Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường may mặc Nhật Bản

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG cổ ĐỘNG NHẰM đẩy MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY mặc của CÔNG TY cổ PHẦN VINATEX đà NẴNG SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT bản (Trang 80 - 81)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

5. Bố cục đề tài

3.2 Một số giải pháp truyền thông cổ động nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu

3.2.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường may mặc Nhật Bản

Là một công ty đã có bề dày kinh nghiệm tuy nhiên tham gia vào thị trường Nhật Bản cũng chỉ được đẩy mạnh trong những năm gàn đây nên để nâng cao hiệu quả của việc nghiên cứu thị trường xuất khẩu thì phương pháp nghiên cứu tài liệu vẫn là phương pháp phổ biến nhất mà công ty thường làm. Đây là phương pháp đỡ tốn kém nhất và phù hợp với khả năng của các doanh nghiệp xuất khẩu mới tham gia vào thị trường thế giới. Tuy nhiên mức độ tin cậy của phương pháp này là không cao như phương pháp nghiên cứu thị trường, phương pháp nghiên cứu thị trường tốn kém hơn rất nhiều. Mặt khác tài liệu dùng cho phương pháp nghiên cứu này rất nhiều, có cả thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp với các nguồn cung cấp là khác nhau. Vì vậy công ty phải biết lựa chọn, kết hợp giữa các nguồn thông tin để có được những thông tin chính xác kịp thời nhất.

Về công tác nghiên cứu hiện trường, công ty đã có ý thức đầu tư thêm nhiều tiền cho công tác này, tuy nhiên, việc thực thi vẫn chưa đem lại kết quả như mong muốn.

Để làm tốt công tác này, khi nghiên cứu thị trường Nhật Bản công ty Vinatex Đà Nẵng cũng phải nghiên cứu thông tin về:

Các nhà buôn bán ở Nhật Bản, bán lẻ quần áo ở Nhật Bản: Đây là một nhân tố hết sức quan trọng khi muốn thâm nhập thị trường Nhật Bản các công ty nên thông qua các nhà bán buôn, bán lẻ quần áo ở Nhật Bản vì họ là cầu nối quan trọng giữa công ty và người tiêu dùng Nhật Bản, công ty cần biết thông tin như:

-Số lượng họ cần là bao nhiêu? Giá cả?

-Họ cần những mặt hàng gì? Công ty có thể đáp ứng được bao nhiêu?

-Khách hàng của họ thường mua sắm như thế nào? Chủng loại, mẫu mã nào mà ta có thể cung cấp được

-Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Đây là những đối thủ đáng để công ty phải lưu tâm khi đưa sản phẩm vào thị trường Nhật Bản

-Thông tin về số lượng các đối thủ cạnh tranh. +Mục tiêu của họ là gì?

+Điểm mạnh điểm yếu của họ. +Khả năng tài chính.

+Quy mô kinh doanh.

-Nhu cầu thị trường Nhật Bản: Khi nghiên cứu về vấn đề này công ty cần phải biết:

-Nhu cầu hiện tại của thị trường: +Tiềm năng của thị trường.

+ Xu hướng thời trang tại đây. +Giá cả trung của thị trường.

-Nhu cầu tương lai: +Ý kiến của khách hàng. +Dự đoán của các chuyên gia.

Ngoài ra, công ty cũng phải luôn luôn quan tâm đến các quy định của chính phủ Nhật Bản, các thông tin về hải quan phong tục tập quán và các chính sách đầu tư thương mại của Nhật Bản. Từng bước tiếp cận với hệ thống phân phối sản phẩm dệt may đặc biệt là các nhà nhập khẩu trực tiếp tại Mỹ.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG cổ ĐỘNG NHẰM đẩy MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY mặc của CÔNG TY cổ PHẦN VINATEX đà NẴNG SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT bản (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w