5. Bố cục đề tài
2.2.4 Văn hóa xã hội Nhật Bản
Xứ sở mặt trời mọc từ trước tới nay vẫn luôn nổi tiếng với thế giới về vô vàn nét truyền thống văn hóa và phong tục độc đáo. Để có thể giải thích được về bản sắc dân tộc của văn hóa Nhật Bản có nhiều luồng ý kiến khác nhau. Nhưng nổi bật là ý kiến cho rằng do đất nước Nhật Bản được bao quanh là biển đảo, chưa hề có cuộc chiến tranh xâm lược nào nên những điều kiện tự nhiên và xã hội đã tạo cho xã hội một sự thống nhất về văn hóa Nhật Bản. Có ý kiến khác lại cho rằng chính điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt với nhiều thiên tai như động đất, sóng thần… đã tạo ra một ý chí, nghị lực kiên cường, đoàn kết chống lại thiên tai của người dân Nhật Bản. Không phải chịu cảnh chiến tranh nhưng người dân Nhật Bản lại phải đấu tranh với thiên nhiên và khí hậu đầy khắc nghiệt để đảm bảo cuộc sống đã tạo nên cho con người Nhật Bản dự cần cù, chịu khó và bền bỉ.
Cũng chính từ đó là tinh thần võ sĩ đạo được thể hiện như một lý tưởng, một lối sống đã mài sắc ý chí, nghị lực và quyết tâm. Tôn chỉ của võ sĩ có tám đức tính căn bản mà người võ sĩ phải rèn luyện đó là Đức ngay thẳng, đức dũng cảm, đức nhân từ, đức lễ phép, biết tự kiểm soát mình, trung thành, trọng danh dự. Có nhiều tôn giáo du nhập vào Nhật Bản, nhưng chiếm đa số là Thần đạo và Phật giáo.
Tính cách và cách cư xử của người Nhật có lẽ bị ảnh hưởng bởi văn hóa truyền thống Nhật Bản cho đến tận ngày nay. Ở Nhật Bản, nơi có ít cơ hội giao lưu với các nước khác giữa các đảo quốc, mọi nền văn hóa như phong tục, tập quán ăn uống, nếp nghĩ đều được phát triển độc lập. Trong văn hóa giao tiếp truyền thống của người Nhật Bản có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Những biểu hiện đầu tiên trong quá trình giao tiếp của người Nhật là thực hiện những nghi thức chào hỏi. Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp. Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là
người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên…
Những phong tục và nghi lễ của Nhật Bản đã góp phần tạo nên Những nét vă hóa đặc trưng ở Nhật Bản, cuộc sống nền nếp, đảm bảo cho sự phát triển của xã hội, tạo nên một nền văn hóa Nhật mang đậm yếu tố nội sinh. Giữ gìn và phát huy nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc của người Nhật là một trong những nguyên nhân cơ bản giải thích tại sao Nhật Bản không diễn ra tình trạng cướp bóc hay tư lợi trong thảm họa động đất, sóng thần vừa qua, và có nhiều người Nhật đang trở thành đội quân cảm tử, bất chấp mạng sống của mình trong các nhà máy điện hạt nhân.
Trong quá trình phát triển, văn hóa Nhật không bảo thủ đóng kín mà nhạy cảm tiếp nhận những cái mới. Tuy nhiên, người Nhật luôn biết giữ gìn bản sắc dân tộc. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và phương Tây đến văn hóa Nhật Bản là không nhỏ, nhưng người Nhật đã biết tiếp nhận ở một cách riêng, tạo nên nét độc đáo trong văn hóa Nhật.