Nhận xét về dịch vụ Cho vay tiêu dùng của TPBank Chi nhánh Hà Nộ

Một phần của tài liệu 0726 mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP tiên phong chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 54 - 59)

2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG

2.1.3. Nhận xét về dịch vụ Cho vay tiêu dùng của TPBank Chi nhánh Hà Nộ

trong giai đoạn 2016-2018

Nhìn chung, trong giai đoạn 2016-2018 tình hình hoạt động CVTD của TPBank - Chi nhánh Hà N ội đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Tuy việc phát sinh nợ quá hạn chưa thể hạn chế, nhưng với nỗ lực và chính sách nâng cao chất lượng CVTD của TPBank nói chung và TPBank - Chi nhánh Hà Nội nói riêng, tỷ trọng và giá trị dư nợ quá hạn CVTD đã có chiều hướng giảm trong giai đoạn qua, đặc biệt từ năm 2016 sang năm 2017 tỷ trọng đã giảm từ 1,73% xuống 1,11%.

Nhờ vào sự mở rộng không ngừng cả về quy mô lẫn chất lượng tín dụng, chi nhánh ngày càng thu hút được nhiều khách hàng, đặc biệt là đối với thị trường người tiêu dùng r ộng lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là một hướng phát triển hoàn toàn đúng đắn. Đạt được kết quả đó, một mặt là do điều kiện khách quan về nhu cầu mua sắm, chi tiêu của người dân ngày càng được nâng cao kéo theo tín dụng tăng lên rõ rệt, mặt khác là do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường là thách th ức cũng là động lực để chi nhánh phát triển sản phẩm, dịch vụ, củng cố và phát triển thị phần. Ngoài ra, không thể không kể đến yếu tố nội lực của TPBank - Chi nhánh Hà Nội tăng mạnh trong năm 2018: nguồn vốn tăng lên, mạng lưới phát triển nhiều địa bàn trên thành phố, cùng với uy tín hoạt động lâu năm và nền tảng khách hàng bền vững là điều kiện lợi cho ngân hàng mở rộng các sản phẩm dịch vụ trên thị trường.

Để có một môi trường phát triển thuận lợi như vậy cũng không thể phủ nhận rằng Hà Nội - trái tim của cả nước - là một Thành phố có nền kinh tế hết sức năng động, có các lợi thế thuận tiện cho việc phát triển của ngành ngân hàng nới chung và TPBank - Chi nhánh Hà Nội nói riêng.

Điểm duy trì Điểm mới xuất hiện Điểm cải thiện

42

> Phân tích đối thủ cạnh tranh của TPBank trên địa bàn

Hà Nội là thủ đô của cả nước, là trung tâm đầu não kinh tế - chính trị - xã hội với những lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống cơ sở hạ tầng.. .cùng với các nỗ lực cải cách hành chính - kinh tế nên những năm qua, GDP của Thành phố Hà Nội liên tục tăng ở mức khá cao, giai đoạn 2016-2018 tăng bình quân 6.87%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

Tiềm năng kinh tế phát triển như vậy nên hoạt động tiền tệ và ngân hàng tại Hà Nội rất sôi động, có sự tham gia của hơn 40 tổ chức tín dụng (gồm có 9 NHTM Nhà nước và hơn 34 NHTM cổ phần), với mạng lưới hoạt động dày đặc, rộng lớn (hơn 1700 Chi nhánh - Phòng giao dịch - Quỹ tiết kiệm..) trên địa bàn.

Các NHTM trên địa bàn thành phố Hà Nội đã bắt đầu quan tâm đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào khai thác thị trường bán lẻ, tăng cường tiếp cận với khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khi chuyển sang bán lẻ, thị trường hoạt động của các ngân hàng sẽ lớn hơn, tiềm năng phát triển tăng lên và có khả năng phân tán rủi ro trong kinh doanh. Bên cạnh đó, Hà Nội là một Thành phố có kim ngạch xuất khẩu đạt mức tăng trưởng khá qua từng năm. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 11,523 tỷ USD, con số này tăng hơn 39% trong năm 2018. Đây là thị trường tiềm năng cho hoạt động bán lẻ của các Ngân hàng, dẫn đến cuộc cạnh tranh giành thị phần diễn ra ngày càng gay gắt.

> Phân tích ma trận SWOT

Ta có cái nhìn tổng quan về TPBank qua mô hình SWOT như sau: 43

Điểm mạnh - Có truyền thống hoạt động, uy tín với Khách hàng - Có cổ đông góp vốn là những doanh nghiệp lớn, có uy tín trên thị trường - Có điểm mạnh trên thị trường về mặt công nghệ, các sản phẩm dịch vụ gắn liền với ứng dụng tiện ích như Ebank,nternet Banking, LiveBank, Savy...

- Thương hiệu ngày càng được nhiều người biết đến.

- Nguồn nhân lực trẻ trung năng động, được đào tạo tốt. - Chính sách dành cho mảng Bán lẻ đang ngày càng được xây dựng và hoàn thiện. - Các sản phẩm đang ngày càng đa dạng: sản phẩm tiền gửi đang ngày càng phong phú về kỳ hạn, lãi suất, phù hợp với mọi đối tượng; sản phẩm tín dụng ngày càng được mở rộng, thích hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

- Chính sách Marketing ngày càng được chú trọng.

Điểm

yếu - Quy mô hoạt động vẫnchưa lớn. - Cơ cấu hoạt động kinh doanh, cơ cấu Khách hàng vẫn chưa được đa dạng hóa.

- Hiệu quả hoạt động của một số Chi nhánh, Phòng giao dịch vẫn chưa đáp ứng được chỉ tiêu của Ngân hàng. - Còn nhiều sản phẩm dịch vụ vẫn đi theo lối mòn cũ, cách vận hành cồng kềnh, chưa thực sự

- Do ảnh hưởng từ thị trường kinh tế - xã hội, một

phần khách hàng truyền thống gặp khó khăn trong kinh doanh, cũng như do sự thẩm định, kiểm soát chưa thật sự sát sao, dẫn đến khả năng nợ quá hạn phát sinh lớn - Tình hình khó khăn chung

của nền kinh tế trong giai đoạn vừa qua dẫn đến việc

nhiều khách hàng thu hẹp sản xuất, nhu cầu tín dụng giảm, dẫn đến nguồn thu

- về cơ bản, hệ thống sản phẩm vẫn đang đáp ứng được phần lớn yêu cầu của Khách hàng.

đáp ứng tiêu chí Ngân hàng số hiện đại.

của Ngân hàng cũng sẽ giảm theo

Cơ hội

- Sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời, sát sao từ Ban lãnh đạo tới các Chi nhánh.

- Ngành Ngân hàng hiện tại vẫn đang trên đà phát triển với nhiều sản phẩm, dịch vụ mới. - Đời sống - kiến thức xã hội của người dân đang ngày càng được nâng cao, nhu cầu sử dung dịch vụ ngân hàng ngày càng gia tăng

Thách

thức - Áp lực cạnh tranh từcác ngân hàng khác ngày càng cao

- Các đối thủ cạnh tranh có lợi thế vượt trội về thâm niên, thương hiệu, kinh nghiệm quản trị, nguồn vốn..., có nhiều biện pháp quyết liệt và khả năng lôi kéo Khách hàng.

- Đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình hiện tại, cũng như thực hiện tốt mục tiêu tái cơ cấu được đề ra từ năm 2012.

Một số nhận định về môi trường hoạt động kinh doanh của TPBank được đưa ra:

STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm

2017 Năm 2018 1 Doanh số CVTD__________________

■1,091.7 1,317.9 1,828.8

2 Tổng doanh số cho vay bán lẻ 1,582.2 2,534.5 4,942.7

3 Tỷ trọng doanh số CVTD/ Tổng

doanh số cho vay bán lẻ____________ 0.69 0.52 0.37 45

> Thuận lợi:

- Địa bàn hoạt động: trong điều kiện khó khăn nhưng kinh tế - xã hội vẫn có bước tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt khoảng 7,08% ; thu nhập bình quân đầu người năm 2018 ước đạt 58,5 triệu đồng, tương đương 2.587 USD, tăng 198 USD so với năm 2017.

- Công tác thông tin đối ngoại được chú trọng và tăng cường, đón tiếp được nhiều đoàn ra vào làm việc tại Thành phố.

> Khó khăn:

- Tình trang cạnh tranh chiếm thị phần của các ngân hàng trên địa bàn diễn ra mạnh mẽ.

- Nhiều dự án trên địa bàn, nhận được nguồn tín dụng hỗ trợ kinh doanh, nhưng lại có sai phạm trong quá trình hoạt động, dẫn đến việc trì trệ, ứ đọng vốn, hoặc nghiêm trọng hơn gây ra nợ xấu cho Ngân hàng.

Môi trường bên trong:

> Thuận lợi:

- Có sự chỉ đạo sát sao và tích cực từ Hội sở chính.

- Sự đồng thuận nhất trí của toàn thể cán bộ lãnh đạo đến cán bộ nhân viên chi nhánh. Công tác quản trị điều hành ở các chi nhánh thực hiện tốt. Cơ sở vật chất đầy đủ, đội ngũ nhân viên có năng lực.

- Tại các chi nhánh, nền khách hàng tương đối ổn định, thương hiệu TPBank ngày càng được khẳng định.

> Khó khăn:

- Trong năm tới, nền kinh tế vẫn được dự báo là tương đối khó khăn, do ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp vẫn chưa có dấu hiệu giảm đi

- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ vẫn chỉ mới giới hạn ở một số khách hàng nhỏ hẹp, quá ít khách hàng xuất khẩu nên không chủ động được nguồn vốn

46

Một phần của tài liệu 0726 mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP tiên phong chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w