Cơ cấu mặt hàng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG cổ ĐỘNG NHẰM đẩy MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY mặc của CÔNG TY cổ PHẦN VINATEX đà NẴNG SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT bản (Trang 63 - 67)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

5. Bố cục đề tài

2.5 Thực trạng xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường Nhật Bản của Công

2.5.2.2 Cơ cấu mặt hàng

Sản phẩm hiện nay công ty đang xuất vào thị trường Nhật là mặt hàng áo Jacket 5 lớp và áo Jacket 2 lớp. Đây là mặt hàng sản xuất theo qui trình rất phức tạp bao gồm: lớp vải chính, lớp vải lót, hai lớp bao chứa lông vũ và một lớp lông vũ. Hàng được sản xuất theo tài liệu kỷ thuật và thông số kỷ thuật của khách hàng đưa ra, độ khó của áo bắt đầu từ khâu cho lông vũ vào lớp bao lót, mỗi một áo thường có 5 ô để chứa lông vũ, mỗi ô được cho vào 200gr lông vũ toàn bộ qui trình cho lông vũ vào áo được thưc hiện bằng tay và trong phòng kín tránh cho lông cũ không bay ra ngoài gây thất thoát và thiếu hụt định mức (1Kg lông vũ có giá là 45USD).

Những qui định để may đơn hàng lông vũ cũng rất khắt khe từ khâu cắt may đến khâu hoàn thành.

+ Khâu cắt: khi cắt vãi,dựng ,phải có một lớp sơ đồ bằng giấy trãi phía trên và tất cả thành phẩm phải để vào thùng nhựa.

+ Khâu phụ liệu: toàn bộ phụ liệu thuộâc về kim loại ph3i cho qua máy rà kim 100%(vì những phụ liệu bằng kim loại đều được tráng lên một lớp nhựa),dây kéo cũng phải qua máy rà kim 100%,nút chận không có dấu chấm gai nhọn đưa ra…

+ Khâu may: để tránh mồ hôi tay toàn bộ công nhân từ khâu ngồi may,kiểm chi tiết,khâu ủi,đóng gói đều phải đeo găng tay. Khi may chi sử dụng kim số 9 đầu tròn đeå tránh làm bể mặt vải,mật độ mũi chỉ trên 3cm là 14 mũi.

Dựa vào bảng 2.14 nhóm hàng dệt may có kim ngạch xuất khẩu (trên 10tr USD) sang thị trường Nhật Bản của Việt Nam dưới đây thật phong phú. Với áo sơmi có tốc độ tăng 36,5%, áo Jacket tăng 11,5%,khăn bông tăng 21,1%,áo Kimono 43,2%, váy tăng 58,3% và quần áo trẻ em tăng 21,05% thì trong 6 nhóm hàng tăng mạnh trên đây thì áo Jacket là mặt hàng mà công ty đang xuất sang thị trường Nhật.

Bảng 2.14Nhóm hàng dệt may có kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

sang thị trường Nhật Bản. ĐVT: USD Mặt hàng 2019 2020 Tăng % Giảm % Áo Kimono 91.407.925 130.907.118 43,2% Quần 125.499.848 118.293.973 -5,8% Áo thun 31.164.747 81.379.192 161% Đồ lót 68.291.561 74.433.105 8,99% Áo sơ mi 49.841.775 68.039.570 36,5% Áo Jacket 48.088.879 53.615.783 11,5% Khăn bông 35.429.931 44.685.004 26,1% Áo vest 35.404.254 41.068.639 15,9% Váy 24.746.383 39.192.287 58,3% Áo khoác 35.609.412 34.481.710 -3,2% Quần jean 19.009.203 20.947.642 10,1% Áo 15.567.253 15.838.272 1,7% Vải 13.916.292 13.862.515 -0,39% Quần áo trẻ em 11.128.684 13.474.371 21,05 Quần áo BHLĐ 12.481.192 10.578.042 -5,3%

Quần áo các loại 10.235.236 8.565.598 -16,4%

Quần short. 10.693.127 8.552.248 -20,1%

Loại khác 66.484.298 42.084.931 -36,7%

Tổng cộng 705.000.000 820.000.000 16,31%

(Nguồn : vinatex)

Với yêu cầu kỷ thuật khắt khe và độ khó khi sản xuất mặt hàng áo Jacket 5 lớp mà công ty vẩn đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng và trước đây công ty cũng đã sản xuất, khăn bông, áo Sơmi, áo thun Coca-Cola xuất sang thị trường Châu Âu cho thấy công ty có thể mở rộng sản xuất ra nhiều mặt hàng xuất sang thị trường Nhật thông qua bảng 2.14 thống kê nhập khẩu hàng may mặc nhập khẩu từ Việt Nam .

Tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng sản lượng xuất khẩu các mặt hàng trong năm 2019 đạt được:

+Áo Jacket 95.664 chiếc, chiếm 28,82%. +Áo sơmi 235.065 chiếc, chiếm 70,82% +Quần áo các loại 1.200 chiếc, chiếm 0,36%.

Hình 3.1 Sản lượng xuất khẩu theo mặt hàng năm 2020.

Nhìn vào hình 3.1 ta thấy chủng loại hàng hóa của công ty còn đơn điệu và chiếm tỉ tệ rất nhỏ so với mặt hàng nhập khẩu của thị trường Nhật, do đó với mặt hàng áo Jacket đã đạt chuẩn và xuất được vào thị trường Nhật, công ty cần đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng cho những mặt hàng có tỉ lệ nhập khẩu tăng tại thị trường Nhật nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu cho công ty.

Thị trường Nhật Bản lớn thứ 3 trong các thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam, chiếm gần 9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

năm 2020, tuy là một thị trường có đẳng cấp cao nhưng nhiều Doanh nghiệp dệt may đã làm ăn khá thành công với thị trường Nhật Bản, dự kiến kim ngạch xuất khẩu dệt may vào Nhật Bản trong năm 2021 sẽ tăng 20% so với năm 2020 vì vậy công ty nên tận dụng tốt cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản do hiện nay người dân Nhật Bản có xu hướng tiêu dùng hàng dệt, may giá rẻ nhằm cắt giảm tiêu dùng do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Và hiện nay Nhật Bản cũng đã điều chỉnh chính sách giảm nhập khẩu chủ yếu từ nguồn cung cấp của Trung Quốc trong nhiều năm qua sang các nhà cung cấp hàng giá rẻ khác như : Ấn Độ, Banladesh, Việt

Nam…. Trong cuộc cạnh tranh này thì Việt Nam đang có những lợi thế nhất định về quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam đã xác định là quan hệ đối tác chiến lược, tạo ra một môi trường hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trong đó có ngành dệt may và lợi thế từ hiệp định đối tác kinh tế Việt – Nhật (VJEPA) đối với hàng dệt may có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam của Asean vào Nhật Bản được hưởng thuế xuất ưu đãi bằng 0% từ đầu năm nay.

Hình 2.2 Sản phẩm chủ lực của Công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng

Áo lông vũ 5 lớp Áo sơ mi Áo jacket 2 lớp

(Nguồn : Phòng Xuất nhập khẩu)

Được biết trong giai đoạn ban đầu các công ty Nhật bản thường làm thử với những đơn hàng nhỏ lẻ, tiêu chuẩn khắt khe và yêu cầu thức quan sản xuất ngắn đây là những tiêu chuẩn mà Công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng có thể đáp ứng được vì công ty đã có kinh nghiệm trong việc thực hiện mặt hàng Jacket với một đối tác Nhật Bản,

và sau khi họ đã xây dựng được một nền tảng hiểu biết chung với các nhà sản xuất, họ sẽ yêu cầu những đơn đặt hàng lớn hơn.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG cổ ĐỘNG NHẰM đẩy MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY mặc của CÔNG TY cổ PHẦN VINATEX đà NẴNG SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT bản (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w