Đặc điểm thị trường may mặc Nhật Bản

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG cổ ĐỘNG NHẰM đẩy MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY mặc của CÔNG TY cổ PHẦN VINATEX đà NẴNG SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT bản (Trang 58 - 62)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

5. Bố cục đề tài

2.4 Đặc điểm thị trường may mặc Nhật Bản

2.4.1 Đặc điểm thị trường Nhật Bản về hàng may mặc

Nhật Bản là một trong những nước nhập khẩu hàng may mặc nhiều nhất trên thế giới, là thị trường khó tính và có những yêu cầu khắt khe nhất không chỉ đối với hàng may mặc mà cả đối với các mặt hàng khác như nông - thủy sản, giày dép.

Hàng may mặc nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản được chia thành bốn nhóm:

 Hàng thời trang cao cấp: Loại hàng này mang tính thời trang từ màu sắc, mẫu mã, chất lượng, kiểu dáng. Đây là loại hàng chất lượng cao thường được nhập khẩu từ các nhãn hiệu nổi tiếng của các nước Tây âu và châu Mỹ.

 Các sản phẩm được sản xuất từ các nguyên liệu hiếm có ở Nhật Bản, Casơmla, len Angora, len Môhai và các loại len quý hiếm khác.

 Sản phẩm dùng nhiều sức lao động: Những sản phẩm phổ thông và những sản phẩm có chất lượng vừa phải được làm bằng tay tại những nước có nguồn lao động và nguyên liệu dồi dào, phong phú về mẫu mã, chủ yếu được nhập khẩu tại các nước Hàn Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc và các nước ASEAN.

 Sản phẩm nghệ thuật thủ công truyền thống.

Một số quy định về nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường Nhật Bản.

Hàng dệt may vào thị trường Nhật Bản không phải theo một quy định nào, hay nói khác là hàng này được nhập tự do vào Nhật. Hàng dệt may có sử dụng một phần hàng da hay phụ kiện da phải tuân thủ theo Công ước Washington.

Về nhãn mác hàng hóa, quy định về việc dán nhãn mác đảm bảo chất lượng hàng may mặc bày bán dựa trên luật nhãn mác về chất lượng đồ gia dụng. Như tên của bộ luật, Bộ luật này quy định cách thức dán nhãn mác đảm bảo chất lượng của những sản phẩm gia dụng thường ngày tại gia định. Sản phẩm sản xuất trong nước lẫn nhập khẩu đều phải được dán nhãn mác hợp lệ và đúng quy cách.

Thông tin cần đề trên nhãn mác: Thông tin trên nhãn mác liên quan tới chất lượng (thành phần, tính năng sử dụng, cách sử dung, v.v)

- Chất liệu cấu thành sợi vải được đề trên nhãn mác trên tất cả các hàng dệt may.

- Cách thức sử dụng và bảo quản hàng may mặc ví dụ như giặt tại gia và chống nước được đề trên một số hàng dệt may nhất định.

Một số vấn đề cần lưu ý khi dán thông tin trên nhãn mác:

- Chất liệu cấu thành sợi vải là thông tin quan trọng nhất, tên loại sợi và tỷ lệ phần trăm sợi vải phải được đề trên nhãn mác.

- Tên các loại sợi vải phải được dùng theo đúng thuật ngữ quy đinh (không được phép dùng thương hiệu riêng, tuy nhiên, có thể sử dụng thương hiệu trên hộp đựng).

- Hình vẽ (nhãn hiệu bảo quản hàng may mặc) quy định bởi Luật Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản (JIS) được sử dụng để thể hiện cách thức bảo quản hàng may mặc như “giặt tại nhà".

- Tên, địa chỉ và số điện thoại của bên chịu trách nhiệm dán nhãn mác phải được để rõ, …

Thị trường dệt may Nhật Bản là một thị trường khó tính, có những đòi hỏi, yêu cầu khắt khe đối với hàng nhập khẩu, hơn nữa đang bị hàng dệt may của Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường, nhưng vẫn còn tiềm năng và cơ hội cho các nhà xuất khẩu dệt may có uy tín của Việt Nam nếu đáp ứng được những yêu cầu khắt khe đó. Coi trọng nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm từ nguyên phế liệu đến công nhân làm nên sản xuất sản phẩm, đặc biệt với mức sống cao, người tiêu dùng Nhật Bản hiện lại đang có xu hướng tìm về với những sản phẩm mang tính truyền thống - một trong những điểm mạnh của ngành dệt may Việt Nam. Liệu rằng ngành dệt may Việt Nam có đủ năng lực để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản hay không? Ta sẽ nghiên cứu về ngành dệt may Việt Nam phần sau.

Các nhà xuất khẩu lớn sang thị trường Nhật Bản những năm gần đây: Bảng 2. 10 Thị phần nhà cung ứng may mặc cho Nhật Bản

Thời

Xếp

hạng Khu vực Tỷ lệ Khu vực Tỷ lệ Khu vực Tỷ lệ Khu vực Tỷ lệ 1 China 62.00% China 59.00% China 56.40% China 55.40% 2 Việt Nam 12.90% Việt Nam 13.90% Việt Nam 14.8 Việt Nam 15.42 3 Châu Âu 5.40% Châu Âu 5.30% Châu Âu 4.90% Châu Âu 4.36% 4 Bagladesh 3.10% Bagladesh 3.80% Indonesia 3.70% Indonesia 3.64% 5 Indonesia 2.60% Indonesia 3.60% Bagladesh 3.45% Bagladesh 3.50%

Nguồn: www.just-style.com

Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp hàng đầu, các thương hiệu thời trang và nhà bán lẻ Nhật Bản cũng đang đa dạng hóa các nguồn cung ứng sản phẩm từ các thị trường mới. Từ bảng trên ta thấy rằng, Trung quốc trong một thời gian dài là nhà cung cấp hàng đầu về may mặc cho Nhật Bản, với thị phần vô cùng lơn đều trên 60% thị phần, đặc biệt trước năm 2017 chiếm trên 62% thị phần. Sau đó là các doanh nghiệp Việt Nam năm 2017 chiếm 12.9 % và tăng dần lên 13.9% thị phần năm 2018 và 15.42 % năm 2020. Sau đó là các nước Châu Âu, và các quốc gia mới nổi như Bangladesh và Indonesia.

2.4.2 Tình hình sản xuất kinh doanh hàng may mặc của thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là thị trường lớn thứ hai trên thế giới về tiêu thụ hàng dệt may với trị giá khoảng 95 tỷ USD/năm (theo Viện Nghiên cứu Yano), trong đó thị trường thời trang hàng ngày cho tầng lớp phụ nữ trẻ chiếm khoảng 60% trong tổng thể thị trường quần áo và có trị giá khoảng 28 tỷ USD. Nguồn cung cấp hàng dệt may cho thị trường Nhật Bản chủ yếu từ NK, chiếm tỷ trọng lên đến 95%.

Hiện tại mức sản xuất trong nước của Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 30% tổng lượng tiêu thụ hàng dệt may của thị trường nội địa. Do đó, nhu cầu NK hàng dệt may của thị trường này rất lớn. Riêng đối với hàng may mặc, NK của nước này năm 2017 đạt hơn 6 tỷ USD.

2.4.2 Tình hình xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Trước khi Mỹ bãi bỏ chế độ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam, Nhật Bản là thị trường phi hạn ngạch mặt hàng này lớn nhất của nước ta với kim ngạch xuất khẩu tăng rất nhanh. Việt Nam nằm trong danh sách 10 nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào thị trường Nhật Bản.

Bảng 2.11 Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản 2018-2020

Đơn vị tính: USD, %

Năm Kim ngạch Tốc độ tăng (%)

2018 4,055,932,422 - 2019 3,623,466,735 (10.66) 2020 3,402,912,321 (6.09)

Nguồn : Thống kê Hải quan Việt Nam

Ba năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản giảm theo từng năm. Năm 2018 kim ngạch xuất khẩu đạt 4,05 tỷ USD đến năm 2019 giảm mạnh xuống 3.6 tỷ USD tương đương với mức giảm 10.66% so với năm 2018, bước sang năm 2020 với sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã làm thị trường xuất khẩu dệt may sang Nhật tiếp tục giảm mạnh xuống 3.4 tỷ USD tương đương với mức giảm 6.09%.

Tại thị trường Nhật Bản, hàng dệt may Trung Quốc chiếm thị phần là 90% trong khi đó hàng dệt may Việt nam chỉ mới chiếm tỷ trọng khiêm tốn là 3- 5%. Hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản gặp ngày càng nhiều sự cạnh tranh đến từ các quốc gia như Trung Quôc cũng như các quốc gia mới nổi với giá thành rẻ hơn. Các loại quần dài, jeans, áo khoác gió nam, quần áo cho người lái xe tải, áo sơ mi, . . . là những mặt hàng may mặc chủ yếu của Việt Nam khi xuất sang thị trường Nhật.

2.4.4 Cơ hội và thách thức

2.4.4.1 Cơ hội

Tình hình mua bán hàng dệt may thế giới đang giảm sau cuộc khủng hoảng kinh tế sau đại dịch covid-19, nhưng hàng dệt may tại thị trường Nhật bản lại đang có khả năng đẩy mạnh sau cuộc đại dịch này. Thị trường Nhật Bản là một thị trường lớn với các thương hiệu nổi tiếng toàn thế giới, với việc nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh các chiến dịch quảng cáo sang thị trường Nhật Bản sẽ giúp cho ngành dệt may Việt Nam có thể có được những đơn hàng lớn thay thế cho các nhà sản xuất Trung Quốc vì lý do giá thành cũng như chất lượng.

Đồng thời đây cũng sẽ là thị trường có tiềm năng lớn để bù đắp lại những thị phần giảm đi từng năm của các thị trường cũ như EU, thị trường Úc.

2.4.4.2 Thách thức

-Thứ nhất: Nguồn nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty không chủ động, do chỉ nhận gia công của nước ngoài điều này gây khó khăn trong khâu sản xuất một khi khách hàng gởi nguyên phụ liệu may bị chậm trễ.

-Thứ hai: Mẫu mã hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật của công ty còn đơn điệu, không đáp ứng được yêu cầu về mẫu mã đối với khách hàng.

-Thứ ba: Chưa có phòng marketing, phòng thiết kế mẫu riêng điều này dẫn đến việc khó kiếm khách hàng mới và kinh doanh nội địa không hiệu quả cũng như không thể đáp ứng được việc đa dạng hóa sản phẩm.

-Thứ tư: Hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, thương hiệu của công ty còn nhiều hạn chế hay nói cách khác là chưa được công ty quan tâm.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG cổ ĐỘNG NHẰM đẩy MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY mặc của CÔNG TY cổ PHẦN VINATEX đà NẴNG SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT bản (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w