Cơ sở pháp lý trong hợp tác giữa các quốc gia ASEANtrong vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề biển đông (2002 2017) (Trang 28 - 33)

5. Cấu trúc của luận văn

1.2. Cơ sở pháp lý trong hợp tác giữa các quốc gia ASEANtrong vấn đề

1.2.1. Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á

Ngày 24/02/1976, Lãnh đạo của 05 quốc gia sáng lập ASEAN đã ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC) tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ nhất (ASEAN-1) được tổ chức tại Indonesia. Hiệp ước gồm 05 chương, 20 điều, khẳng định quyết tâm của các quốc gia tham gia Hiệp ước thúc đẩy hoà bình, ổn định, đoàn kết và hợp tác thân thiện, hữu nghị trong khu vực trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc cơ bản gồm cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các quốc gia; quyền của mọi quốc gia được tồn tại mà không có sự can thiệp, lật đổ hoặc áp bức của bên ngoài, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, từ bỏ việc đe doạ hoặc sử dụng vũ lực; hợp tác với nhau một cách có hiệu quả. Ngày 23/7/2010, ASEAN thông qua Nghị định thư lần thứ III sửa đổi TAC phù hợp

với tình hình mới ở Đông Nam Á nhằm đảm bảo phương cách thích hợp để tăng cường hợp tác với tất cả các dân tộc yêu chuộng hòa bình trong và ngoài Đông Nam Á. Đến năm 2017, đã có 26 quốc gia ngoài ASEAN tham gia TAC, trong đó có 05/05 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. TAC chính là văn kiện có tính pháp lý đầu tiên, là nền tảng định hướng mọi hoạt động hợp tác nội khối cũng như giữa ASEAN với các đối tác trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm hợp tác trong vấn đề Biển Đông [78].

1.2.2. Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển quốc tế năm 1982

UNCLOS là Hiến pháp quốc tế về biển và đại dương được đại diện của hơn 160 quốc gia và tổ chức quốc tế thảo luận, nhất trí thông qua tại Hội nghị Liên hợp quốc về Luật Biển lần thứ 3 diễn ra từ năm 1973 - 1982 [109]. UNCLOS có hiệu lực từ ngày 16/11/1994 và cho đến nay, có 168 quốc gia và Cộng đồng châu Âu đã tham gia Công ước này (Mỹ không tham gia). Sau Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước được đánh giá là văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Bao gồm 320 điều khoản và 9 Phụ lục, với hơn 1.000 quy phạm pháp luật, Công ước quy định các vùng biển mà một quốc gia ven biển có quyền được hưởng và việc sử dụng, khai thác biển và đại dương, cụ thể là: Quy chế pháp lý của tất cả các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia; chế độ pháp lý đối với biển cả và Vùng - đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm ngoài giới hạn quyền tài phán quốc gia, Công ước gọi chung là “Vùng”; các quy định hàng hải và hàng không; việc sử dụng và quản lý tài nguyên biển bao gồm tài nguyên sinh vật và không sinh vật; vấn đề bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, an ninh trật tự trên biển; việc giải quyết tranh chấp và hợp tác quốc tế về biển; quy chế hoạt động của cơ quan quyền lực quốc tế về đáy đại dương, Uỷ ban ranh giới ngoài thềm lục địa, toà án Luật biển quốc tế, hội nghị các quốc gia thành viên tham gia UNCLOS. Những quy định của UNCLOS là kết quả của quá trình hợp tác, đấu tranh, thỏa hiệp trong nhiều năm giữa các quốc gia trên thế giới với chế độ chính trị - xã hội, trình độ phát triển kinh tế, góc nhìn luật pháp… khác nhau [35]. Do đó, kể từ khi ra đời và có hiệu lực, Công ước đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng một trật tự pháp lý quốc tế mới đối với tất cả

các vấn đề về biển và đại dương, bao gồm cả đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, là cơ sở pháp lý để các quốc gia có bờ biển tiếp giáp nhau hợp tác phân định ranh giới biển, hợp tác khai thác chung [63].

1.2.3. Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông

Vấn đề Biển Đông từ đầu những năm 1990 đã được trao đổi và đưa vào nội dung các văn kiện Hội nghị của ASEAN và ASEAN mở rộng. Sau sự kiện Vành Khăn năm 1995, các nước ASEAN chủ trương xây dựng COC và tiến hành đàm phán với Trung Quốc để đạt được Bộ Quy tắc ứng xử này. Tuy nhiên, tại Hội nghị AMM-35 tháng 7/2002, Malaysia nêu do khó khăn nội bộ nên chưa thể chấp nhận thông qua COC với phạm vi áp dụng ở Biển Đông, đề xuất ký DOC và được các nước ASEAN chấp nhận. Tháng 11/2002, tại Campuchia, ASEAN và Trung Quốc đã ký DOC gồm 10 điều khoản. Ngoài việc tái khẳng định chấp hành nghiêm Hiến chương Liên hợp quốc, UNCLOS, TAC, 5 nguyên tắc chung sống hòa bình và các nguyên tắc phổ cập khác của pháp luật quốc tế, các bên cam kết giải quyết mọi tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp về quyền tài phán thông qua đàm phán thân thiện, hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; tôn trọng tự do hàng hải và hàng không ở Biển Ðông; kiềm chế không tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp thêm hoặc gia tăng tranh chấp, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định; nỗ lực xây dựng lòng tin như tiến hành đối thoại quốc phòng, đối xử nhân đạo với người bị nạn trên biển, thông báo cho các bên liên quan về các cuộc diễn tập quân sự, trao đổi thông tin liên quan trên cơ sở tự nguyện trong khi tìm kiếm giải pháp lâu dài cho các tranh chấp. Bên cạnh đó, DOC còn quy định việc tìm kiếm giải pháp toàn diện và lâu dài cho vấn đề tranh chấp trên Biển Ðông, nghiên cứu tiến hành các hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, an ninh, an toàn hàng hải, tìm kiếm, cứu nạn trên biển, đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia [9].

Cho đến nay, DOC vẫn là văn kiện được viện dẫn và tham chiếu trước các hành vi của các bên ở Biển Đông và là cơ sở để các bên trao đổi, kiểm điểm tình hình Biển Đông, qua đó có tác động nhất định trong việc kiềm chế các hoạt động của các bên. Tuy nhiên, DOC không quy định rõ ràng về phạm vi áp dụng cho toàn

bộ Biển Đông, cả Hoàng Sa và Trường Sa hay chỉ ở Trường Sa, nội dung nghĩa vụ kiềm chế; trong khi cơ chế bảo đảm thực thi còn lỏng lẻo, thiếu cơ chế giải quyết tranh chấp. Điều này dẫn đến việc DOC không được thực hiện thực chất và toàn diện, không ngăn chặn được các hành động gây căng thẳng trên Biển Đông, các hành vi phá vỡ nguyên trạng, mở rộng chiếm đóng, quân sự hóa các cấu trúc do Trung Quốc tiến hành từ năm 2013 đến nay [9].

1.2.4. Hiến chương ASEAN trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông

Hiến chương ASEAN xác định nhiều mục tiêu, trong đó có mục tiêu liên quan tới việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông như duy trì, thúc đẩy hòa bình, ổn định và tăng cường hơn nữa các giá trị hướng tới hòa bình trong khu vực, nâng cao khả năng tự cường khu vực thông qua đẩy mạnh hợp tác chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội, đảm bảo nhân dân và các quốc gia thành viên ASEAN được chung sống hòa bình với nhân dân thế giới trong môi trường công bằng, dân chủ và hòa hợp. Liên quan vấn đề Biển Đông, Hiến chương ASEAN, đặc biệt là tại Chương VII đã đề cập những nội dung: Thứ nhất,tuân thủ các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các thành viên, cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ và tôn trọng quyền tự quyết của các quốc gia thành viên; cùng cam kết thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực, không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Thứ hai, quy định các

quốc gia thành viên cần nỗ lực giải quyết hòa bình và kịp thời tất cả các tranh chấp thông qua đối thoại, tham vấn và thương lượng. Trong trường hợp các quốc gia thành viên có tranh chấp, có thể yêu cầu Chủ tịch ASEAN hoặc Tổng Thư ký ASEAN trong quyền hạn của mình làm bên thứ ba hòa giải hoặc trung gian [77]. Sau TAC, Hiến chương ASEAN được coi là “kim chỉ nam” định hướng hoạt động hợp tác giữa các quốc gia ASEAN, trong đó có việc hợp tác giải quyết các vấn đề liên quan Biển Đông, nhằm xây dựng khu vực hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển thịnh vượng.

1.2.5. Quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC

Tại Hội nghị AMM-44 vào tháng 7/2011 ở Indonesia, ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí thông qua Quy tắc hướng dẫn thực thi DOC. Với 8 điều khoản, Quy tắc khẳng định việc triển khai đầy đủ và hiệu quả DOC sẽ góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định, lòng tin lẫn nhau và bảo đảm giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông, nhấn mạnh DOC phải được thực hiện từng bước phù hợp với các điều khoản của DOC. Các bên tham gia thực hiện DOC cần tiếp tục tăng cường đối thoại và tham vấn, phù hợp với tinh thần DOC, việc tiến hành các hoạt động hoặc các dự án đã được quy định trong DOC cần được xác định rõ ràng, trên cơ sở tự nguyện, đồng thuận của các bên và phải hướng đến mục tiêu cuối cùng là cho ra đời COC. Quy tắc được xem là nỗ lực của các bên liên quan trong việc cụ thể hóa những nội dung trong DOC, qua đó góp phần kiềm chế và quản lý hiệu quả hơn các tranh chấp trên Biển Đông, vốn đang trở nên căng thẳng và thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế từ nửa đầu năm 2011 [21].

1.2.6. Tuyên bố của ASEAN về Nguyên tắc 6 điểm trong vấn đề Biển Đông

Ngày 20/7/2012, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Nam Hong (đại diện

nước đảm nhận Chủ tịch ASEAN 2012) đã công bố Tuyên bố của ASEAN về

Nguyên tắc 6 điểm trong vấn đề Biển Đông, theo đó ASEAN nhắc lại và tái khẳng định cam kết của các quốc gia thành viên thực hiện đầy đủ DOC và Quy tắc hướng dẫn thực thi DOC; thúc đẩy đàm phán sớm đạt được COC; các bên kiềm chế và không sử dụng bạo lực, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS [33].

Việc ASEAN ra Tuyên bố này là nỗ lực ngoại giao con thoi của Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia sau khi Hội nghị AMM-45 diễn ra tại Campuchia ngày 13/7/2012 không ra được Thông cáo chung do bất đồng về việc đề cập những diễn biến phức tạp ở Biển Đông. Tuyên bố về Nguyên tắc 6 điểm trong vấn đề Biển Đông, dù không có điểm mới, song cũng là cơ sở pháp lý để các quốc gia ASEAN thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực liên quan Biển Đông, nhất là giải quyết tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông.

1.2.7. Phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện của Philippines

Ngày 12/7/2016, PCA đã ra phán quyết cuối cùng và ràng buộc đối với các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề biển đông (2002 2017) (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)