Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG cổ ĐỘNG NHẰM đẩy MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY mặc của CÔNG TY cổ PHẦN VINATEX đà NẴNG SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT bản (Trang 31)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

5. Bố cục đề tài

1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

1.3.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Tỷ giá hối đoái

Khi xuất khẩu, tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến mức cầu đối với sản phẩm của Doanh nghiệp. Nếu đồng tiền của mỗi nước giảm so với đồng tiền của các nước khác thì giá cả hàng hóa xuất khẩu của nước đó sẽ trở nên rẻ hơn trên thị trường thế giới so với hàng hóa của các nước khác. Sự giảm giá này làm cho hàng hóa xuất khẩu của quốc gia đó hấp dẫn các khách hàng trên thế giới và giúp tăng số lượng mặt hàng xuất khẩu của quốc gia đó. Tuy nhiên, nếu đồng tiền của một nước tăng giá so với đồng tiền của các nước khác thì giá cả hàng hóa của nước đó trở nên đắt đỏ hơn so với hàng hóa xuất khẩu của các nước khác, từ đó làm giảm khả năng tiêu dùng dẫn đến việc hạn chế xuất khẩu hàng hóa của nước đó.

Thuế quan

Thuế quan là các khoản thu của nhà nước đánh vào hàng hóa và dịch vụ mang mục đích lợi nhuận. Đối với hoạt động xuất khẩu, thuế quan ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường vì thuế quan sẽ đẩy giá cả của hàng hóa lên

cao hơn. Tuy nhiên, việc đánh thuế xuất khẩu có thể quản lý xuất khẩu theo chiều hướng có lợi nhất cho nền kinh tế quốc gia và mở rộng ra các quan hệ kinh tế đối ngoại.

Hạn ngạch

Hạn ngạch được coi là một công cụ chủ yếu cho hàng rào phi thuế quan, được hiểu là những quy định của Nhà nước về số lượng tối đa một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất khẩu trong một thời gian nhất định thông qua việc cấp giấy phép. Đối với ngành dệt may thì hạn ngạch là một vấn đề nan giải bởi lẽ hạn ngạch khống chế số lượng hàng dệt may xuất khẩu và hạn chế chủng loại hàng dệt may sang một thị trường khác. Đây là biện pháp bảo hộ của các quốc gia nhằm bảo vệ ngành dệt may trong nước và kiểm soát được số lượng hàng dệt may nhập vào nước mình.

Các yếu tố về xã hội

Hoạt động và văn hóa của con người luôn tồn tại trong điều kiện xã hội nhất định, do vậy các yếu tố xã hội ảnh hưởng vô cùng lớn đến hoạt động của con người. Trong một cuộc đàm phán, việc tìm hiểu văn hóa của mỗi quốc gia là một trong những yếu tố quan trọng để có thể dẫn đến việc ký kết hợp đồng.

Văn hóa tạo nên cách sống của mỗi cộng đồng sẽ quyết định cách thức tiêu dùng của người dân, quyết định thứ tự ưu tiên cho nhu cầu về mong muốn của con người sống trong đó. Do vậy, việc tìm hiểu nền văn hóa là vấn đề cần được lưu tâm với các nhà xuất khẩu ở các thị trường mà mình tiến hành hoạt động xuất khẩu.Các yếu tố tự nhiên và công nghệ

Khoảng cách địa lý giữa các nước sẽ ảnh hưởng đến chi phí vận tải, thời gian thực hiện hay ký kết hợp đồng. Do vậy nó ảnh hưởng tới việc lựa chọn nguồn hàng, lựa chọn thị trường hay những mặt hàng mà doanh nghiệp muốn xuất khẩu,..

Nhu cầu của thị trường quốc tế

Do khả năng sản xuất của nước nhập khẩu không đủ để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước hoặc do các mặt hàng nội địa không đa dạng dẫn đến làm cho người dùng không thấy thỏa mãn được nhu cầu, đây cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy xuất khẩu của các nước có khả năng đáp ứng được nhu cầu trong nước và nhu cầu ngoài nước.

1.3.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp

Tiềm lực về tài chính

Đây là yếu tố tổng hợp để làm rõ lên được sức mạnh của doanh nghiệp thông qua nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động để kinh doanh, khả năng đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn. Khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện qua những chỉ tiêu như vốn chủ sở hữu, khả năng trả nợ ngắn hạn hay dài hạn, các tỷ lệ về khả năng sinh lời,..

Tiềm năng về con người

Trong kinh doanh về lĩnh vực xuất nhập khẩu, con người là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo cơ hội và sử dụng nguồn lực lao động mà họ có cho mình như vốn, tài sản, kỹ thuật,.. một cách hiệu quả để khai thác và nắm bắt được cơ hội.

Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp sẽ tác động mạnh đến năng suất lao động, chất lượng hàng hóa và chi phihs kinh doanh. Nếu doanh nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt sẽ giúp nâng cao năng suất lao động, chất lượng hàng hóa và giảm được chi phí kinh doanh.

Trình độ tiên tiến của trang thiết bị, công nghệ của doanh nghiệp cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chi phí và giá thành được đưa ra để đáp ứng khách hàng trong và ngoài nước

Trình độ quản lý

Mỗi doanh nghiệp đều có một hệ thống liên kết với nhau để đi đến mục tiêu chung. Doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu của mình thì phải có được trình độ tổ chức quản lý tương ứng. Việc quản lý doanh nghiệp dựa trên những quan điểm tổng hợp bao quát, tập trung vào những mối liên hệ tương tác của tất cả các bộ phận tạo thành tổng thể tạo nên sức mạnh thật sự cho doanh nghiệp.

Yếu tố kiểm soát

Việc kiểm soát hàng hóa trong hoạt động xuất nhập khẩu có ảnh hưởng đến đầu vào của doanh nghiệp và tác động mạnh mẽ đến kết quả thực hiện các chiến lược kinh doanh và khâu tiêu thụ sản phẩm. Nếu không kiểm soát, doanh nghiệp sẽ không đảm bảo được sự ổn định, chủ động về nguồn cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp thì việc

các hợp đồng xuất khẩu không thể đảm bảo tiếp tục xảy ra. Điều đó sẽ dẫn đến việc kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp bị phá hỏng hoàn toàn.

Tóm tắt chương I:

Chương I trình bày cơ sở nội dung của truyền thông cổ động về các nội dung: Khái niệm, vai trò của truyền thông cổ động, các công cụ truyền thông được sử dụng. Ngoài ra chương này còn xây dựng về các bước xây dựng các chính sách truyền thông được áp dụng trong các doanh nghiệp hiện nay, các yếu tố ảnh hưởng chính đến công tác truyền thông cổ động của doanh nghiệp. Thông qua cơ sở lý thuyết về truyền thông để làm nền tảng phân tích thực trạng xây dựng và phát triển các chương trình truyền thông cổ động của chương II.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINATEX

ĐÀ NẴNG 2.1 Tổng quan về Công ty Cổ Phần Vinatex

2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển

Thời gian đầu Vinatex Đà Nẵng có tên gọi là Liên hiệp Sản Xuất – Xuất Nhập Khẩu dệt may Việt Nam tại Đà Nẵng được thành lập vào ngày 01/07/1992 với 1 xưởng thêu tự động, 1 xưởng may gồm 350 công nhân và 1 cửa hàng cung ứng thiết bị phụ tùng ngành may.

Tiền thân của Công ty Cổ Phần Vinatex Đà Nẵng là Chi nhánh Tổng Công Dệt May Việt Nam tại Đà Nẵng, được thành lập trên cơ sở sát nhập Chi nhánh Liên hiệp Dệt tại Đà Nẵng với Chi nhánh Liên hiệp May tại Đà Nẵng theo quyết định số 100/QĐ/TCLĐ ngày 26/10/1995 của Hội đồng quàn trị Tổng Công ty Dệt May Việt Nam, có tên giao dịch quốc tế VIETNAM NATIONAL TEXTILE AND GARMENT CORPORATION – DANANG BRANCH – GỌI TẮT VINATEX ĐÀ NẴNG, là đơn vị hạch toán phụ thuộc.

Tháng 1/2002, trên cơ sở sát nhập Chi nhánh Tổng Công ty Dệt May Việt Nam tại Đà Nẵng và Công ty Dệt May Thanh Sơn theo quyết định số 299/QĐ-TCCB ngày 28/1/2002 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu vị hạch toán độc lập có con dấu riêng và có tài khoản ngân hàng, có chức năng Sản Xuất-Kinh Doanh theo đăng ký kinh doanh và là đơn vị trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng may mặc, kinh doanh thương mại hàng Dệt May, thiết bị phụ tùng điện – điện lạnh, có trụ sở văn phòng đặt tại 25 Trần Qúy Cáp, TP. Đà Nẵng.

Ngày 1/9/2005, Công ty Sản Xuất – Xuất Nhập Khẩu Dệt may Đà Nẵng được cổ phần hóa theo quyết định số 142/2004/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ngày 23/11/2004 và đổi tên thành Công ty Cổ Phần Sản Xuất – Xuất Nhập Khẩu Dệt May Đà Nẵng, tên Tiếng Anh là DANANG TEXTILE AND GARMENT MANUFACTURING IMPORT EXPORT JOINT STOCK COMPANY, tên viết tắt là VINATEX DANANG, hoạt động theo điều lệ tổ chức hoạt động được hội đồng cổ đông thông qua ngày 20/7/2005.

Ngày 1/7/2008 được đổi tên Công ty Cổ Phần Vinatex Đà Nẵng, Trụ sở Số 25 đường Trần Qúi Cáp, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.

Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ Phần Vinatex Đà Nẵng không ngừng phát triển về mọi mặt, đời sống người lao động luôn luôn được cải thiện và nâng cao, chi trả cổ tức hàng năm cho cổ đông duy trì ở mức từ 10% đến 20%.

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ

2.1.2.1 Chức năng của công ty

Tiến hành sản xuất, kinh doanh các sản phẩm may mặc đáp ứng các nhu cầu trong và ngoài nước.

Xuất nhập khẩu sản phẩm may mặc, nguyên vật liệu phục vụ cho may mặc, kinh doanh linh kiện thiết bị phụ tùng liên quan đến ngành may.

Tổ chức gia công theo đơn hàng của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu

2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty

Sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tìm kiếm thị trường xuất khẩu trực tiếp, gián tiếp đáp ứng nhu cầu thị trường trong hiện tại và tương lai.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý có năng lực có thể đáp ứng được nhiệm vụ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, công nhân kỹ thuật có tay nghề sẽ làm chủ được công nghệ, nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến.

Có trách nhiệm bảo toàn cho người lao động, khai thác và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.

Nộp thuế trực tiếp cho Nhà nước tại địa phương và các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Pháp luật.

Từng bước cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên. Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động.

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ 5 XÍ NGHIỆP MAY TẠI ĐÀ NẴNG PHÒNG KẾ HOẠCH – THỊ TRƯỜNG NHÀ MÁY MAY PHÙ MỸ PHÒNG KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH NHÀ MÁY MAY DUNG QUẤT PHÒNG TỔ CHỨC – HÀNH CHÍNH BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty

Bảng 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản

Nguồn Công ty Cổ Phần Vinatex Đà Nẵng

Đại hội đồng cổ đông

Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, có quyền quyết định tỷ lệ trả cổ tức hàng năm; phê chuẩn báo cáo tài chính hàng năm; bầu và bãi miễn HĐQT, Ban Kiểm soát; bổ sung và sửa đổi điều lệ; quyết định loại và số lượng cổ phần phát hành; sáp nhập hoặc chuyển đổi Công ty; tổ chức lại và giải thể Công ty.

Hội đồng quản trị

Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty giữa hai ký ĐHĐCĐ, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi cùa Công ty – trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.

Ban kiểm soát

Là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm soát hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và bộ máy điều hành của Ban Tổng Giám Đốc.

Tổng Giám đốc

Chịu trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu trước HĐQT về việc tổ chức, quản lý, điều hàng toàn diện các hoạt động tác nghiệp hàng ngày curua Công ty theo nghị quyết, quyết định của HĐQT

Phó Tổng Giám đốc

Được Tổng Giám đốc phân công, ủy nhiệm quản lý và điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty. Phó Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và liên đới trách nhiệm với Tổng Giám đốc trước HĐQT trong phạm vi được phân công ủy nhiệm.

Các phòng ban

- Phòng tổ chức - hành chính

Tham mưu, đề xuất tuyển dụng, đào tạo nhân sự tại các đơn vị Công ty.

Tham gia phê duyệt phương án tổ chức, phương án lương, khen thưởng kỷ luật toàn Công ty, chế độ chính sách của người lao động và kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách đó.

Kiểm tra đôn đốc hoạt động của các đơn vị trực thuộc trong lĩnh vực liên quan, đề xuất cho Ban Giám đốc Công ty giải quyết các quyền lợi, chế độ cho người lao động nhằm thúc đẩy hiệu quả công tác sản xuất kinh doanh.

Lập kế hoạch và tổ chức tất cả các hoạt động liên quan đến lĩnh vực tổ chức hành chính của toàn Công ty.

Tham mưu cho Ban Lãnh Đạo và kiểm tra giám sát về lĩnh vực tài chính kế toán toàn Công ty; chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát và chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động liên quan đến lĩnh vực tài chính kế tóan.

Lập các báo cáo tài chính định kỳ theo qui định của pháp luật.

Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi phí hợp lệ theo qui định của pháp luật hiện hành.

Phòng kế hoạch – thị trường

Hoạch định kế hoạch sản xuất phù hợp với năng lực của toàn Công ty và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kế hoạch đó.

Tham gia đàm phán, soạn thảo, ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế trong và ngoài nước.

Khai thác, quản lý, điều phối và theo dõi thực hiện các đơn hàng gia công.

Phòng kỹ thuật – công nghệ

Kiểm tra, giám sát qui trình sản xuất của các đơn vị trực thuộc và các cơ sở do Công ty đưa hàng ra ngoài gia công.

Tham gia duyệt mẫu sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất đại trà.

Kiểm tra, giám sát và xác nhận các kết quả thi tay nghề, thi nâng bậc của công nhân toàn Công ty.

Tổ chức nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật công nghệ và áp dụng công nghệ mới vào qui trình sản xuất của toàn Công ty.

Trực tiếp đàm phán, giao dịch với khách hàng trong công tác thiết kế về rập, mẫu, tài liệu kỹ thuật và định mức nguyên vật liệu.

Phòng kinh doanh

Tham gia đàm phán, soạn thảo và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế trong và ngoài nước.

Hoạch định, kiểm tra, đôn đốc và thực hiện kế hoạch sản xuất của Công ty. Khai thác, quản lý, điều phối, theo dõi thực hiện các đơn hàng FOB.

Mở rộng việc khai thác thị trường mới và khai thác đơn hàng gia công.

Phòng quản lý chất lượng

Kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm tại các đơn vị trực thuộc và cơ sở gia công ngoài.

Nắm vững các tài liệu và tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu của khách hàng triển khai cho các đơn vị trực thuộc.

Tham mưu cho Ban Giám đốc các biện pháp khắc phục phòng ngừa có liên quan đến chất lượng sản phẩm

Phối hợp chặt chẽ với khách hàng để thực hiện việc kiểm hàng trên dây chuyền sản xuất cho đến khâu hoàn thành.

Các đơn vị trực thuộc Công ty

a. Nhà máy may Phù Mỹ

Địa chỉ: Thị trấn Phù Mỹ, huyện Phù Mỹ, Tỉnh Bình Định Điện thoại(84-056) 755855Fax (84-056)755856

Emailvntdn.phumy@dng.vnn.vn

Đăng ký kinh doanhSố 3513000105 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định cấp ngày 05/12/2005.

Ngành nghề kinh doanh Sản xuất kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu Năng lực sản xuất14 chuyền may và 1100 công nhân.

Nhà máy may Dung Quất

Địa chỉ: Lô L1, phân khu công nghiệp Sài Gòn - Dung Quất, huyện Bình

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG cổ ĐỘNG NHẰM đẩy MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY mặc của CÔNG TY cổ PHẦN VINATEX đà NẴNG SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT bản (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w