3.3.1. Kiến nghị với Hội sở chính - Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong
3.3.1.1. Công tác Kế hoạch kinh doanh
- Đề nghị Hội sở chính nghiên cứu, trao đổi với chi nhánh để nắm được đặc điểm, thực trạng và khả năng của chi nhánh, có cơ sở để giao các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh phù hợp trong từng thời kỳ, tạo động lực phấn đấu cho chi nhánh. Hạn
84
chế tình trạng giao kế hoạch không sát với điều kiện hoạt động thực tế của đơn vị.
- Công tác đánh giá thi đua kết quả hoạt động kinh doanh nhu những năm vừa qua là chua hợp lý, mang tính chất cào bằng, đánh giá những chi nhánh lớn và chi nhánh quy mô nhỏ, những chi nhánh mới thành lập và chi nhánh đã hoạt động lâu năm trên cùng một mặt bằng.
3.3.1.2. Công tác huy động vốn
Đề nghị Hội sở chính nghiên cứu, triển khai những sản phẩm với nhiều cơ chế linh hoạt và lãi suất thực sự cạnh tranh, điều chỉnh kịp thời phù hợp với diễn biến thị truờng để củng cố nền huy động vốn và thu hút khách hàng
3.3.1.3. Công tác tín dụng
Nguồn thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng nguồn thu của chi nhánh, vì vậy để đảm bảo thu nhập đồng thời giữ vững uy tín, niềm tin của khách hàng, chi nhánh đề nghị Hội sở chính xem xét giao và điều chỉnh kế hoạch phù hợp khi chi nhánh có những dự án tốt, hiệu quả, khả thi.
- Ban hành đồng bộ và có các giải pháp tăng cuờng hoạt động của ngân hàng bán lẻ.
- Cho phép chi nhánh Hà Nội tăng cuờng việc cho vay ứng truớc chứng khoán vì đây là hoạt động an toàn, hiệu quả cao.
- Cần có đánh giá và phân tích luồng tiền đáo hạn, kỳ hạn thực để giao hệ số Q cho chi nhánh, tránh tình trạng tính toán cơ học thuần tuý dựa trên tăng truởng số du nhu trong thời gian 2019-2020.
- Có biện pháp đảm bảo nguồn ngoại tệ cung ứng nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng và tăng thu nhập từ các dịch vụ đi kèm.
- Hoàn thiện các dịch vụ đã triển khai nhung vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều lỗi trong giao dịch nhu ATM, POS, Ebank...
3.3.1.4. Công tác khác
- Phân công phân nhiệm rõ ràng giữa các ban ngành, tránh tình trạng chồng chéo giữa các ban trên Hội sở chính, tạo nhiều khó khăn cho công tác giao dịch và trao đổi thông tin của các chi nhánh với Hội sở chính.
85
- Xử lý nhanh chóng các vướng mắc, kiến nghị, đề nghị của chi nhánh để có cơ sở thực hiện và trả lời khách hàng, giữ gìn hình ảnh chuyên nghiệp của TPBank.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước
- NHNN cần phát triển hơn nữa hệ thống thông tin liên ngân hàng: Việc triển khai tốt hệ thống thông tin liên ngân hàng có thể giúp các Ngân hàng nắm bắt được thông tin chung về hoạt động của toàn ngành ngân hàng. Mặt khác các ngân hàng cũng có thể biết được thông tin về một khách hàng nào đó thông qua hệ thống thông tin liên ngân hàng từ đó giúp các ngân hàng tránh được rủi ro xảy ra cho Ngân hàng mình, góp phần giảm rủi ro chung trong toàn hệ thống. NHNN cũng nên thường xuyên có các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ của các NHTM, nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng có thể trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau.
- NHNN cần tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát các NHTM: Việc thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát của NHNN nhằm chấn chỉnh những sai sót, vi phạm tại các NHTM sẽ tạo ra sự thống nhất trong quản lý và sự bình đẳng trong cạnh tranh, phòng ngừa những tổn thất cho ngành Ngân hàng nói riêng và cho toàn bộ nền kinh tế nói chung.
- NHNN cần tiếp tục đổi mới cơ chế lãi suất: NHNN cần tiếp tục đổi mới cơ chế lãi suất phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ, phù hợp với cung cầu tiền tệ và các điều kiện thực tế. Khuyến khích các NHTM áp dụng cơ chế quản trị lãi suất để tránh rủi ro và có chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào cao hơn mức hiện nay, bảo đảm cho các NHTM đủ bù đắp chi phí, rủi ro và có lợi nhuận để phát triển một cách bền vững.
3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ
Để hoạt động cho vay tiêu dùng của các NHTM có thể mở rộng, phát triển và tăng trưởng mạnh, phục vụ được đông đảo nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế, Nhà nước, các Bộ và các ngành liên quan cần có sự hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM để loại hình tín dụng này phát triển.
- Nhà nước cần ổn định môi trường vĩ mô của nền kinh tế
Hoạt động cho vay tiêu dùng của các NHTM chỉ có thể phát triển ổn định và tăng trưởng được khi các điều kiện kinh tế vĩ mô được duy trì theo hướng tích cực.
86
Nhà nước cần phải hỗ trợ các NHTM bằng cách: duy trì ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế, hướng đầu tư, duy trì tỷ lệ lạm phát... ở mức hợp lý. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần tạo môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định và lành mạnh, nâng cao thu nhập của dân cư. Làm tốt các điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của dân cư, qua đó thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển.
Cùng với việc ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, Nhà nước có thể giảm thuế đối với các mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng nhằm bình ổn giá cả, khuyến khích hành vi tiêu dùng trong xã hội như giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng điện tử, đồ gia dụng; giảm thuế nhập khẩu xe ô tô... Việc áp dụng các chính sách thuế hợp lý sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động tiêu dùng, nâng cao đời sống nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi mở rộng cho vay tiêu dùng của các Ngân hàng.
- Các Bộ và ngành liên quan cần có sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ, cụ thể và đầy đủ hơn trong các hoạt động có liên quan đến cho vay tiêu dùng
Một trong những khó khăn của khách hàng khi vay tiêu dùng là vấn đề về tài sản đảm bảo. Hầu hết tài sản đảm bảo của khách hàng vay tiêu dùng rất khó xác định được giá trị hoặc tính pháp lý của các tài sản này không cao như chưa đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu. Nhằm giải quyết vấn đề này, cùng với các văn bản của NHNN, Chính Phủ cần chỉ đạo, hướng dẫn sự kết hợp giữa các Bộ và ban ngành liên quan để việc xác định giá trị tài sản đảm bảo, phát mại tài sản, việc cấp sổ đỏ nhà đất, công chứng được tiến hành nhanh chóng và thuận tiện hơn, tạo điều kiện để Ngân hàng mở rộng cho vay tiêu dùng. Đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức mua nhà tại các khu đô thị mới, không yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, giấy phép xây dựng, dự án đầu tư được duyệt, thay vào đó là Hợp đồng mua bán nhà đất giữa bên mua và bên bán. Mở thêm các văn phòng đăng ký giao dịch bảo đảm, thêm các văn phòng công chứng nhằm tạo điều kiện cho người dân làm các thủ tục hành chính liên quan đến bất động sản và vay vốn.
Hoàn thiện các quan hệ kinh tế dựa trên những văn bản pháp quy quy định về các giao dịch kinh tế, hợp đồng cho vay là rất quan trọng vì cho vay tiêu dùng cũng là
87
một quan hệ kinh tế. Các văn bản, quy định phải đảm bảo sao cho mọi quan hệ kinh tế đều đuợc điều chỉnh bởi pháp luật một cách rõ ràng, nghiêm minh, công bằng, tạo môi truờng cạnh tranh lành mạnh; có các khung xử lý rõ ràng đối với những quan hệ trái pháp luật và đua thông tin sai lệch cho Ngân hàng và khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận, các đánh giá và nhận xét về thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng, cũng nhu chất luợng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Hà Nội đã đuợc phân tích trong Chuơng I, Chuơng II đã đua ra các nhóm giải pháp và kiến nghị trong thời gian tới, nhằm huớng tới mục tiêu cuối cùng là mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng lành mạnh, an toàn, hiệu quả, hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có, cũng nhu đảm bảo lợi ích cho Ngân hàng.
88 KẾT LUẬN
Ở bất cứ một quốc gia nào, kể cả những quốc gia có nền kinh tế đã hay đang phát triển, nhiệm vụ và những hoạt động của ngân hàng vẫn luôn đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thiếu trong công cuộc tăng truởng và phát triển nền kinh tế đất nuớc. Các tổ chức tín dụng đuợc coi là trung gian tài chính bậc nhất trong nền kinh tế và có tầm ảnh huởng sâu rộng đến tất cả các ngành nghề khác. Và một trong những hoạt động có sức ảnh huởng đó không thể không nhắc đến hoạt động CVTD. Hoạt động này một mặt là bàn đẩy kích cầu hiệu quả, mặt khác khơi thông nguồn vốn cho các NHTM. Nhận thấy đuợc vai trò quan trọng của CVTD, TPBank Chi nhánh Hà Nội những năm gần đây đã có sự chú trọng trong công tác triển khai loại hình cho vay này, đạt đuợc những kết quả đáng khích lệ, đóng góp vào thành tích chung của toàn ngành ngân hàng.
Tuy nhiên, song song với những kết quả đạt đuợc, TPBank Chi nhánh Hà Nội vẫn còn gặp một số khó khăn, những khó khăn đó do cả các nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan gây ra. Điều này đã ảnh huởng rất lớn đến việc phát triển hoạt động này tại chi nhánh. Nếu khắc phục đuợc những vuớng mắc đang tồn tại, TPBank Chi nhánh Hà Nội sẽ thành công hơn nữa trong lĩnh vực kinh doanh này. Trong xu thế hội nhập và mở cửa của nền kinh tế cùng với sự phát triển của xã hội về mọi mặt, CVTD là một xu thế tất yếu trong hoạt động Ngân hàng, đây là mảng tín dụng đem lại nguồn lợi nhuận cao, điều này đã đuợc kiểm chứng tại các nuớc phát triển. Vì vậy, việc đua ra và thực hiện những giải pháp để mở rộng CVTD là một nhu cầu rất cần thiết đối với các Chi nhánh.
Qua nghiên cứu lý luận và thực tế hoạt động CVTD tại TPBank Chi nhánh Hà Nội, đuợc sự huớng dẫn của Tiến sĩ Bùi Tín Nghị - Giám đốc Học Viện Ngân hàng - cùng sự giúp đỡ của các phòng ban tại TPBank Chi nhánh Hà Nội, tôi đã đi vào phân tích và nêu ra những kết quả đạt đuợc, những mặt còn hạn chế trong hoạt động CVTD tại chi nhánh, từ đó mạnh dạn đua ra một số giải pháp, kiến nghị với mong muốn hoạt động này ngày càng đuợc mở rộng tại TPBank - Chi nhánh Hà Nội.
89
hạn chế về tài liệu và thời gian nghiên cứu, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Hy vọng rằng bài viết này sẽ nhận đuợc sự góp ý, nhận xét của các thầy cô, các
anh chị cán bộ Ngân hàng, bạn bè, những nguời có cùng niềm đam mê trong lĩnh vực Ngân hàng nói chung và lĩnh vực tín dụng tiêu dùng nói riêng.
90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Luật các tổ chức tín dụng Số 07/VBHN-VPQH (12/12/2017), Nhà xuất bản quốc gia, Hà Nội và các văn bản pháp quy liên quan
2. Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 (2015), Nhà xuất bản quốc gia, Hà Nội và các văn bản pháp quy liên quan
3. Chính phủ nuớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2016), Thông tư số 43/2016/TT-NHNN (30/12/2016), Quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính. 4. PGS.TS.Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
5. PGS.TS.Phan Thị Thu Hà (Chủ biên) (2013), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
6. Học viện Tài chính (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
7. GS.TS.Duơng Thị Bình Minh, Sử Đình Thành (2010), Lý thuyết tài chính tiền tệ,
Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh
8. Ngân hàng TMCP Tiên Phong (2018), Báo cáo kết quả kinh doanh của TPBank Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2016 - 2018, Hà Nội.
9. Nhóm Phóng viên (2019), “Nhu cầu vay tín dụng tiêu dùng ngày càng tăng”,
Thời báo Ngân hàng.
10. PGS.TS.Tô Kim Ngọc (2012), Giáo trình tiền tệ và ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
11. PGS.TS.Tô Kim Ngọc, PGS.TS. Lê Thị Tuấn Nghĩa (2008), Điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam, NXB Thống Kê, Hà Nội.
12. GS.TS.Lê Văn Tu (2015), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.
13. Phan Vũ (2018), Tiềm năng của thị truờng cho vay tiêu dùng tại Việt Nam, NDH.
91
Tiếng Anh
14. Frederic S. Mishkin (1995), Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính, NXB Khoa học Kỹ thuật.
15. Peter Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.
Website: 1. http://thoibaonganhang.vn/nhu-cau-vay-tin-dung-tieu-dung-ngay-cang-tang- 85535.html 2. http://ndh.vn/tiem-nang-cua-thi-truong-cho-vay-tieu-dung-tai-viet-nam- 2018091203554197p4c149.news 3. https://finance.vietstock.vn/TPB-ngan-hang-tmcp-tien-phong.htm