1.2. MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá mở rộng Cho vay tiêu dùng
1.2.2.1. Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng
Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay trong một thời kỳ nhất định, thường được tính theo năm tài chính. Đây là chỉ tiêu mang tính thời kỳ nên nó phản
ánh một cách khái quát nhất về việc mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng. - Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng tuyệt đối:
Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay tiêu dùng năm T so với năm T-1 về tuyệt đối là bao nhiêu. Chỉ tiêu này được tính bằng hiệu số giữa tổng doanh số CVTD năm tài chính với doanh số CVTD năm trước.
Công thức tính:
Giá trị tăng trưởng Tổng doanh số Tổng doanh số doanh số tuyệt đối " CVTD năm T CVTD năm (T -1)
- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng tương đối:
Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay tiêu dùng của năm t so với năm trước. Chỉ tiêu này được tính bằng thương số giữa giá trị tăng trưởng doanh số CVTD tuyệt đối với tổng doanh số CVTD năm trước đó.
Công thức tính:
Giá trị tăng trưởng Giá trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối
, = ____ , ____ɪ ~ ___ _______ × 100%
doanh số tương đối Tổng doanh số CVTD năm (T -1) - Chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng cho vay tiêu dùng:
Chỉ tiêu này cho biết mức đóng góp doanh số cho vay của CVTD. Mức đóng góp này qua các năm tăng lên cho thấy CVTD ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
Chỉ tiêu này được tính bằng tỉ lệ % giữa tổng doanh số CVTD với tổng doanh số cho vay của toàn ngân hàng.
Công thức tính:
Tỷ trọng doanh số Tổng doanh số CVTD
~ = —_________ , ______ × 100%
CVTD Tổng doanh số cho vay
vay tăng lên. Chỉ tiêu này được tính bằng hiệu số giữa tổng mức dư nợ CVTD năm T với tổng dư nợ CVTD năm (T-1)
- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng tương đối:
Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng (giảm) dư nợ CVTD năm T so với năm (T- 1). Chỉ tiêu này tăng chứng tỏ khách hàng vay tiêu dùng ngày càng nhiều, và được tính bằng tỉ lệ % giữa giá trị tăng trưởng tuyệt đối với tổng dư nợ CVTD năm (T-1).
- Chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng cho vay tiêu dùng
Chỉ tiêu này được tính bằng tỉ lệ % giữa tổng dư nợ CVTD với tổng dư nợ cho vay chung của toàn ngân hàng.
Công thức tính:
Tổng dư nợ CVTD Tổng dư nợ từ hoạt động CV
Chỉ tiêu này thể hiện dư nợ CVTD chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng dư nợ từ hoạt động cho vay của ngân hàng. Tỷ trọng này càng cao chứng tỏ CVTD chiếm vị trí ngày càng quan trọng.
1.2.2.2. Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng số lượng khách hàng
Số lượng khách hàng là tổng số khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng trong một thời kỳ nhất định. Trong CVTD, số lượng khách hàng được thể hiện thông qua số khoản vay tiêu dùng mà ngân hàng phát vay. Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng số lượng khách hàng được tính bằng hiệu số giữa số lượng khách hàng năm
21 T với số lượng khách hàng năm (T-1).
1.2.2.2. Chỉ tiêu phản ánh sự mở rộng của loại hình cho vay tiêu dùng
Chỉ tiêu này phản ánh sự đa dạng về loại hình cho vay tiêu dùng mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Khi các loại hình cho vay được mở rộng, nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng sẽ được thỏa mãn tốt và đầy đủ hơn, qua đó thể hiện hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng tăng trưởng, cách thức mà ngân hàng cung cấp dịch vụ CVTD cho khách hàng cũng trở nên đa dạng hơn.
1.2.2.3. Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng
Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất được toàn hệ thống ngân hàng hướng tới. Lợi nhuận cho vay được tính theo công thức sau:
Lợi nhuận CVTD = Doanh thu từ CVTD - Chi phí CVTD Trong đó:
- Doanh thu từ CVTD bao gồm tiền lãi thu được từ hoạt động cho vay và các khoản phí thu được.
- Chi phí CVTD gồm chi phí huy động vốn (chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay), chi phí marketing và các chi phí cho vay khác.
Lợi nhuận thu được từ CVTD càng lớn cũng một phần thể hiện hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng đang ngày càng được mở rộng.
1.2.2.4. Chỉ tiêu về kiểm soát rủi ro CVTD
Nợ quá hạn trong hoạt động cho vay là khoản nợ đến hạn thanh toán mà khách hàng không có khả năng hoàn trả và không được ngân hàng cho gia hạn nợ hay cơ cấu nợ. Nợ quá hạn sẽ dẫn đến khả năng mất vốn, mang lại phần rủi ro không nhỏ cho ngân hàng.
> Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng = Dư nợ cho vay tiêu dùng nhóm 3,4,5/Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng.
Tại Việt Nam, việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng được thực hiện theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Việt Nam. Theo đó, các khoản nợ được phân loại cụ thể như sau:
22
+ Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ đuợc tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
+ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
■Các khoản nợ quá hạn duới 90 ngày;
■Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại;
+ Nhóm 3 (Nợ duới tiêu chuẩn) bao gồm:
■Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;
■Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn duới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;
+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
■Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
■Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;
+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
■Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
■Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã đuợc cơ cấu lại;
Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu cơ bản chung nhất nhằm đánh giá chất luợng tín dụng của các NHTM do Ngân hàng Nhà nuớc quy định.
> Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn
Chỉ tiêu này phản ánh khái quát về tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng trong quá trình cho vay. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả hoạt động của Ngân hàng càng tốt và nguợc lại. Bởi vì, chỉ tiêu này cao sẽ chứng tỏ Ngân hàng đang gặp nhiều rủi ro. Tuy nhiên, trong thực tế, do những rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng của Ngân hàng là không thể tránh khỏi. Vì vậy, chấp nhận một tỷ lệ nợ quá hạn nhất định đuợc coi nhu giới hạn an toàn. Theo khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ này nên ở mức duới 5% là có thể chấp nhận đuợc.
23
Tỷ lệ nợ quá hạn tiêu dùng = Du nợ quá hạn tiêu dùng/Tổng du nợ tiêu dùng
> Chỉ tiêu cơ cấu nợ có tài sản đảm bảo
Chỉ tiêu này thể hiện tỷ trọng du nợ tiêu dùng có tài sản đảm bảo trong tổng du nợ cho vay tiêu dùng. Do khoản vay có tài sản đảm bảo sẽ an toàn hơn so với khoản vay không có tài sản đảm bảo nên tỷ trọng này càng cao cho thấy chất luợng tín dụng càng đuợc đảm bảo.
Nhu vậy, mở rộng CVTD là sự tăng lên về số luợng khách hàng, giá trị khoản vay và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp. Neu một ngân hàng đạt đuợc cả ba tiêu chí này thì CVTD của ngân hàng đã đuợc mở rộng. Tuy nhiên, trong thực tế rất khó để một ngân hàng đạt đuợc cùng lúc cả ba tiêu chí trên, do đó trong từng giai đoạn phát triển của mỗi ngân hàng mà ngân hàng đó sẽ uu tiên mở rộng cho vay tiêu dùng bằng các cách khác nhau trong những cách trên.