Hoạt động cho vay tiêu dùng của TPBank Chi nhánh Hà Nội

Một phần của tài liệu 0726 mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP tiên phong chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 61 - 63)

2.2. THỰC TRẠNG VỀ MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI TPBAN K-

2.2.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng của TPBank Chi nhánh Hà Nội

Dư nợ là một trong những chỉ tiêu đánh giá về chiều rộng và chiều sâu trong hoạt động tín dụng cuả Ngân hàng, đây cũng là một trong số những chỉ tiêu hàng đầu mà bất kỳ một Ngân hàng nào muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm. Trong 3 năm 2016-2018, dư nợ CVTD đã có sự tăng trưởng, mặc dù vẫn còn ở mức thấp so với các hình thức cho vay khác. Tuy vây, nếu xét về tỷ trọng, tỷ trọng CVTD trên Cho vay bán lẻ ngày càng thấp, cụ thể, trong năm 2016, dư nợ CVTD chiếm.69% tổng dư nợ bán lẻ, đến năm 2017 lại giảm xuống 52%, và năm 2018 là 37%. Tuy vậy, không thể nói rằng TPBank - Chi nhánh Hà Nội không tập trung vào việc mở rộng CVTD, mà ngược lại, điều này thể hiện TPBank - Chi nhánh Hà Nội đang phát triển đồng đều các loại hình cho vay. Có thể thấy rằng, trong toàn ngành

48

ngân hàng, CVTD là hình thức tín dụng đang ngày cảng được chú trọng hơn trong hoạt động tín dụng, TPBank - Chi nhánh Hà Nội cũng không ngoại lệ. Số liệu cụ thể được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.4: Tình hình hoạt động CVTD của TPBank - Chi nhánh Hà Nộigiai đoạn 2016- 2018 giai đoạn 2016- 2018

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của TPBank - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2016-2018

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ dư nợ CVTD của TPBank - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn

2016-2018

Từ bảng trên ta thấy, dư nợ CVTD của TPBank - Chi nhánh Hà Nội giai

ST T

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1

Cho vay mua sắm trang thiết bị, vật dụng gia dụng...______________________________________

84.9

1 ______70 116.97 71 164.59 72

2 Vay chi các hoạt động vui chơi, du lịch____________ 12.13 10 13.18 _____ 8_

27.43 12 3 Vay chi mục đích cưới hỏi______________________ 3.64 ____

3_

4.94 ___ 3_

4.57 _____ 2_ 4 Cho vay tiêu dùng khác________________________ 20.62 17 29.65 ____

18_ 32.00 14 Tổng dư nợ CVTD_______________________ 121.3 0 100 164.7 4 100 228.6 0 100 49

đạt 164,74 tỷ đồng, tăng 43,44 tỷ đồng so với năm 2016; năm 2018 dư nợ CVTD đạt 228,6 tỷ đồng, tăng 38.7% so với năm 2017 và chiếm 40% trong tổng dư nợ cho vay bán lẻ. Điều đó chứng tỏ những cố gắng, nỗ lực của toàn thể cán bộ chi nhánh TPBank - Chi nhánh Hà Nội trong việc không ngừng nâng cao chất lượng, mở rộng hoạt động cho vay trong thời gian nền kinh tế có những biến động lớn vừa qua.

Biểu đồ 2.5: Biểu đồ thu lãi từ CVTD của TPBank - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2016- 2018

Có thể thấy, tình hình CVTD tại TPBank - Chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn 2016-2018 có sự tăng trưởng rõ rệt. Năm 2016, dư nợ CVTD đạt 121,3 tỷ đồng; năm 2017 tăng lên 163,72 tỷ và năm 2018 là 228,6 tỷ đồng. Như vậy, doanh số cho vay tiêu dùng ngày càng tăng mạnh cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối. Có thể thấy, trong năm 2016, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về cho vay tiêu dùng, mở ra một cơ chế thông thoáng hơn, cho phép các Ngân hàng thương mại thực hiện cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với cán bộ công nhân viên và thu nợ từ tiền lương, trợ cấp và các khoản thu nhập khác, hệ quả tất yếu của việc này là tốc độ và khối lượng doanh số cho vay tiêu dùng tăng mạnh. Điều này giúp cho Ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng, doanh số cho vay tiêu dùng cũng từ đó tăng mạnh theo. Bên cạnh đó, TPBank - Chi nhánh Hà Nội luôn không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, đa dạng hóa các loại hình tín dụng, thu hút khách hàng, do vậy doanh số cho vay tiêu dùng cũng tăng lên trong xu thế tăng chung của tín dụng.

50

Tương ứng với sự tăng trưởng đó, thu lãi từ CVTD cũng tăng lên đáng kể, từ 13,1 tỷ đồng năm 2016 lên đến 24 tỷ đồng năm 2018. Nhờ biên độ lãi suất CVTD rất cao, dẫn đến thu lãi CVTD đóng góp rất lớn vào lợi nhuận đêm lại cho ngân hàng. Đây chính là một trong những chiến lược đưa TPBank - chi nhánh Hà Nội ngày càng phát triển, xứng đáng trở thành “cánh chim đầu đàn”, và là một trong những chi nhánh trọng điểm của hệ thống. Tuy nhiên, đi kèm với lợi nhuận là mức độ rủi ro cao hơn so với các mảng cho vay còn lại, đặc biệt là đối với các khoản vay tín chấp. Do đó, ngân hàng cần có các biện pháp kiểm soát, cập nhật tình hình khách hàng, phân loại và xếp hạng khách hàng kịp thời khi có sự thay đổi về tình hình tài chính của khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng phải có hệ thống quản lý nợ khoa học, có trích lập dự phòng rủi ro để xử lý trong trường hợp cần thiết.

Một phần của tài liệu 0726 mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP tiên phong chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w