(1) Ngân hàng và công ty bán lẻ ký kết hợp đồng mua bán nợ.
(2) Công ty bán lẻ và nguời tiêu dùng ký kết hợp đồng mua bán chịu hàng hoá. (3) Công ty bán lẻ giao tài sản cho nguời tiêu dùng.
(4) Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu hàng hoá cho ngân hàng. (5) Ngân hàng thanh toán tiền cho các công ty bán lẻ.
(6) Nguời tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng.
CVTD gián tiếp có một số ưu điểm so với CVTD trực tiếp như:
■Cho phép ngân hàng tăng doanh số CVTD, giảm đuợc chi phí cho vay.
■Là nguồn gốc của việc mở rộng quan hệ với khách hàng và các hoạt động ngân hàng khác.
■Trong truờng hợp có quan hệ với các công ty bán lẻ tốt, CVTD gián tiếp an toàn hơn CVTD trực tiếp.
Ngoài ra nó còn có một số nhược điểm sau:
■Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với nguời tiêu dùng đã đuợc bán chịu.
■Thiếu sự kiểm soát của ngân hàng khi công ty bán lẻ thực hiện việc bán chịu hàng hoá.
17
■ Kỹ thuật nghiệp vụ CVTD gián tiếp có tính phức tạp cao.
Do những nhược điểm trên, rất nhiều Ngân hàng không mặn mà với hình thức CVTD gián tiếp, và chỉ có những Ngân hàng nào có cơ chế kiểm soát tín dụng rất chặt chẽ mới tham gia vào hoạt động CVTD này.
1.1.6. Quy trình Cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại
Nhìn chung, quy trình cho vay luôn được bắt đầu từ giai đoạn tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc với giai đoạn tất toán, thanh lý hợp đồng tín dụng.
Quy trình cho vay được tiến hành theo ba bước: - Thẩm định trước khi cho vay.
- Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay.
- Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay. Quy trình cho vay của NHTM được tóm tắt qua sơ đồ sau: