CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG

Một phần của tài liệu 0726 mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP tiên phong chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35 - 39)

DÙNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Có nhiều nhân tố tác động đến CVTD nhung ta có thể chia nó ra làm hai nhóm nhân tố chính đó là: nhóm các nhân tố khách quan và nhóm các nhân tố chủ quan.

1.3.1. Nhóm nhân tố khách quan

Đối với nhóm nhân tố này, bản thân ngân hàng không có khả năng kiểm soát, bao gồm: Ảnh huởng từ nền kinh tế, môi truờng xã hội, môi truờng pháp lý, các chính sách của nhà nuớc...

> Ảnh hưởng từ nền kinh tế:

Đây là một nhân tố có ảnh huởng rất lớn đến hoạt động CVTD của ngân hàng. Nó có thể là điều kiện thuận lợi giúp thúc đẩy hoạt động cho vay hoặc nguợc lại. Môi truờng kinh tế bao gồm: trình độ phát triển kinh tế, mức sống của nguời dân, thu nhập trung bình trên đầu nguời. Khi nền kinh tế có tốc độ tăng truởng cao và ổn định thì mức sống nguời dân cũng đuợc nâng cao, khi đó những nhu cầu về tiêu dùng cũng gia tăng theo, vì nguời dân yên tâm về các khoản thu nhập của họ trong tuơng lai, dẫn đến hoạt động CVTD sẽ có điều kiện để phát triển mạnh. Nguợc lại, khi nền kinh tế bị khủng hoảng, trì trệ, tâm lý nguời tiêu dùng trở nên

24

cẩn trọng hơn trong chi tiêu, vì họ muốn dự trữ cho tuơng lai, do đó mà nhu cầu tiêu dùng chỉ dừng lại ở mức vừa đủ, nên hoạt động CVTD sẽ gặp khó khăn hơn.

> Môi trường pháp lý:

Bất kỳ một hoạt động của cá nhân hay tổ chức xã hội nào đều phải tuân theo pháp luật của quốc gia sở tại. Có nhu vậy thì đất nuớc mới có sự ổn định lâu dài. Hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng cũng không ngoại lệ, cũng nằm trong phạm vi khuôn khổ của pháp luật, cũng phải tuân theo những quy định của nhà nuớc. Neu điều luật quy định về CVTD thiếu sự đồng bộ, nhiều khe hở thì sẽ gây khó khăn cho hoạt động của các ngân hàng. Nếu nhu bộ luật quy định đầy đủ, rõ ràng và chặt chẽ thì sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển lành mạnh các hoạt động của ngân hàng nói chung, và CVTD nói riêng. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng đây cũng là một trong những yếu tố then chốt ảnh huởng đến đuờng lối, mục tiêu và chiến luợc của từng ngân hàng.

> Môi trường xã hội:

Các nhân tố này gồm: tập quán, trình độ dân trí, lối sống,... mỗi vùng miền mỗi khác. Những nhân tố này sẽ ảnh huởng nhiều đến nhu cầu nguời tiêu dùng, từ đó ảnh huởng đến mối quan hệ CVTD giữa khách hàng và ngân hàng. Ví dụ, tuỳ từng vùng, với những tập quán sinh hoạt, ăn uống chi tiêu khác nhau, luợng tiền họ chi tiêu để thoả mãn nhu cầu hiện tại và tuơng lai là khác nhau. Có những nơi có xu huớng chi tiêu thu nhập của mình vào ăn uống là chủ yếu, nhung cũng có nhung nơi họ chi tiêu cho ăn uống ít hơn và nhu cầu tích luỹ để mua sắm các đồ dùng, thiết bị cho gia đình nhiều hơn. Hoặc cũng có nơi nguời dân là những nguời thiên về khuynh huớng tiết kiệm, nhu cầu vay vốn tại những nơi này là không cao. Tóm lại, Ngân hàng thuơng mại sẽ nghiên cứu tập quán, lối sống.. của từng vùng miền, để có chính sách phát triển sản phẩm phù hợp, tối đa hóa lợi nhuận của Ngân hàng.

> Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước:

Đây là những chính sách mang tầm vĩ mô và thuờng có thời gian tuơng đối dài. Nó thuờng đuợc đề ra theo nhiệm vụ của từng năm, nhu là khuyến khích đầu tu nuớc ngoài; kích cầu tạo điều kiện giúp hàng hoá tiền tệ luu thông, nhằm thúc đẩy tăng truởng

25

kinh tế; giảm trần lãi suất trên thị trường ngân hàng.. .Ngoài ra, các chính sách về thuế thu nhập, thuế hàng hoá, dịch vụ, các chương trình ưu đãi hỗ trợ phát triển, xoá đói giảm

nghèo.. .cũng được áp dụng triệt để, tạo điều kiện phát triển nền kinh tế.

> Các nhân tố thuộc về bản thân khách hàng:

Trong hoạt động CVTD của NHTM, các nhân tố thuộc tính ý chí, đạo đức.của khách hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Như đã trình bày ở trên, CVTD là hình thức cho vay hàm chứa rủi ro rất cao, trong đó, một phần không nhỏ những rủi ro này xuất phát từ phía người vay vốn. Có thể kể đến một số nhân tố quan trọng trong nhóm này như: khả năng tài chính của khách hàng; đạo đức và ý chí trả nợ của khách hàng; tài sản đảm bảo của khách hàng.

1.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan

Việc mở rộng hoạt động CVTD không chỉ chịu tác động bởi các nhân tố khách quan, mà còn bị tác động mạnh mẽ bởi các nhân tố chủ quan xuất phát từ phía Ngân hàng. Đây là nhóm nhân tố mà ngân hàng có thể chi phối được, chính những yếu tố như định hướng phát triển kinh doanh, nội lực của mỗi ngân hàng là nhân tố quyết định đối với sự mở rộng của hoạt động CVTD. Dưới đây là một số nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến CVTD:

> Quy mô vốn huy động của ngân hàng:

Quy mô vốn huy động đóng vai trò không nhỏ đối với việc mở rộng hoạt động của ngân hàng nói chung, cũng như hoạt động CVTD nói riêng. Nếu không có sự tham gia của nguồn vốn huy động, ngân hàng không thể thực hiện được hoạt động kinh doanh

tiền tệ theo đúng chức năng được định ra. Nguồn vốn huy động của ngân hàng lớn thì ngân hàng mới có thể cho vay nhiều, từ đó hoạt động cho vay mới có thể mở rộng.

Bên cạnh đó, quy mô nguồn vốn huy động lớn hay nhỏ cũng là một nhân tố thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Quy mô nguồn vốn lớn tạo điều kiện cho ngân hàng nâng cao cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị, công nghệ. từ đó tạo tiềm lực lớn cho ngân hàng.

> Chính sách tín dụng:

Chính sách tín dụng là mức giới hạn cho vay đối với một khách hàng, lãi suất cho

26

vay, mức phí, tài sản đảm bảo và hướng giải quyết những khoản nợ khó đòi. Do đó, một chính sách tín dụng phù hợp và đa dạng sẽ thu hút được nhu cầu của nhiều khách hàng. Khi chính sách ngân hàng đáp ứng được mong muốn hay nhu cầu của người tiêu dùng, ngân hàng sẽ thành công trong việc mở rộng CVTD. Ngược lại, với chính sách tín dụng cứng nhắc kém linh hoạt thì sẽ hạn chế việc mở rộng cho vay đến các đối tượng khách hàng, giảm tính canh tranh trong hoạt động giữa các ngân hàng.

> Thẩm định khách hàng:

Quá trình thẩm định khách hàng là quá trình quan trọng nhất, quyết định việc có thể cho khách hàng vay hay không. Việc quy trình thẩm định quá phức tạp, rườm rà cũng là một rào cản lớn, khiến khách hàng nản lòng khi mất quá nhiều thời gian và công sức. Để hạn chế được điều này, việc thẩm định cần dựa trên các thủ tục cơ sở khoa học hợp lý, nghiêm chỉnh, đó cũng là yếu tố quyết định chất lượng thẩm định và chất lượng khoản tín dụng. Ngoài ra, việc thẩm định nguồn vốn huy động và vốn tự có cũng giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc ngân hàng tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình. Điều này thể hiện phần nào độ tin cậy và khả năng sức mạnh của ngân hàng đó.

> Chất lượng cán bộ tín dụng:

Chất lượng cán bộ tín dụng thể hiện qua trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cũng như khả năng giao tiếp của cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng nhất thiết cần phải có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết sâu rộng, có như vậy thì việc thẩm định khách hàng mới chính xác, từ đó có thể đưa ra quyết định đúng đắn, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Là bộ mặt của ngân hàng, sự thân thiện và cởi mở đúng mực của cán bộ tín dụng sẽ làm cho khách hàng hài lòng và tin tưởng hơn, từ đó Khách hàng sẽ muốn gắn bó với Ngân hàng.

> Sự đa dạng và chất lượng của các hình thức CVTD:

Đây là một nhân tố then chốt tác động đến việc mở rộng quy mô CVTD. Sự đa dạng hình thức CVTD mang đến cho khách hàng nhiều gói sản phẩm, dịch vụ để chọn lựa, dẫn đến xác suất cho việc chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng

sẽ cao hơn. Chính vì thế ngân hàng cần chú trọng nhân tố này để tăng sức cạnh tranh, thu

27

hút khách hàng trong thị trường tài chính ngân hàng sôi động hiện nay.

Nói chung, vấn đề đáp ứng được đủ vốn cho người tiêu dùng trong xã hội là vấn đề mà cả hệ thống Ngân hàng và các cơ quan quản lý nhà nước cần phải quan tâm, chính vì thế lĩnh vực này cần được mở rộng và phát triển. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ đến sự phồn thịnh của cả nền kinh tế nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng.

Một phần của tài liệu 0726 mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP tiên phong chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w