... Việc các địa phương quy định về cùng một chức danh nhưng đưa ra cách gọi tên khác nhau là điều không cần thiết. Hơn thế nữa, đây là

các chức danh của những cán bộ cơ sở nằm trong hệ thống chính trị cơ sở. Do đó khi quy định về “những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã” cần có quy định thống nhất về các chức danh để tránh sự tùy tiện trong quy định của địa phương, ảnh hưởng đến tính thống nhất trong hoạt động quản lý, điều hành.

42

Bảng 4.1. Khái quát các chính sách về cán bộ không chuyên trách cấp xã STT Số, ký hiện văn bản Ngày tháng ban hành Cơ quan

ban hành Trích yếu Ngày có

hiệu lực

1 22/2008/QH12 13/11/2008 Quốc hội Luật Cán bộ, công chức 01/01/2010

2 58/2014/QH13 20/11/2014 Quốc hội Luật Bảo hiểm xã hội 01/01/2016

3 43/2009/QH12 23/11/2009 Quốc hội Luật Dân quân tự vệ 01/7/2010

4 06/2008/PL- UBTVQH12

21/11/2008 UBTVQH Pháp lệnh Công an xã 01/7/2009

5 58/2010/NĐ-CP 01/6/2010 Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ 20/7/2010 6 92/2009/NĐCP 20/10/2009 Chính phủ Về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở

xã, phường, thị trấnvà những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã 01/01/2010

7 03/2010/TTLT- BNV-BTC- BLĐTB&XH 27/5/2010 Liên bộ Nội vụ - Tài chính LĐTBXH

Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP Sau 45 kể

từ ngày ký

8 31/2013/QĐ-

UBND 06/8/2013

UBND TP

Hà Nội

Sốlượng, chức danh, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên

trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hà Nội 01/8/2013 Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ (2017)

Quy định về việc tuyển chọn những người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Những người hoạt động không chuyên trách cấp xã là đội ngũ dự bị của cán bộ, công chức cấp xã, là nguồn quan trọng để bổ sung, hoàn thiện đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Họ là lực lượng luôn song hành cùng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong việc làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, trực tiếp tham gia vào các hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở. Đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là lực lượng có nhiều đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Do đó, cũng phải quan tâm đến việc tuyển dụng, bố trí các chức danh này. Hiện nay, các chức danh không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế độ đãi ngộ đối với những hoạt động không chuyên trách trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)