NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng đang ngày càng gay gắt, nhất là giữa các ngân hàng trong nước với nhau, giữa ngân hàng với các tổ chức tài chính. Tuy nhiên trong lĩnh vực CVTD, các tổ chức tài chính chưa thực sự là đối thủ cạnh tranh mạnh. Hầu hết các ngân hàng đều tích cực mở rộng hoạt động CVTD, bởi lẽ, hơn ai hết, họ ý thức được những lợi ích to lớn mà CVTD mang lại: việc tập trung tương đối vào khu vực dân cư đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng tạo dựng danh tiếng trong khu vực hoạt động, đồng thời có thể thu hút nguồn vốn huy động ổn định và thu về một tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
1.4.1. Cho vay tiêu dùng tại các Ngân hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội
CVTD là một trong những phân khúc thị trường tín dụng đem lại nguồn thu nhập quan trọng và tạo điều kiện cho các Ngân hàng TMCP trên địa bàn Hà Nội phát triển, nên cũng được hệ thống ngân hàng tập trung đẩy mạnh cạnh tranh, mở rộng. Đối thủ cạnh tranh chính trong hoạt động CVTD trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể chia làm 3 nhóm chính:
> Nhóm 1: Bao gồm các NHTM quốc doanh. Đây là các ngân hàng có ưu điểm nổi trội về vốn, thị trường, bề dày hoạt động và mạng lưới đối tác. Các ngân hàng
này có quy mô hợp lý, cơ cấu tối ưu, giá thành huy động vốn rẻ, vì vậy có sự cạnh tranh mạnh về giá, song điểm yếu của phân khúc Ngân hàng TM quốc doanh là chất lượng và tinh thần phục vụ khá yếu. Tuy nhiên, gần đây phân khúc Ngân hàng quốc doanh đã bắt đầu đầu tư vào nâng cấp chất lượng dịch vụ, cạnh tranh ngày càng mạnh trong lĩnh vực CVTD, tạo sức ép ngày càng cao lên các ngân hàng cổ phần.
28
> Nhóm 2: Nhóm các ngân hàng cổ phần như Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP ACB, Ngân hàng TMCP Tiên Phong....
> Nhóm 3: Các công ty tài chính tiêu dùng như FE Credit, Home Credit...
❖ Xu hướng CVTD của một số ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hà
Nội:
> Một là, cho vay xây dựng và sửa chữa lớn nhà ở:
Đối với người Á Đông nói chung cũng như người Việt Nam nói riêng, việc mua đất, xây hoặc sửa chữa nhà ở là công việc trọng đại trong đời người. Để có thể mở rộng cho vay lĩnh vực này, các NHTM cần tổ chức các cuộc điều tra rộng rãi để nắm bắt nhu cầu thực sự của người dân, từ đó xây dựng chiến lược khách hàng và đề ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay về lĩnh vực nhà ở.
> Hai là, cho vay tiêu dùng thông thường:
Nhu cầu tiêu dùng của người dân luôn rất lớn, như mua phương tiện phục vụ nhu cầu đi lại, sắm sửa tiện nghi sinh hoạt để cải thiện đời sống, nhu cầu học tập nâng cao kiến thức. Thực tế, trong thời gian vừa qua, khi các NHTM triển khai các sản phẩm CVTD, số lượng khách hàng có nhu cầu đến ngân hàng để liên hệ vay đã vượt mức dự đoán của các ngân hàng. Song số lượng khách hàng đó mới chủ yếu là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, nhân viên văn phòng.. Qua đó cho thấy, tiềm năng để phát triển loại hình tín dụng này là cực kỳ lớn, đang cần các ngân hàng có chiến lược và chính sách cụ thể để đáp ứng với nhu cầu của nhân dân.
Top 3 ngân hàng cho vay tiêu dùng nổi bật nhất hiện nay có thể kể đến VietcomBank, VPBank, SacomBank. Trong đó, Vietcombank đang dẫn đầu về mọi mặt: dư nợ, huy động, lợi nhuận.nói chung, cùng như doanh số cho vay tiêu dùng nói riêng, Vietcombank là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được cổ phần hóa và hoạt động với tư cách ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Với lợi thế nguồn vốn huy động lớn, có bề dày lịch sử hoạt động, Vietcombank là tổ chức tín dụng được người dân tin tưởng chọn lựa khi có nhu cầu. Dịch vụ cho vay tiêu dùng tại Vietcombank được triển khai với nhiều hình thức đa dạng: Vay tín chấp công nhân viên, Vay tín chấp cán bộ quản lý, Vay thấu chi tài khoản cá nhân, Vay cầm cố Giấy tờ có giá.Với lợi thế nguồn vốn tốt, lãi suất khoản vay tại
29
VietcomBank ~9-10%/năm, là mức lãi vô cùng cạnh trạnh trên thị trường.
Bên cạnh VietcomBank, VPBank và SacomBank cùng là 2 Ngân hàng thương mại cổ phần có tiếng trên thị trường. Tuy không có lợi thế về nguồn vốn như Vietcombank, VPBank và SacomBank cũng có lợi thế về bề dày thời gian hoạt động (VPBank thành lập năm 1993; SacomBank thành lập năm 1991), cũng như chất lượng dịch vụ và sự đa dạng sản phẩm.
Hiện tại trên thị trường, ít ai không biết đến sản phẩm tín dụng tín chấp của VPBank, đây là một trong những thế mạnh lớn nhất của Ngân hàng này. VP Bank là ngân hàng phát triển bền vững, vững chắc trong suốt thời gian hoạt động với sự tặng trưởng vượt bậc bởi xây dựng và triển khai các chiến lược cung cấp sản phẩm dịch vụ đáp ứng cực rộng với mọi phân khúc đối tượng khách hàng, luôn phục vụ khách hàng với thái độ thân thiện và tốc độ nhanh nhất.
Bên cạnh VPBank, SacomBank cũng là ngân hàng thương mại cổ phần phát triển
nhanh và mạnh trong suốt 28 năm hoạt động. Là một trong “Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2018”, Sacombank được đánh giá cao về năng lực tài chính, kinh nghiệm kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng, tạo được vị thế trên thị trường tài chính ngân hàng, đồng thời được khách hàng đánh giá tích cực về chất lượng sản phẩm
và dịch vụ trong năm 2017 - 2018. Tổng dư nợ năm 2018 của SacomBank đạt 257.172 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2017, song song giảm tỷ lệ nợ xấu đã giảm về mức 2,11%,
lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 2.247 tỷ đồng. Đi sâu vào sản phẩm cho vay tiêu dùng,
Sacombank cung cấp những gói sản phẩm cho vay tiêu dùng nhanh, không yêu cầu bắt buộc có tài sản đảm bảo, lãi suất dao động 15-16%/năm.
Để đạt được kết quả như vậy, ngoài việc sở hữu nguồn vốn tốt như Vietcombank, điểm chung của cả ba Ngân hàng trên đều tập trung vào việc nghiên cứu thị trường, liên tục đưa ra các sản phẩm linh hoạt, phù hợp điều kiện nhiều phân khúc khách hàng. Bên cạnh đó, việc mở rộng mạng lưới chi nhánh rông khắp cả nước, cũng như đẩy mạnh marketing trên thị trường, giúp các ngân hàng dễ dàng tiếp cận với nhu cầu và thị hiếu của người dân.
30
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho việc mở rộng Cho vay tiêu dùng tại Ngân hàngThương mại Cổ phần Tiên Phong Thương mại Cổ phần Tiên Phong
■Để mở rộng thành công dịch vụ CVTD trên thị trường, TPBank cần đẩy mạnh
tập trung nghiên cứu thị trường, xác định lại khả năng nguồn vốn và mục tiêu phát triển
của ngân hàng, từ đó xây dựng chiến lược phát triển phù hợp. Chiến lược phát triển tổng thể phải được xây dựng trên cơ sở mục tiêu của doanh nghiệp, chiến lược khách hàng, chiến lược phát triển sản phẩm và hệ thống mạng lưới, cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
■Một mặt, TPBank cần có hệ thống mạng lưới chi nhánh phù hợp theo chiến lược tổng thể. Có thể nhìn rõ từ hệ thống 3 Ngân hàng VietcomBank, VPBank, SacomBank, mạng lưới chi nhánh dày đặc, phủ khắp toàn quốc, thâm chí phát triển chi nhánh ở cả vùng tỉnh, huyện nông thôn. Tuy nhiên, việc phát triển mạng lưới cũng phải căn cứ vào khả năng ứng dụng công nghệ, chiến lược phát triển khách hàng và khả năng khai thác hiệu quả thị trường. Thực tế, một bộ phận ngân hàng thành công trong hoạt động mở rộng do phát triển mạng lưới rộng khắp hoặc khai thác dịch vụ thông qua mạng lưới của bên thứ ba, nhưng cũng có những ngân hàng thành công nhờ ứng dụng công nghệ, giúp gọn nhẹ, tinh giảm mạng lưới, tạo điều kiện tập trung hơn cho các đối tượng khách hàng theo chiến lược đề ra. Tuy vậy, do điều kiện công nghệ thông tin tại Việt Nam hiện nay còn yếu, người dân cũng chưa hoàn toàn hiểu biết, việc ứng dụng công nghệ trong quá trình mở rộng CVTD còn gặp nhiều khó khăn, cần thời gian dài để phát triển và thích nghi.
■Mặt khác, muốn mở rộng hoạt động CVTD, TPBank phải xây dựng chiến lược
Marketing phù hợp với văn hóa của người dân, nhằm gây dựng hình ảnh và thương hiệu mạnh trên thị trường. Hiện nay, ngoài các ngân hàng thương mại quốc doanh, ít người không biết đến khi nhắc đến VPBank và SacomBank. Có thể nói, 2 ngân hàng này luôn có các phương thức Marketing phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đặc biệt
như VPBank, có thể thấy Ngân hàng này hiện tại đang để lại rất nhiều dấu ấn cho Khách hàng, ví dụ như việc trang trí hệ thống đèn led nhiều màu sắc và hình thức
31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua chương 1, chúng ta cũng đã phần nào hiểu được những vấn đề căn bản về lý do hình thành cũng như các đặc điểm, vai trò, quy trình và các nhân tố ảnh hưởng đến CVTD, giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về chất lượng và sự cần thiết phải mở rộng Hoạt động CVTD tại Ngân hàng thương mại. Ngoài ra, chương còn đưa ra đặc điểm về CVTD tại các Ngân hàng TMCP hàng đầu hiện tại, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm tổng quan trong việc phát triển CVTD tại ngân hàng TMCP Tiên Phong; qua đó làm nền tảng tiền đề, cơ sở lý luận cho quá trình phân tích, đánh giá ở các chương tiếp theo. Để đi sâu hơn vào hoạt động cho vay tiêu dùng chúng ta sẽ chuyển sang những chương sau - vấn đề trung tâm của khóa luận. Trước hết là thực trạng, hiệu quả về CVTD tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong - chi nhánh Hà Nội qua bức tranh toàn cảnh ở chương 1.
32
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG
- CHI NHÁNH HÀ NỘI