5. Cấu trúc của luận văn
1.1. Khái quát vấn đề Biển Đông
1.1.3. Nhận thức của ASEAN về vấn đề Biển Đông
Xuất phát từ vị trí địa - chính trị, địa - chiến lược như trình bày ở trên, Biển Đông là phần lãnh thổ không thể tách rời của khu vực Đông Nam Á. Kể từ khi được thành lập năm 1967, nhận thức của ASEAN về vấn đề Biển Đông ngày càng theo hướng toàn diện và đầy đủ hơn về tính chất phức tạp của vấn đề, nỗ lực tập thể để tạo dựng các định chế nhằm góp phần hòa giải mâu thuẫn, ngăn ngừa xung đột leo
thang ở Biển Đông [18, tr. 3-10], cụ thể: Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, ASEAN
không quan tâm nhiều đến vấn đề Biển Đông hay không đặt việc giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông lên tầm quan trọng hàng đầu trong chương trình nghị sự bởi theo quan điểm của các thành viên sáng lập ASEAN đó là thời kỳ của
mạnh ai nấy làm, các quốc gia khu vực, với tiềm năng, điều kiện khác nhau, xác lập
chủ quyền trên các thực thể vô chủ ở Biển Đông vào cuối những năm 80. Sau Chiến
tranh Lạnh, việc Mỹ và Liên Xô rút lui sự hiện diện quân sự trực tiếp ở khu vực Biển Đông đã tạo không gian và cơ hội để Trung Quốc thực hiện âm mưu, ý đồ độc chiếm Biển Đông. Hành xử của Trung Quốc khiến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông nóng lên, đặt khu vực vào tình trạng bùng nổ xung đột, đe dọa hòa bình và ổn định ở khu vực. Với tư cách là một tổ chức hợp tác khu vực lớn nhất ở Đông Nam Á, ASEAN nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề này, nên bắt đầu thay đổi quan điểm, nỗ lực duy trì đoàn kết, thống nhất nội khối và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong giải quyết vấn đề Biển Đông [85]. Từ những dấu mốc là
trưởng Ngoại giao ASEAN vào tháng 3/1995 và Tuyên bố chung của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 5 vào tháng 12/1995 đến nay [73], ASEAN đã tạo dựng các định chế (DOC, Bản Hướng dẫn thực thi DOC năm 2011, Tuyên bố Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông năm 2012,…), đồng thời hình thành một
lập trường chung, thống nhất gồm: (i) Khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì
hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông; bày tỏ quan ngại trước những hoạt động bồi lấp, cải tạo bãi, đá và những hành động khác ở Biển Đông có thể làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng trong khu vực.
(ii) Nhấn mạnh tầm quan trọng của phi quân sự hóa, tự kiềm chế và tránh các hành
động có thể làm phức tạp tình hình và leo thang căng thẳng ở Biển Đông. (iii) Hối thúc các bên thực thi các biện pháp như thiết lập đường dây nóng giữa Bộ Ngoại giao các nước, áp dụng Bộ Quy tắc ứng xử khi xảy ra các tình huống bất ngờ trên biển (CUES),… góp phần làm giảm căng thẳng và tránh các nguy cơ xảy ra đụng độ do tính toán sai lầm. (iv) Hối thúc các bên liên quan tăng cường lòng tin, thực thi đầy đủ và hiệu quả DOC, giải quyết hòa bình các tranh chấp chủ quyền trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS, nỗ lực xây dựng, tiến tới thông qua COC có tính ràng buộc pháp lý hơn DOC [18, tr. 3-10].