Thương mại Cổ phần Tiên Phong
■Để mở rộng thành công dịch vụ CVTD trên thị trường, TPBank cần đẩy mạnh
tập trung nghiên cứu thị trường, xác định lại khả năng nguồn vốn và mục tiêu phát triển
của ngân hàng, từ đó xây dựng chiến lược phát triển phù hợp. Chiến lược phát triển tổng thể phải được xây dựng trên cơ sở mục tiêu của doanh nghiệp, chiến lược khách hàng, chiến lược phát triển sản phẩm và hệ thống mạng lưới, cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
■Một mặt, TPBank cần có hệ thống mạng lưới chi nhánh phù hợp theo chiến lược tổng thể. Có thể nhìn rõ từ hệ thống 3 Ngân hàng VietcomBank, VPBank, SacomBank, mạng lưới chi nhánh dày đặc, phủ khắp toàn quốc, thâm chí phát triển chi nhánh ở cả vùng tỉnh, huyện nông thôn. Tuy nhiên, việc phát triển mạng lưới cũng phải căn cứ vào khả năng ứng dụng công nghệ, chiến lược phát triển khách hàng và khả năng khai thác hiệu quả thị trường. Thực tế, một bộ phận ngân hàng thành công trong hoạt động mở rộng do phát triển mạng lưới rộng khắp hoặc khai thác dịch vụ thông qua mạng lưới của bên thứ ba, nhưng cũng có những ngân hàng thành công nhờ ứng dụng công nghệ, giúp gọn nhẹ, tinh giảm mạng lưới, tạo điều kiện tập trung hơn cho các đối tượng khách hàng theo chiến lược đề ra. Tuy vậy, do điều kiện công nghệ thông tin tại Việt Nam hiện nay còn yếu, người dân cũng chưa hoàn toàn hiểu biết, việc ứng dụng công nghệ trong quá trình mở rộng CVTD còn gặp nhiều khó khăn, cần thời gian dài để phát triển và thích nghi.
■Mặt khác, muốn mở rộng hoạt động CVTD, TPBank phải xây dựng chiến lược
Marketing phù hợp với văn hóa của người dân, nhằm gây dựng hình ảnh và thương hiệu mạnh trên thị trường. Hiện nay, ngoài các ngân hàng thương mại quốc doanh, ít người không biết đến khi nhắc đến VPBank và SacomBank. Có thể nói, 2 ngân hàng này luôn có các phương thức Marketing phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đặc biệt
như VPBank, có thể thấy Ngân hàng này hiện tại đang để lại rất nhiều dấu ấn cho Khách hàng, ví dụ như việc trang trí hệ thống đèn led nhiều màu sắc và hình thức
31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua chương 1, chúng ta cũng đã phần nào hiểu được những vấn đề căn bản về lý do hình thành cũng như các đặc điểm, vai trò, quy trình và các nhân tố ảnh hưởng đến CVTD, giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về chất lượng và sự cần thiết phải mở rộng Hoạt động CVTD tại Ngân hàng thương mại. Ngoài ra, chương còn đưa ra đặc điểm về CVTD tại các Ngân hàng TMCP hàng đầu hiện tại, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm tổng quan trong việc phát triển CVTD tại ngân hàng TMCP Tiên Phong; qua đó làm nền tảng tiền đề, cơ sở lý luận cho quá trình phân tích, đánh giá ở các chương tiếp theo. Để đi sâu hơn vào hoạt động cho vay tiêu dùng chúng ta sẽ chuyển sang những chương sau - vấn đề trung tâm của khóa luận. Trước hết là thực trạng, hiệu quả về CVTD tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong - chi nhánh Hà Nội qua bức tranh toàn cảnh ở chương 1.
32
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG
- CHI NHÁNH HÀ NỘI