Hợp tác bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề biển đông (2002 2017) (Trang 81 - 83)

5. Cấu trúc của luận văn

3.3. Về triển vọng hợp tác giữa các quốc gia ASEANtrong vấn đề Biển Đông

3.3.4. Hợp tác bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không

Nhìn tổng thể, hoạt động hợp tác bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông đã và đang được thúc đẩy. Các cơ chế hợp tác như đã phân tích ở trên đã góp phần hình thành kênh đối thoại, hợp tác quan trọng về vấn đề an ninh biển, giúp các quốc gia trong khu vực xây dựng lòng tin, nâng cao nhận thức chung về những thách thức an ninh trên biển. Trên cơ sở đó, lực lượng chức năng các quốc gia có thể tiến hành trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin, phối hợp đấu tranh ngăn chặn, trấn áp các loại tội phạm trên biển, nhất là cướp biển; hỗ trợ nhau xây dựng, hoàn thiện hệ thống an ninh biển; tạo ra nguồn lực và khả năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp trên biển. Qua đó góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực, bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông.

Tuy nhiên, triển vọng của hình thức hợp tác này cũng phải đối mặt với không ít thách thức: Thứ nhất, vấn đề chủ quyền là rào cản cần phải vượt qua trong nội khối ASEAN; việc các quốc gia đặt trọng tâm hợp tác bên trên vấn đề chủ quyền

quốc gia đang là một việc nói dễ hơn làm. Một số quốc gia theo đuổi và thực thi các yêu sách không phù hợp với UNCLOS dẫn đến sự suy giảm lòng tin, xảy ra nhiều va chạm, đụng độ giữa lực lượng thực thi pháp luật ở Biển Đông, do đó tạo ra thách thức rất lớn trong việc nỗ lực thúc đẩy hợp tác bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng

hải ở Biển Đông. Tiếp đến, do môi trường rộng, khoảng cách địa lý lớn, lực lượng

chấp pháp trên biển của các nước mỏng, lại thiếu phương tiện khiến nhiều cơ chế hợp tác không thể tồn tại hoặc không phát huy hiệu quả (như Sáng kiến an ninh hàng hải khu vực - RMSI, Sáng kiến an ninh container - CSI…). Hơn nữa sự ràng buộc pháp lý trong các nỗ lực hợp tác nội khối vốn hết sức lỏng lẻo (tự nguyện đồng thuận) nên nhiều cơ chế hợp tác đưa ra chủ yếu mới chỉ dừng lại ở tuyên bố mà chưa có nhiều hành động cụ thể. Thứ ba, các đề xuất tuần tra, diễn tập chung trong ASEAN liên quan các yếu tố nhạy cảm về chính trị, mục đích, quy mô, phạm vi, lĩnh vực tuần tra chung như việc nước nào sẽ chủ trì, cá nhân/quốc gia nào sẽ lãnh đạo, điều hành và điều phối hoạt động tuần tra, diễn tập; mục đích tuần tra chung là gì, phạm vi như thế nào, khu vực tuần tra ở đâu… Hơn nữa, năng lực hải quân, chấp pháp biển của các nước ASEAN cũng rất khác nhau; khả năng đóng góp không đồng đều dẫn tới trọng lượng tiếng nói trong phối hợp chung cũng không đồng đều, dễ dẫn tới rạn nứt. Thứ tư, hợp tác khó đạt được sự đồng thuận do thiếu đường ranh giới biển được phân định rõ ràng. Các quốc gia sẽ không sẵn sàng từ bỏ quyền chỉ huy và kiểm soát của riêng mình trong quá trình phối hợp và điều này làm giảm tính hiệu quả của các hoạt động bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải ở Biển Đông. Nếu là phối hợp chống tội phạm biển, khi bị truy đuổi, tội phạm chạy từ vùng biển nước này sang vùng biển nước khác trong khi vấn đề chủ quyền lãnh thổ luôn rất nhạy cảm, khiến lực lượng chấp pháp trên biển của các nước không

dám vượt qua. Thứ năm, vai trò và sự can dự của các cường quốc ngoài khu vực

được coi là trở ngại lớn đối với việc thúc đẩy hợp tác tuần tra, diễn tập chung trên Biển Đông giữa các quốc gia ASEAN [36].

Vì thế để thúc đẩy hợp tác bảo đàm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông cần những bước đi nhỏ vả dễ làm hơn như hợp tác chia sẻ thông tin và nâng cao năng lực, qua đó xây dựng lòng tin cũng như đem lại lợi ích

thiết thực cho các cơ quan thực thi pháp luật hoàn thành nhiệm vụ, từ đó làm động lực hướng tới hợp tác sâu rộng hơn. Bên cạnh đó, tuần tra chung cần sự hợp tác không chỉ giữa các nước ASEAN với nhau, mà còn với các đối tác bên ngoài khu vực. Quá trình này đòi hỏi các quốc gia phải đặt yêu sách chủ quyền qua một bên, vốn là một điều kiện khó có thể đạt được trong hiện tại do chủ quyền là vấn đề nhạy cảm [36].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề biển đông (2002 2017) (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)