1 .Tính cấp thiết của đề tài
5. Bố cục đề tài
2.3 Quan hệ thương mại của Nhật Bản – Việt Nam
Việt Nam và Nhật Bản có mối quan hệ lâu đời, tuy nhiên mối quan hệ thương mại chỉ phát triển mạnh mẽ sau khi Việt Nam mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết Hiệp định đối tác kinh tế Việt - Nhật năm 2008, 2 nước đã áp dụng quy chế tối huệ quốc từ năm 2009, Nhật Bản đã ký kết Hiệp định đối tác toàn diện với ASEAN (Việt Nam là thành viên), 2 nước cùng là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế thế giới, điển hình như TPP, WTO..., nhờ đó mối quan hệ thương mại giữa 2 quốc gia liên tục được cải thiện. Trong nhiều năm, Nhật Bản là đối tác đầu tư FDI lớn nhất và là quốc gia cung cấp nguồn vốn ODA hàng đầu cho Việt Nam, do vậy Nhật Bản có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Thương mại giữa 2 quốc gia không ngừng tăng, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam sau Mỹ và Trung Quốc (2015) và là thị trường tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm may mặc, giày dép, thuỷ sản, các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Nhật Bản là đối tác nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam, đứng thứ 3 về kim ngạch sau Trung Quốc và Hàn Quốc.
Các hiệp định thương mại Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết:
1.Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA)
Hiệp định tăng cường hợp tác giữa hai quốc gia trong nhiều lĩnh vực như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, môi trường kinh doanh, chuyển giao nguồn nhân lực, đặc biệt thành lập các tổ chuyên đề về hợp tác nguồn nhân lực và du lịch… Theo Hiệp định này, 92% hàng hóa giữa hai quốc gia sẽ được hưởng miễn giảm thuế suất trong vòng 10 năm từ ngày Hiệp định có hiệu lực. Đối với thương mại hàng hóa, Việt Nam đồng ý tự do hóa đối với 87.66% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm. Nhật Bản cam kết tự do hóa 94.53% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm.
Hiệp định cũng thỏa thuận củng cố ngành công nghiệp hỗ trợ (SI) cho cả doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam trong các lĩnh vực như sản xuất xe máy, xe hơi, thiết bị điện tử tại Việt Nam
Tại Việt Nam, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kí Quyết định số 57/2009/QĐ- TTg ngày 6/4/2009 chấp thuận và cho thực thi Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nhật (JVEPA). JVEPA đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/10/2009.
2.Hiệp định đầu tư Nhật Bản – Việt Nam (Hiệp định về tự do xúc tiến bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản)
Hiệp định được kí bởi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Ngoại vụ Nhật Bản từ tháng 11/2003 và chính thức có hiệu lực từ tháng 12/2004. Hiệp định nhằm tại môi trường đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp cả hai nước. Hai nội dung chính của Hiệp định là (1) “Đãi ngộ quốc gia” – Đối xử công bằng giữa doanh nghiệp trong nước với nước ngoài; (2) “Tối huệ quốc” – đối xử tương tự với các doanh nghiệp của các quốc gia khác với điều kiện ưu đãi hơn. Hiệp định đầu tư Việt Nam – Nhật Bản được cho là Hiệp định có chế độ ưu đãi cao, với một số điều kiện ưu đãi cao hơn Hiệp định Nhật Bản – Nhật Bản. Hiệp định cũng bảo đảm rằng chế độ đãi ngộ không thấp hơn Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (có hiệu lực từ tháng 12/2001)
3.Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Nhật Bản
Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thu nhập với Nhật Bản vào ngày 24 tháng 10 năm 1995. Mục đích ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần nhằm loại bỏ việc đánh thuế trùng bằng cách (a)
miễn, giảm số thuế phải nộp tại Việt Nam cho các đối tượng cư trú của nước ký kết hiệp định; hoặc (b) khấu trừ số thuế mà đối tượng cư trú Việt Nam đã nộp tại nước ký kết hiệp định vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Ngoài ra, Hiệp định còn tạo khuôn khổ pháp lý cho việc hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan thuế Việt Nam với cơ quan thuế Nhật Bản trong công tác quản lý thuế quốc tế nhằm ngăn ngừa việc trốn lajai thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và vào tài sản.