Khái quát thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG cổ ĐỘNG NHẰM đẩy MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY mặc của CÔNG TY cổ PHẦN VINATEX đà NẴNG SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT bản (Trang 51 - 56)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

5. Bố cục đề tài

2.2 Khái quát thị trường Nhật Bản

2.2.1 Điều kiện tự nhiên

Nhật Bản là một quần đảo với trên 3.000 đảo được tạo thành từ các ngọn núi cao nổi lên từ một dãy núi nằm sâu dưới biển Thái Bình Dương, phía ngoài lục địa châu Á. Toàn bộ diện tích của Nhật Bản là 377.829 km2, tương đương với diện tích của Đức, Phần Lan hay Việt Nam. Honshu là đảo lớn nhất, chiếm 61% diện tích lãnh thổ quốc gia. Đảo lớn thứ hai là Hokkaido, thứ ba là Kyushu, thứ tư là Shikoku và thứ năm là Okinawa. Khoảng 80% diện tích Nhật Bản là vùng núi trong khi các vùng bình nguyên thường nhỏ và hẹp. Các cánh đồng được canh tác chiếm 12,3%, diện tích đất trồng cây ăn quả chiếm 1,1% và đất trồng cỏ chiếm 0,2% diện tích quốc gia. Ngược lại, rừng bao phủ tới 66,5% tổng diện tích đất. Nhật Bản là quốc gia có dân số lớn thứ mười một thế giới với khoảng 126,66 triệu người (số liệu tháng 12/2019), bao gồm thủ đô Tokyo và một vài tỉnh xung quanh là vùng đô thị lớn nhất thế giới với khoảng 30 triệu người sinh sống.

Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Các khoáng sản như quặng sắt, đồng đỏ, kẽm, chỉ và bạc đều phải nhập khẩu. Địa hình và khí hậu Nhật Bản khiến người dân gặp nhiều khó khan, đây chính là lý do mà Nhật Bản thường xuyên phải hứng chịu những trận sóng thần và cơn động đất xảy ra. Tuy là một quốc gia khan hiếm về tài nguyên thiên nhiên nhưng mà Nhật Bản luôn là một quốc gia đứng đầu thế giới về khoa học công nghệ và đứng thứ 2 thế giới về tổng sản phẩm nội địa và là đất nước đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng; xếp thứ 4 thế giới về xuất khẩu và đứng thứ 6 thế giới về nhập khẩu. Quốc gia này là thành viên của tổ chức liên hợp quốc.

2.2.2 Tình hình kinh tế Vĩ mô của Nhật Bản

OECD nhận định cú sốc COVID-19 vào đầu năm 2020 đã gây suy thoái lớn cho nền kinh tế Nhật Bản, GDP thực tế dự kiến sẽ giảm khoảng 5% trong năm 2020. Nền kinh tế đang dần hồi phục mặc dù tăng trưởng vẫn còn chậm. Việc kiểm soát các ca nhiễm COVID-19 đã kìm hãm nhu cầu trong nước. Khi các biện pháp hạn chế được dỡ bỏ trong thời gian tới, tiêu dùng dự kiến sẽ phục hồi nhờ sự hỗ trợ từ các khoản trợ cấp và khuyến khích của chính phủ. Ngoài ra, nếu tình hình dịch bệnh của các đối tác thương mại được cải thiện, nhu cầu bên ngoài phục hồi sẽ giúp tăng trưởng xuất khẩu

tại quốc gia này. Tăng trưởng GDP của Nhật Bản được dự báo sẽ tăng 2,2% năm 2021 và 1,5% năm 2022, với giả định sẽ có thêm nhiều gói kích thích kinh tế.

Theo ADB, kinh tế Nhật Bản đã phục hồi sau khi giảm mạnh trong Quý II năm 2020. Nhật Bản đạt được tăng trưởng trong Quý III nhờ sự phục hồi của các động lực phát triển như tiêu dùng trong nước và đầu tư tư nhân. Kinh tế tiếp tục phục hồi trong Quý IV nhưng với tốc độ chậm hơn. Theo kết quả điều tra của Ngân hàng Nhật Bản, điều kiện kinh doanh đã được cải thiện nhưng vẫn ở mức âm, kết hợp với các đơn hàng máy móc chính vẫn im ắng cho thấy phục hồi còn chậm ở lĩnh vực chi phí vốn. Trong khi đó, doanh số bán lẻ chỉ giảm nhẹ trong tháng 9 do niềm tin người tiêu dùng được cải thiện và tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở mức 3,0%. Sau 14 tháng giảm liên tục, tăng trưởng xuất khẩu đã phục hồi trong tháng 10. Mặc dù chỉ số PMI chế biến chế tạo tăng lên mức 48,7 và PMI dịch vụ tăng lên 46,9 nhưng vẫn nằm ở khu vực giảm sâu. Theo đó, ADB dự báo tăng trưởng kinh tế Nhật Bản ở mức - 5,4% năm 2020 và sẽ phục hồi ở mức 2,3% năm 2021.

Dưới đây là biểu tổng hợp dự báo của các tổ chức quốc tế về tăng trưởng của Nhật Bản.

Bảng 2.9 Dự báo tăng trưởng của Nhật Bản

Đơn vị tính %

STT Tổ chức 2019 2020 2021

1 Ngân hàng Phát triển châu Á 0,7 -5,4 2,3

2 Tổ chức Hợp tác và Phát triển

Kinh tế 0,7 -5,3 2,3

3 Quỹ tiền tệ quốc tế 0,7 -5,3 2,3

4 Fitch Ratings 0,7 -5,3 3,5

Nguồn ADB, OECD, IMF, Fitch Ratings

2.2.3 Tình hình chính trị - chính sách và pháp luật của Nhật Bản

Nền chính trị Nhật Bản được thành lập dựa trên nền tảng của một thể chế quân chủ lập hiến và cộng hòa đại nghị (hay chính thể quân chủ đại nghị) theo đó Thủ tướng

giữ vai trò đứng đầu nhà nước và chính đảng đa số. Quyền hành pháp thuộc về chính phủ. Lập pháp độc lập với chính phủ và có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm với chính phủ, trong trướng hợp xấu nhất có thể tự đứng ra lập chính phủ mới. Tư pháp giữ vai trò tối quan trọng và đối trọng với chính phủ và hai viện quốc hội (the Diet) gồm thượng viện và hạ viện). Hệ thống chính trị Nhật được thành lập dựa trên hình mẫu cộng hoà đại nghị của Anh quốc và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các nước dân luật ở châu Âu, cụ thể là hình mẫu của nghị viện Đức Bundestag. Vào 1896 chính quyền Nhật thành lập bộ luật dân sự Minpo dựa trên mô hình của bộ luật dân sự Pháp. Mặc dù có thay đổi sau Thế chiến II nhưng bộ luật cơ bản còn hiệu lực đến nay.

Cơ quan lập pháp của Nhật Bản là Quốc hội gồm Chúng nghị viện còn gọi tắt là Chúng viện hay Hạ viện và Tham nghị viện còn gọi là Tham viện hay Thượng viện.

Hạ viện Nhật Bản hiện tại có 465 nghị sĩ, có nhiệm kỳ bốn năm. Trong số 465 ghế của Hạ viện, có 289 nghị sĩ được bầu từ các khu vực bầu cử nhỏ và 176 người khác được đại diện theo tỉ lệ. Các ứng cử viên bầu vào Hạ viện phải ít nhất 25 tuổi.

Thượng viện Nhật Bản có 242 nghị sĩ; các Thượng nghị sĩ có nhiệm kỳ sáu năm. Để duy trì tính liên tục của Thượng viện, cứ 3 năm lại có một nửa số thành viên phải bầu lại. Trong số 121 thành viên được bầu mỗi lần, 73 người được bầu từ 47 quận theo phương thức bỏ phiếu bầu trực tiếp và 48 người được bầu từ danh sách toàn quốc theo đại diện theo tỷ lệ. Các ứng cử viên để bầu vào Thượng viện phải ít nhất 30 tuổi. Thượng viên không bị giải thể như Hạ viện. Cuộc bầu Thượng viện gần đây nhất là vào tháng 7 năm 2019.

Quốc hội còn có quyền sửa đổi Hiến pháp, theo đó nếu được Quốc hội thông qua, để ban hành cần phải thông qua cuộc trưng cầu ý dân. Các viện có thể tiến hành mở cuộc điều tra về hoạt động của Chính phủ, hỏi cung nhân chứng và kiểm tra các tài liệu. Thủ tướng được Quốc hội bầu ra thông qua một nghị quyết của Quốc hội. Công việc này phải được ưu tiên so với các hoạt động khác của Quốc hội.

Thủ tướng Nhật Bản được đề cử bởi cả hai viện của Quốc hội Nhật Bản. Cho việc đó, mỗi viện tiến hành một cuộc bầu cử dưới hệ thống hai vòng bầu cử. Nếu cả hai viện chọn ra hai người khác nhau thì một ủy ban hỗn hợp từ hai viện sẽ được cử ra để đồng ý một ứng cử viên chung. Tuy nhiên, nếu cả hai viện đều không đồng ý trong mười ngày thì cuối cùng quyết định của Hạ viện sẽ được ưu tiên. Do đó, Hạ viện là cơ

quan có tiếng nói cuối cùng trong việc quyết định người được đề cử người nắm giữ chức vụ Thủ tướng.

2.2.4 Văn hóa xã hội Nhật Bản

Xứ sở mặt trời mọc từ trước tới nay vẫn luôn nổi tiếng với thế giới về vô vàn nét truyền thống văn hóa và phong tục độc đáo. Để có thể giải thích được về bản sắc dân tộc của văn hóa Nhật Bản có nhiều luồng ý kiến khác nhau. Nhưng nổi bật là ý kiến cho rằng do đất nước Nhật Bản được bao quanh là biển đảo, chưa hề có cuộc chiến tranh xâm lược nào nên những điều kiện tự nhiên và xã hội đã tạo cho xã hội một sự thống nhất về văn hóa Nhật Bản. Có ý kiến khác lại cho rằng chính điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt với nhiều thiên tai như động đất, sóng thần… đã tạo ra một ý chí, nghị lực kiên cường, đoàn kết chống lại thiên tai của người dân Nhật Bản. Không phải chịu cảnh chiến tranh nhưng người dân Nhật Bản lại phải đấu tranh với thiên nhiên và khí hậu đầy khắc nghiệt để đảm bảo cuộc sống đã tạo nên cho con người Nhật Bản dự cần cù, chịu khó và bền bỉ.

Cũng chính từ đó là tinh thần võ sĩ đạo được thể hiện như một lý tưởng, một lối sống đã mài sắc ý chí, nghị lực và quyết tâm. Tôn chỉ của võ sĩ có tám đức tính căn bản mà người võ sĩ phải rèn luyện đó là Đức ngay thẳng, đức dũng cảm, đức nhân từ, đức lễ phép, biết tự kiểm soát mình, trung thành, trọng danh dự. Có nhiều tôn giáo du nhập vào Nhật Bản, nhưng chiếm đa số là Thần đạo và Phật giáo.

Tính cách và cách cư xử của người Nhật có lẽ bị ảnh hưởng bởi văn hóa truyền thống Nhật Bản cho đến tận ngày nay. Ở Nhật Bản, nơi có ít cơ hội giao lưu với các nước khác giữa các đảo quốc, mọi nền văn hóa như phong tục, tập quán ăn uống, nếp nghĩ đều được phát triển độc lập. Trong văn hóa giao tiếp truyền thống của người Nhật Bản có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Những biểu hiện đầu tiên trong quá trình giao tiếp của người Nhật là thực hiện những nghi thức chào hỏi. Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp. Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là

người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên…

Những phong tục và nghi lễ của Nhật Bản đã góp phần tạo nên Những nét vă hóa đặc trưng ở Nhật Bản, cuộc sống nền nếp, đảm bảo cho sự phát triển của xã hội, tạo nên một nền văn hóa Nhật mang đậm yếu tố nội sinh. Giữ gìn và phát huy nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc của người Nhật là một trong những nguyên nhân cơ bản giải thích tại sao Nhật Bản không diễn ra tình trạng cướp bóc hay tư lợi trong thảm họa động đất, sóng thần vừa qua, và có nhiều người Nhật đang trở thành đội quân cảm tử, bất chấp mạng sống của mình trong các nhà máy điện hạt nhân.

Trong quá trình phát triển, văn hóa Nhật không bảo thủ đóng kín mà nhạy cảm tiếp nhận những cái mới. Tuy nhiên, người Nhật luôn biết giữ gìn bản sắc dân tộc. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và phương Tây đến văn hóa Nhật Bản là không nhỏ, nhưng người Nhật đã biết tiếp nhận ở một cách riêng, tạo nên nét độc đáo trong văn hóa Nhật.

2.2.5 Thị hiếu của người tiêu dùng về hàng may mặc

Xét về mặt chất lượng hàng hóa, Nhật Bản nằm trong số những quốc gia có đòi hỏi cao nhất trên thế giới. Những khiếm khuyết mà ở các quốc gia khác không thành vấn đề như một vết xước nhỏ, đường viền không cân trên một sản phẩm thì ở Nhật Bản đều bị coi là hàng hóa hỏng. Người tiêu dùng Nhật Bản đề ra các tiêu chuẩn độ bền và chất lượng cao cho những hàng hóa công nghiệp và tạo ra yêu cầu mà các sản phẩm khác nhau nhưng cùng chủng loại phải tuân theo.

Người tiêu dùng Nhật Bản đòi hỏi những lợi ích như comple có thoát ẩm, không nhăn nhúm, nhàu nát nhờ may bằng vải đặc biệt, áo sơ mi giặt xong phơi khô không cần ủi mà có thể mặc ngay.

Về màu sắc, các tiêu chuẩn khác nhau về màu sắc cũng tồn tại ở Nhật Bản, dựa trên sự kết hợp các tiêu chuẩn truyền thống với ảnh hưởng của phương Tây.

Ngày nay, người tiêu dùng hàng may mặc ở Nhật Bản khá khó tính, đặc biệt vê mốt thời trang. Việc đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải nắm bắt, dự đoán được xu hướng thời trang, phải cung ứng một cách kịp thời những sản phẩm đang là mốt trên thị trường, đặc biệt là đối với những khách hàng trẻ tuổi – những người có sở thích may mặc thay đổi rất nhanh.

Người tiêu dùng Nhật Bản thường chú ý kĩ đến các chi tiết nhỏ nhất như đường chỉ (thậm chí cả ở phía bên trong), đường khâu, đến cách đơm khuy, cách gấp nếp …

Khi buôn bán với khách hàng Nhật Bản, các nhà cung ứng hay may mặc nước ngoài phải tránh những sai phạm tối kỵ như giao hàng không chuẩn màu sắc, sai kích cỡ, không đủ số lượng hoặc giao chậm. Con người Nhật Bản rất quy tắc và có phần bảo thủ, do vậy các nhà nhập khẩu Nhật Bản sẽ không bao giờ chấp nhận những lỗi này, vậy nên các doanh nghiệp mắc phải sai phạm này sẽ tổn hại đến hai bên.

Nhìn chung có thể thấy người tiêu dùng Nhật Bản luôn tìm kiếm những hàng hóa chất lượng tốt và với giá cả hợp lý. Với doanh nghiệp, thị trường Nhật Bản là một thị trường cạnh tranh khố liệt với những chủng loại hàng hóa xuất xứ từ nhiêu quốc gia Châu Á với chi phí thấp.

Để đáp ứng những yêu cầu của khách hàng Nhật Bản về chất lượng hàng hóa, màu sắc, kích cỡ, số lượng, thời gian giao hàng thì các doanh nghiệp cần phải có cho mình những chính sách đồng bộ đầu tư đổi mới công nghệ; nghiên cứu mẫu mã mới, màu sắc phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, tăng cười công tác quản trị chất lượng sản phẩm một cách có hiệu quả…

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG cổ ĐỘNG NHẰM đẩy MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY mặc của CÔNG TY cổ PHẦN VINATEX đà NẴNG SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT bản (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w