5. Cấu trúc của luận văn
2.1. Hợp tác giải quyết các tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền
2.1.2. Tiến trình hợp tác giải quyết các tranh chấp chủ quyền, quyền
và quyền tài phán ở Biển Đông
2.1.1.1. Giai đoạn từ tháng 11/2002 đến tháng 7/2011
Việc Trung Quốc ngày càng bộc lộ thái độ và hành xử ngang ngược nhằm độc
chiếm Biển Đông đã khiến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông nóng lên, đặt khu vực vào tình trạng bùng nổ xung đột, đe dọa hòa bình và ổn định ở khu vực. Với tư cách là một tổ chức hợp tác khu vực lớn nhất ở Đông Nam Á, ASEAN nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề này, nỗ lực khẳng định vai trò trung gian hòa giải đặc biệt quan trọng của mình. Hội nghị AMM-29 tổ chức tại Jakarta, Indonesia vào tháng 7/1996 đã nhất trí sớm xây dựng COC. Quan điểm này được nhắc lại trong Kế hoạch Hành động Hà Nội năm 1998. Tuy nhiên, việc soạn thảo COC chỉ được bắt đầu từ năm 1999 khi Trung Quốc đồng ý tham gia thảo luận. Sau gần 4 năm đàm phán, ASEAN đã không đạt được mục đích ban đầu đề ra là có một COC. Thay vào đó là một DOC được thông qua vào tháng 11/2002 tại Campuchia. Giai đoạn đầu sau khi thông qua DOC, tình hình Biển Đông tương đối ổn định. Tuy nhiên, tác động tiêu cực của tình hình đáng khích lệ này là ASEAN và Trung Quốc, ở một mức độ nhất định, đã mất động lực để tiến đến COC. Bên cạnh đó, những cam kết chính trị thiếu sự ràng buộc về mặt pháp lý của DOC trên thực tế ít phát huy hiệu quả trong việc ngăn ngừa xung đột leo thang ở Biển Đông [56, tr. 146].
Trước những diễn biến ngày càng phức tạp của tình hình Biển Đông kể từ năm 2004, Hội nghị AMM-41 tại Singapore vào tháng 7/2008 và AMM-43 tại Hà Nội vào tháng 7/2010 đã ra các Thông cáo chung, nhấn mạnh sự cần thiết phải thực thi nghiêm chỉnh DOC, sớm xây dựng bộ quy tắc hướng dẫn thực thi DOC. Khi căng thẳng tiếp tục leo thang, khó khăn của việc không có hướng dẫn thực thi DOC tiếp tục được Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tái khẳng định tại Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ở Indonesia vào tháng 01/2011 [19, tr. 5]. Làn sóng quả quyết, hung hăng mới của Trung Quốc vào đầu năm 2011, đặc biệt là quấy nhiễu các tàu khảo sát dầu khí của Việt Nam và Philippines trong EEZ của hai nước này, dẫn đến Thông cáo
chung của Hội nghị AMM-44 vào tháng 7/2011 với lời lẽ mạnh mẽ và quyết đoán hơn Chúng tôi đã thảo luận kỹ về những diễn biến gần đây ở Biển Đông và bày tỏ mối lo ngại sâu sắc đối với những vụ việc gần đây… Chúng tôi mong đợi một cuộc thảo luận kỹ càng trong ASEAN về COC. Về vấn đề này, chúng tôi đã giao cho SOM ASEAN thúc đẩy xây dựng COC và đệ trình một báo cáo tiến độ cho Hội nghị Cấp cao ASEAN-19” [75]. Cũng trong dịp này, ASEAN và Trung Quốc thông qua Quy tắc hướng dẫn thực thi DOC. Mặc dù nội dung 08 điểm của bộ Quy tắc này còn hết sức chung chung, không khác gì DOC năm 2002, nhưng nó cũng góp phần hạ nhiệt tạm thời tình hình căng thẳng đang leo thang ở Biển Đông [21].
2.1.2.1. Giai đoạn từ tháng 7/2011 đến tháng 7/2016
Đây là giai đoạn tình hình Biển Đông diễn biến hết sức phức tạp, chủ yếu do Trung Quốc gia tăng các hành động gây hấn trên thực địa, nhất là việc đưa Giàn khoan 981 vào hoạt động sâu trong EEZ của Việt Nam, đẩy mạnh các hoạt động cải tạo và quân sự hóa các bãi, đá thành các đảo nhân tạo… Sau khi thông qua Quy tắc Hướng dẫn thực thi DOC, ASEAN và Trung Quốc đã tổ chức cuộc họp SOM tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào tháng 01/2012, thống nhất thành lập 04 ủy ban chuyên gia về nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ môi trường, tìm kiếm cứu nạn và tội phạm xuyên quốc gia, song không có một dự án hợp tác nào được thực hiện. Các ủy ban này được thành lập là nhằm cụ thể hóa 4/5 hoạt động hợp tác được đề cập trong DOC; riêng ủy ban chuyên gia về an toàn hàng hải và thông tin liên lạc trên biển không được thành lập do tính chất nhạy cảm [38, tr. 103]. Tại cuộc họp, trước đề xuất của Philippines, ASEAN đã nhất trí thúc đẩy tiến trình xây dựng COC, song Trung Quốc không đồng ý, cho biết sẽ thảo luận về COC với ASEAN vào một thời điểm thích hợp hoặc khi các điều kiện thích hợp đã được đáp ứng. Tuy còn một số bất đồng, song Hội nghị Cấp cao ASEAN-20 vào tháng 4/2012 tại Campuchia đã nhất trí cần hoàn thành dự thảo COC trước khi đàm phán với Trung Quốc. Qua 7 lần tham vấn, nhất là sau cuộc họp SOM ASEAN tại Hà Nội vào tháng 6/2012, ASEAN đã hoàn tất Tài liệu Quan điểm của ASEAN về các thành tố cần có của
COC với nội dung: xác định mục tiêu của COC là nhằm tạo ra khuôn khổ dựa trên
xác định cơ chế bảo đảm thực hiện COC như cơ chế giám sát thực hiện COC, cơ chế xử lý khi vi phạm COC... Đồng thời, ASEAN nhất trí sớm tổ chức các cuộc gặp với phía Trung Quốc để thúc đẩy xây dựng COC [46]. Tuy nhiên, do bất đồng về quan điểm giữa Campuchia - nước Chủ tịch ASEAN 2012 và một số nước thành viên, Hội nghị AMM-45 đã không thể ra Thông cáo chung lần đầu tiên sau 45 năm ASEAN hình thành và phát triển, đồng thời các kết quả ASEAN đạt được trong tiến trình xây dựng COC cũng bị bỏ ngỏ. Lợi dụng tình hình này, Trung Quốc phá vỡ cam kết trước đó về việc tổ chức họp SOM ASEAN - Trung Quốc vào tháng 9 để thảo luận về COC. Trong một nỗ lực nhằm khôi phục lập trường chung của ASEAN về vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia đã tiến hành hoạt động ngoại giao con thoi, vận động các nước thành viên thông qua Tuyên bố về nguyên tắc 6 điểm trong vấn đề Biển Đông vào ngày 20/7/2012.
Cùng với tiến trình thảo luận về COC, tình hình an ninh Biển Đông ngày càng thu hút sự quan tâm, thảo luận sâu rộng và đề cập khá đậm nét trong các văn kiện chính thức của các diễn đàn, hội nghị nội khối, giữa ASEAN với các đối tác như ASEAN+, EAS, ADMM+, ARF,… Tại các diễn đàn, hội nghị, lãnh đạo ASEAN và các đối tác dành nhiều thời gian để trao đổi về vấn đề Biển Đông; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định và an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông; khẳng định sự cần thiết tăng cường lòng tin, kiềm chế tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp thêm tình hình; giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS; tôn trọng và thực hiện đầy đủ DOC đi đôi với thúc đẩy sớm đạt được COC; nhấn mạnh Nguyên tắc 6 điểm về Biển Đông của ASEAN, Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc kỷ niệm 10 năm DOC. Bên cạnh đó, ASEAN và các đối tác nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các kênh thông tin mở để tránh mâu thuẫn leo thang và những tính toán sai lầm trên Biển Đông, đồng thời đưa ra sáng kiến thiết lập đường dây nóng với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông và đề xuất tiến hành giao lưu văn hóa, thể thao giữa lực lượng các nước đang đồn trú tại các đảo, đá ở Trường Sa. Những nội dung này đã được đề cập trong văn kiện chính thức của các Hội nghị Cấp cao ASEAN, ARF, EAS, ADMM+… từ năm 2011 đến năm 2016. Ngoài ra, kể từ Hội nghị Cấp
cao ASEAN-24 (tháng 5/2014) đến nay, trước việc Trung Quốc hạ đặt trái phép Giàn khoan 981 trong EEZ của Việt Nam và đẩy mạnh hoạt động xây dựng, cải tạo và quân sự hóa các đảo, đá ở Hoàng Sa và Trường Sa, văn kiện chính thức tại hầu hết các hội nghị của ASEAN, hội nghị giữa ASEAN với các đối tác đều có một đoạn bày tỏ quan ngại về các hoạt động cải tạo đảo và những vụ việc nghiêm trọng trong khu vực, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và có thể phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực, kêu gọi phi quân sự hóa. Dấu ấn lớn nhất là tại Myanmar tháng 5/2014, Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ra Tuyên bố riêng về tình hình Biển Đông sau 20 năm kể từ khi ASEAN lần đầu tiên có Tuyên bố riêng về Biển Đông năm 1995 [74, 75].
Những nỗ lực của ASEAN đã góp phần duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông và phần nào đó giúp kiềm chế các hành động ngang ngược của Trung Quốc. Tuy nhiên, việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông giữa các quốc gia vẫn bế tắc. Trước tình hình trên Philippines đã lựa chọn con đường đấu tranh pháp lý, kiện Trung Quốc ra PCA vào tháng 01/2013. Trong giai đoạn từ khi Philippines khởi kiện đến khi PCA ra phán quyết ngày 12/7/2016, ASEAN tiếp tục nỗ lực vận động Trung Quốc thể hiện thiện chí đàm phán xây dựng COC, song tình hình đàm phán COC cơ bản không đạt được bước tiến đáng kể nào, chủ yếu do Trung Quốc đẩy mạnh thay đổi nguyên trạng trên Biển Đông nhằm tạo sự đã rồi trước khi có các cuộc đàm phán chính thức.
2.1.2.2. Giai đoạn từ tháng 7/2016 đến 11/2017
Từ sau khi PCA ra phán quyết, Trung Quốc tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp khác nhau nhằm quyết tâm hiện thực âm mưu độc chiếm Biển Đông. Đặc biệt, trên thực địa, Trung Quốc cơ bản hoàn thành việc xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo; duy trì hiện diện thường xuyên, dày đặc và trên phạm vi lớn hơn của các lực lượng quân sự, bán quân sự và tàu cá dân binh tại Biển Đông; gia tăng truy cản các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của các nước, tăng cường sức ép lên các nước trong vấn đề gác tranh chấp, cùng khai thác [91].
Trước tình hình đó, an ninh Biển Đông tiếp tục thu hút sự quan tâm, thảo luận sâu rộng và đề cập khá đậm nét trong các văn kiện chính thức của các Hội nghị Cấp
cao ASEAN và ASEAN+. Dù đoàn kết nội khối phần nào bị thách thức, song ASEAN cơ bản duy trì được lập trường chung trong vấn đề Biển Đông, tiếp tục đề cao giá trị của các cơ chế hợp tác hiện có nhằm giải quyết vấn đề Biển Đông. Tiến trình đàm phán COC đạt được nhiều bước tiến mới sau khi Trung Quốc đồng ý tham vấn về việc xây dựng COC, chủ động đề xuất thúc đẩy cùng ASEAN đạt Khung COC trong năm 2017, tạo nền tảng cho các cuộc đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về COC [74, 75].
Tóm lại, trước lo ngại về an ninh bởi những hành động cứng rắn, gia tăng yêu sách đòi chủ quyền của các bên, nhất là từ phía Trung Quốc ở Biển Đông, các nước ASEAN đã có những nỗ lực tập thể, tạo ra các định chế nhằm góp phần hòa giải mâu thuẫn, ngăn ngừa xung đột leo thang tại vùng biển này. Trên thực tế, các định chế như Tài liệu Quan điểm của ASEAN về các thành tố cần có của COC năm 2012, Nguyên tắc 6 điểm về Biển Đông của ASEAN, tham vấn về việc xây dựng COC và các kênh đối thoại và hợp tác an ninh đa phương khác như ARF, EAS, ADMM+,… đã góp phần xây dựng lòng tin, thúc đẩy hợp tác hòa bình, cùng chia sẻ lợi ích, tạo những cơ sở chính trị, pháp lý cho sự ra đời COC, một cơ chế hữu hiệu hơn cho ngăn ngừa xung đột, quản lý khủng hoảng và thúc đẩy việc tìm kiếm các giải pháp giải quyết tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông trong tương lai. Tuy nhiên, quá trình trình này cũng sẽ còn gặp những thách thức không nhỏ bởi sự thiếu trách nhiệm của một số nước thành viên ASEAN và lập trường cứng rắn của Trung Quốc [19, tr. 6-8].