Định hướng và mục tiêu phát triển của Công ty Vinatex Đà Nẵng sang thị

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG cổ ĐỘNG NHẰM đẩy MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY mặc của CÔNG TY cổ PHẦN VINATEX đà NẴNG SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT bản (Trang 79 - 80)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

5. Bố cục đề tài

3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của Công ty Vinatex Đà Nẵng sang thị

3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của Công ty Vinatex Đà Nẵng sang thị trường Nhật Bản trường Nhật Bản

Với mục đích xây dựng những giải pháp nhằm thúc đẩy thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của công ty ngày càng tốt hơn và nhằm thực hiện định hướng hoạt động năm 2021-2025 của công ty, với nhiều khó khăn trước mắt trong năm 2020 định hướng hoạt động của công ty được tóm tắt như sau.

Trước tình hình diễn biến phức tạp kinh tế thế giới nói chung và Nhật Bản nói riêng thì khó có thể đoán trước được. Nhiều nước và cả Việt Nam đã tìm mọi biện pháp để khắc phục như kích cầu, hỗ trợ tài chính, tín dụng, khuyến khích mở rộng sản xuất, xuất khẩu … Trong năm 2021, như đã nhận định sẽ rất khó khăn, do phải hạn chế và thu hẹp về qui mô sản xuất đã làm cho thu nhập của người lao động bị giảm sút, dẫn đến sức mua kém.

Trước tình hình được nhận định như trên, để phù hợp Công ty chủ trương xây dựng các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh như :

a) Duy trì cơ cấu mặt hàng sẵn có tại công ty:

Hiện tại, công ty đã duy trì được một cơ cấu mặt hàng khá đa dạng, được tiêu thụ đên thị trường khó tính Nhật Bản. Với cơ cấu mặt hàng này sẽ giúp Công ty tránh được nhiều rủi ro nhất là lệ thuộc vào một mặt hàng hay một khách hàng, tạo điều kiện để các xưởng trực thuộc ổn định sản xuất.

b) Tổ chức lại sản xuất :

Tổ chức lại sản xuất trong các chuyền, tổ tại xưởng theo hình thức sản xuất theo cụm, nhóm hay theo line để tạo điều kiện ổn định chất lượng và nâng cao năng suất sản xuất chọn lọc lại đội ngũ quản lý trên cơ sở rà soát khả năng điều hành sản xuất của từng xưởng, từng chuyền tổ sản xuất để xây dựng các đơn vị sản xuất hiệu quả nhất.

c) Tranh thủ kinh phí từ nguồn vốn tự có, vốn tái đầu tư sản xuất của công ty, vốn nghiên cứu, phát triển và khuyến khích sản xuất, xúc tiến thương mại và các cơ quan trung ương để :

+ Đầu tư, trang bị thêm thiết bị nhất là những thiết bị hiện đại để ổn định chất lượng và năng suất làm ra sản phẩm may mặc sắc sảo hơn.

+ Đầu tư, trang bị thêm thiết bị mới cho việc hình thành thêm ngành nghề mới như nghề thủ công mỹ nghệ, đưa mặt hàng này có tỷ trọng doanh số ngày càng lớn trong doanh số sản xuất của toàn Công ty.

+ Xây dựng và duy trì các hệ thống quản lý (ISO); các tiêu chuẩn quản lý bắt buộc (SA8000,…) để tạo lòng tin đối với khách hàng.

d) Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại, chương trình marketing cổ động đối với thị trường Nhật Bản

+ Nghiên cứu thị trường, xu hướng của thị trường Nhật Bản để đưa ra những chính sách nhằm tiếp cận nhiều khách hàng khó tính Nhật bản.

+ Tăng các chi phí cho các chương trình Marketing trực tiếp tại Thị trường Nhật Bản, giúp cho doanh số tại thị trường này tăng lên.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG cổ ĐỘNG NHẰM đẩy MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY mặc của CÔNG TY cổ PHẦN VINATEX đà NẴNG SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT bản (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w