1 .Tính cấp thiết của đề tài
5. Bố cục đề tài
2.7 Đánh giá hiệu quả công tác marketing trực tiếp may mặc xuất khẩu sang thị
trường Nhật Bản
2.7.1 Ưu điểm
Những ưu điểm của Marketing trực tiếp trong việc thúc đẩy xuất khẩu may mặc sang thị trường của Công ty Vinatex Đà Nẵng:
Góp phần tăng thị phần của Công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng, công ty đã tích cực quảng bá hình ảnh, thương hiệu sản phẩm của mình cũng như tìm kiếm các thị
trường ngay tại Nhật bản thông qua các chương trình Marketing trực tiếp để thúc đẩy được hoạt động xuất khẩu của công ty.
Với việc đẩy mạnh các chương trình Marketing qua hội trợ triển lãm trong những năm qua đã giúp cho Công ty Vinatex Đà Năng đạt được nhiều đơn hàng lớn. Đây là hình thức mà công ty tập chung đầu tư mạnh trong việc triển khai về thông điệp gian hàng, các chính sách cụ thể, các sản mẫu thời trang của công ty cũng như chất lượng sản xuất để tiếp cận được nhiều khách hàng lớn.
Việc xây dựng được quy trình chăm sóc khách hàng cũ thông qua email, điện thoại định kỳ cũng như các khuyến mãi chiết khấu được công ty áp dụng với các khách hàng lớn thường xuyên giúp nâng cao hiệu quả trong việc tái hợp đồng những khách hàng này.
Công ty Vinatex Đà năng vẫn duy trì marketing qua Catalog: Công ty xây dựng các Catalog sản phẩm theo các quý, các năm theo xu hướng thị trường thời trang may mặc cũng như đặc điểm thị trường Nhật bản để gửi cho các khách hàng cũ, đồng thời các đối tác khách hàng mục tiêu đạt hiệu quả tốt trong việc tạo ra những khách hàng mới tiềm năng.
2.7.2 Nhược điểm
Công ty Vinatex Đà Năng chưa thực sự chú trọng vấn đề xây dựng thương hiệu riêng cho mình. Đối với Công ty Vinatex Đà Năng thương hiệu vẫn là khái niệm khá mới mẻ, và không được quan tâm đúng mức. Vì thiếu hiểu biết về vấn đề thương hiệu nên nhiều doanh nghiệp dệt may nước ta không chủ động được kênh phân phối và thị trường tiêu thụ trên thị trường.
Công ty Cổ phần Vinatex chủ yếu sử dụng các phương pháp marketing truyền thống chưa áp dụng những công cụ marketing mới nên việc tiếp cận được nhiều khách hàng cũng bị hạn chế.
Các chương trình Marketing trực tiếp của Công ty còn thiếu nhất quán trong việc thực hiện, trách nhiệm còn chồng tréo giữa phòng Marketing và phòng phát triển thị trường cũng như bộ phận kinh doanh. Chưa có sự thống nhất trong các phòng ban để xây dựng các chương trình Marketing hiệu quả.
Ngân sách chi cho quảng cáo đối với thị trường Nhật bản cũng chưa có quy chế rõ ràng, việc xây dựng kế hoạch trong việc sử dụng tài chính cho các chương trình
quảng cáo tiếp thị tại thị Trường nhật Bản còn gặp nhiều vấn đề khiến cho các chi phí lãng phí tăng, hiệu quả của các chiến dịch quảng bá bị giảm đi.
Việc xây dựng các chiến lược mới phù hợp với thị trường Nhật bản còn chưa thực sự hiệu quả vì nguồn lực nhân sự marketing giỏi trong công ty còn mỏng, đặc biệt với nhân sự marketing trong lĩnh vực thương mại quốc tế với Nhật bản còn rất hạn chế.
2.7.3 Nguyên nhân
- Nguyên nhân chủ quan :
Thiếu vốn là vấn đề mà công ty luôn luôn gặp phải, nó làm hạn chế việc đầu tư của công ty cho hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến, quảng bá sản phẩm, hình ảnh của công ty cũng như khó khăn cho công ty trong việc đáp ứng các đơn đặt hàng lớn.
Trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên có nghiệp vụ marketing trực tiếp với thị trường Nhật Bản cũng còn hạn chế do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động truyền thông trực tiếp sản phẩm May mặc cho thị trường Nhật Bản.
Nguồn cung ứng nguyên vật liệu chưa ổn định, chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài. Hoạt động xuất khẩu chủ yếu của công ty là gia công xuất khẩu hàng may mặc nhưng đôi khi phía đối tác vẫn uỷ thác cho phía công ty nhập nguyên liệu của một công ty nước ngoài theo chỉ định hoặc cho công ty quyền tự chủ mua để phục vụ sản xuất. Do vậy, việc tạo nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ sản xuất là rất cần thiết. Sẽ giúp cho giá thành cạnh tranh hơn, giúp cho công ty có những chiến lược quảng bá về giá cả cạnh tranh tốt hơn với các doanh nghiệp khác tốt hơn trong việc tiếp cận thị trường Nhật bản.
Thiếu đội ngũ các nhà thiết kế có năng lực còn chưa cao, do đó việc xúc tiến từ khi tiếp cận tới khách hàng tới khi chốt đơn hàng Nhật Bản còn nhiều khó khăn, đặc biệt trọng việc marketing trực tiếp tại Nhật Bản, khách hàng luôn luôn yêu cầu các mẫu thiết kế trước, do đó có những sản phẩm chất lượng là yếu tốt đảm bảo cho doanh nghiệp có thể hoàn thiện khả năng chuyển đổi từ markting sang đơn hàng.
Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan từ phía công ty, thì các nguyên nhân khách quan bên ngoài cũng ảnh hưởng đến toàn ngành may mặc của Việt Nam và cũng tác động đến hoạt động Marketing xuất khẩu ngành may mặc của Công ty Vinatex Đà Nẵng.
Thứ nhất, Nhà nước chưa chú trọng giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành may mặc, trong công tác nghiên cứu mở rộng thị trường và xúc tiến quảng bá sản phẩm.
Thứ hai, các ưu đãi về thuế quan cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc chưa thực sự được thi hành ở cấp dưới, nếu có cơ hội thì hải quan sẽ áp mức thuế cao hơn. Điều này dẫn đến việc nhiều khách hàng e dè trước việc đặt hàng tại Việt nam khi tiếp cận các quảng bá sản phẩm của Công ty. Nguyên nhân của việc này là do các văn bản hướng dẫn việc thực thi các luật thuế không rõ ràng. Thủ tục hải quan xuất khẩu còn rườm rà, ảnh hưởng đến việc đảm bảo tiến độ xuất khẩu.
Với những nguyên nhân chủ quan và khách quan trên, công ty cần có những biện pháp để giải quyết các vấn đề nằm trong khả năng của mình và cần có những kiến nghị với nhà nước nhằm tạo ra hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi nhất cho việc xuất
Tóm tắt chương II:
Thứ nhất, chương này giới thiệu chung về công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng về khái quát về thông tin công ty, cơ cấu tổ chức công ty, lĩnh vực hoạt động cũng như tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Vinatex trong những năm vừa qua.
Thứ hai, giới thiệu chung về thị trường Nhật Bản trên các phương diện về các yếu tố vĩ mô, vi mô, đặc điểm xu hướng tiêu dùng về hàng may mặc của Nhật trong những năm qua cũng như cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Vinatex nói riêng trong việc làm ăn kinh doanh trong lĩnh vực may mặc tại thị trường này.
Thứ ba, trình bày thực trạng về sản lượng, chủng loại sản phẩm cũng như hình thức xuất khẩu may mặc của Công ty Vinatex Đà Nẵng sáng thị trường nhật Bản.
Thư tư, trình bày thực trạng các hoạt động truyền thông cổ động trong việc mở rộng quy mô thị trường Nhật Bản từ đó đưa ra được đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING CỔ ĐỘNG NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY