5. Bố cục đề tài
1.2.4 Quy trình của hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa bao gồm 6 bước:
Sơ đồ 1.1 Quy trình của hoạt động xuất khẩu Bước 1: Nghiên cứu thị trường và chọn mặt hàng xuất khẩu
Nghiên cứu thị trường là hoạt động thu thập thông tin về thị trường mục tiêu và phân tích các dữ liệu thu được nhằm đưa ra những câu trả lời cho những vấn đề phát
Lựa chọn thị trường và đối tác xuất khẩu
Lựa chọn phương thức xuất khẩu
Đàm phán và ký kết hợp đồng
Thực hiện hợp đồng xuất khẩu Xây dựng giá hàng xuất khẩu
sinh trong kinh doanh. Nội dung chính của nghiên cứu thị trường là xem xét khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường.
Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu khách hàng và có thể chinh phục khách hàng thông qua việc thu thập và xử lý thông tin đáng tin cậy về thị trường, nguồn hàng, thị trường bán hàng của doanh nghiệp. Thực hiện nghiên cứu thị trường bao gồm các nội dung: nghiên cứu cung, cầu, giá cả, điều kiện thị trường, cạnh tranh, khách hàng bán buôn, bán lẻ, …
Nhận biết và lựa chọn mặt hàng xuất khẩu là một trong những nội dung ban đầu cơ bản nhưng rất quan trọng và rất cần thiết để tiến hàng hoạt động xuất khẩu. Để lựa chọn được mặt hàng mà thị trường cần, đòi hỏi doanh nghiệp phải có quá trình nghiên cứu, phân tích có hệ thống nhu cầu thị trường từ đó giúp cho doanh nghiệp chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Bước 2: Lựa chọn thị trường và đối tác xuất khẩu
Việc lựa chọn đối tác xuất khẩu cũng là việc không kém phần quan trọng. Việc này luôn dựa theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Lựa chọn đối tác xuất khẩu có thể căn cứ dựa vào một số đặc điểm như:
- Uy tín trong các mối quan hệ kinh doanh khác trên thị trường.
- Thời gian hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Khả năng tài chính, khả năng thanh toán của đối tác xuất khẩu
- Mạng lưới phân phối và tiêu thụ sản phẩm
- Phương thức và phương tiện thanh toán, …
Bước 3: Lựa chọn phương thức xuất khẩu
Có rất nhiều phương thức xuất khẩu mà doanh nghiệp có thể sử dụng để thực hiện các mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của mình. Tùy vào khả năng của mỗi doanh nghiệp mà lựa chọn cho mình một phương thức giao dịch phù hợp để đảm bảo với các mục tiêu của sản xuất kinh doanh.
Bước 4: Xây dựng giá hàng xuất khẩu
Gía cả chính là sự biểu hiện giá trị của hàng hóa, là sự thể hiện tổng hợp của các quan hệ cung cầu, quan hệ đối tác.
Việc xác định giá cả sẽ thường bị tác động bởi các yếu tố như: bản chất của sản phẩm, đồng tiền sử dụng trong việc thanh toán quốc tế, sự trả giá của khách hàng, trách nhiệm của 2 bên doanh nghiệp qua các điều kiện thương mại quốc tế.
Bước 5: Đàm phán và ký kết hợp đồng
Đây là một công đoạn vô cùng quan trọng trong việc kinh doanh xuất khẩu vì nó quyết định đến tính khả thi trong kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả của việc đàm phán sẽ là ký kết hợp đồng. Tiếp theo công việc đàm phán, bằng các phương tiện thanh toán quốc tế mà các bên tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu.
Bước 6: Thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Sau khi đã ký kết hợp đồng mà hai bên thực hiện những gì mình đã cam kết trong hợp đồng. Với tư cách là nhà xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ thực hiện những công việc sau:
- Xin giấy phép xuất khẩu hàng hóa
- Chuẩn bị hàng xuất khẩu
- Kiểm tra chất luộng hàng hóa
- Mua bảo hiểm hàng hóa
- Thuê phương tiện vận chuyển
- Làm thủ tục hải quan
- Làm thủ tục thanh toán
- Giải quyết khiếu nại (nếu có)