Những yếu tố tác động đến hợp tác giữa các quốc gia ASEANtrong vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề biển đông (2002 2017) (Trang 33)

5. Cấu trúc của luận văn

1.3. Những yếu tố tác động đến hợp tác giữa các quốc gia ASEANtrong vấn đề

22/01/2013 với một số nội dung chính: Thứ nhất, bác bỏ quyền lịch sử của Trung

Quốc trong phạm vi đường chín đoạn và yêu sách của Trung Quốc tuyên bố có quyền lịch sử đối với các nguồn tài nguyên của các vùng nước nằm trong đường chín đoạn. Thứ hai, tuyên bố không một thực thể nào ở quần đảo Trường Sa là đảo,

do đó không được phép có EEZ và thềm lục địa của riêng nó. Thứ ba, khẳng định

các đá do Trung Quốc chiếm là các thực thể lúc nổi lúc chìm, chứ không phải là đảo, trong đó nhấn mạnh Đá Vành Khăn và Bãi Cỏ Mây đều là các thực thể lúc nổi lúc chìm nằm trong EEZ của Philippines. Thứ tư, tuyên bố các hoạt động cải tạo đảo, đá của Trung Quốc là trái pháp luật do nó làm trầm trọng và mở rộng các tranh chấp đang được Tòa xem xét cũng như phá hủy bằng chứng về điều kiện tự nhiên của các thực thể nêu trong đơn kiện của Philippines… [55] Phán quyết của PCA được xem là phán quyết mang tính lịch sử, trong đó lần đầu tiên một cơ quan tài

phán quốc tế bác bỏ quyền lịch sử của Trung Quốc trong phạm vi đường chín đoạn,

thực chất là bác bỏ đường chín đoạn và cũng bác bỏ luôn cả quyền lịch sử đối với

tài nguyên bên trong đường chín đoạn; đồng thời đây là lần đầu tiên PCA ra bộ quy chế pháp lý đầy đủ về các cấu trúc ở Biển Đông và khẳng định toàn bộ các thực thể ở Trường Sa là đá, không có được hơn 12 hải lý lãnh hải…, tạo cơ sở pháp lý để các quốc gia hợp tác giải quyết tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, đảm bảo tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông [32].

1.3. Những yếu tố tác động đến hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông Biển Đông

1.3.1. Hoạt động tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán ở Biển Đông Biển Đông

Biển Đông là một biển nửa kín, rộng khoảng 3,4 triệu km2, được bao bọc bởi

chín quốc gia và một vùng lãnh thổ [2]. Xuất phát từ vị trí chiến lược và tầm quan trọng của Biển Đông, khu vực này đã trở thành đối tượng tranh chấp gay gắt giữa các quốc gia trong khu vực, là địa bàn tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc lớn,

đặc biệt là tham vọng độc chiếm Biển Đông với yêu sách đường chín đoạn phi lý của Trung Quốc. Tranh chấp Biển Đông là tranh chấp lâu dài nhất, phức tạp nhất và bất cân xứng nhất hiện nay [8, tr. 11-25], gồm các tranh chấp chủ yếu sau đây:

Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, trong đó nổi cộm nhất là tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, và tranh chấp chủ quyền đối với bãi ngầm Scarborough giữa Philippines và Trung Quốc. Riêng đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thực chất đây là tình trạng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ được tạo nên bởi một số quốc gia trong khu vực đã lợi dụng cơ hội và sử dụng vũ lực để chiếm đóng một phần hay toàn bộ quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Cho đến nay, tình hình đóng quân của các bên liên quan là: Quần đảo Hoàng Sa: Trung Quốc chiếm đóng trái phép hoàn toàn của Việt Nam từ năm 19742. Quần đảo Trường Sa: Việt Nam đóng giữ, quản lý 21 vị trí; Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm 7 vị trí, Đài Loan chiếm đóng đảo đá Ba Bình và mở rộng thêm 01 bãi cạn san hô Bàn Than; Philippines chiếm đóng 9 đảo đá, bãi cạn; Malaysia chiếm đóng 7 đá, bãi ngầm; Brunei dù được coi là một bên tranh chấp ở quần đảo Trường Sa, nhưng trên thực tế Brunei chưa chiếm đóng một vị trí cụ thể nào [8, tr. 11-25].

Tranh chấp phân định ranh giới biển, là loại tranh chấp được hình thành trong xu hướng thay đổi có tính chất cách mạng về địa chính trị, địa kinh tế trên phạm vi toàn cầu với việc khoảng 36% diện tích biển và đại dương thế giới đã được đặt dưới chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển kể từ khi UNCLOS ra đời. Xuất phát từ lý do này, trong khu vực Đông Nam Á hiện có khoảng 15 tranh chấp, không tính đến tranh chấp do yêu sách chủ quyền đường chín đoạn của Trung Quốc. Việc phân định ranh giới biển và thềm lục địa chồng lấn sẽ được giải quyết theo các khu vực sau: chồng lấn giữa Trung Quốc và Việt Nam ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ; chồng lấn giữa Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan ở khu vực Đông Bắc Hoàng Sa; chồng lấn giữa Trung Quốc, Việt Nam và Philippines ở khu vực giữa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia,

2 Năm 1956, lợi dụng khoảng trống quyền lực Pháp rút khỏi Đông Dương, Trung Quốc chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía Tây Hoàng Sa; năm 1974, lợi dụng Việt Nam đang tập trung giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm nhóm đảo phía Đông.

Việt Nam và Brunei ở khu vực phía Đông Nam Biển Đông; chồng lấn giữa Việt Nam và Campuchia ở vùng biển đảo Phú Quốc - Thổ Chu - Poulo Wai; chồng lấn thềm lục địa giữa Việt Nam, Malaysia và Thái Lan ở vùng biển Vịnh Thái Lan, chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia ở phía Tây Nam Biển Đông, chồng lần giữa Việt Nam và Indonesia ở khu vực gần đảo Natuna [8, tr. 11-25; 61].

Tranh chấp về thực hiện quyền và nghĩa vụ trong các vùng biển theo quy định của UNCLOS, đặc biệt là tranh chấp liên quan đến khai thác tài nguyên biển, nghiên cứu khoa học biển [61].

Tranh chấp phát sinh do yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc chiếm trọn 80% diện tích Biển Đông, xâm phạm đến chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam và các quốc gia trong khu vực, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền tự do hàng hải của các quốc gia khác trên khu vực Biển Đông, đặc

biệt là lợi ích cốt lõi của Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, và nhiều cường quốc khác ở

khu vực và trên thế giới [8, tr. 11-25; 61].

Tranh chấp Biển Đông đang dần trở nên phức tạp và bị đẩy lên mức độ ngày càng gay gắt những năm gần đây bắt nguồn từ mâu thuẫn về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển và sự đan xen lợi ích, mưu cầu địa chính trị, quản lý, kiểm soát tuyến hàng hải, hàng không chiến lược cũng như nguồn tài nguyên giàu có và đặc biệt là tham vọng trở thành bá chủ thế giới của Trung Quốc. Để thực hiện tham vọng bá quyền ở khu vực và thế giới, Trung Quốc xác định tham vọng chủ quyền

là hướng đột kích chủ yếu. Tham vọng này nhằm hiện thực hóa giấc mộng Trung Hoa

của giới lãnh đạo Trung Quốc và là sự kết nối của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán bắt nguồn từ hàng nghìn năm trước; ngày nay được thực hiện một cách quyết liệt, trắng trợn hơn dưới khẩu hiệu mỹ miều: trỗi dậy hòa bình. Quá trình hiện thực hóa tham vọng được Trung Quốc thực hiện bài bản, có hệ thống và đến nay đã trở thành một cuộc tiến công tổng lực chưa từng có trong lịch sử loài người trên tất cả các phương diện: pháp lý, chính trị, ngoại giao, kinh tế, quân sự [61].

Do đó, có thể thấy tình hình tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán ở Biển Đông hiện nay đã và đang tác động lớn, chi phối tiến trình hợp tác giữa các quốc gia khu vực trong vấn đề Biển Đông.

1.3.2. Yếu tố đoàn kết, thống nhất và đồng thuận trong xây dựng Cộng đồng ASEAN ASEAN

Ngày 08/8/1967, Tuyên bố Băng Cốc được ký, đưa đến sự ra đời của ASEAN. Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển với nhiều thăng trầm, ASEAN đã khẳng định vị thế của một tổ chức khu vực vững mạnh, liên kết sâu rộng và là đối tác không thể thiếu của các nước trên thế giới. Nền tảng cho các thành tựu trong giai đoạn này là ASEAN cơ bản duy trì đoàn kết, thống nhất và đồng thuận để định hình, triển khai các cơ chế hợp tác nhằm xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển; giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, liên quan mối quan hệ giữa ASEAN với các nước hoặc các tổ chức quốc tế khác, qua đó phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong đảm bảo hòa bình, an ninh, ổn định ở Đông Nam Á nói riêng và toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung [66].

Tuy nhiên, do sự đa dạng về thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội và lợi ích quốc gia giữa các thành viên, đoàn kết, thống nhất nội khối trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN không phải bao giờ cũng dễ dàng đạt được, nhất là trong những vấn đề nóng, có liên quan đến lợi ích của các nước bên ngoài như tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Đã nhiều lần nội bộ ASEAN bị chia rẽ do lợi ích khác biệt, cạnh tranh địa - chính trị và tác động, lôi kéo của các nước lớn, khiến hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trở nên khó khăn và kéo dài hơn, từ đó làm giảm vị trí và vai trò trung tâm của ASEAN. Bên cạnh đó, các thách thức phi truyền thống như biến đổi khí hậu, an ninh mạng, an ninh nguồn nước, buôn bán người, bệnh dịch, tội phạm xuyên quốc gia,… cũng ngày càng nghiêm trọng, tác động đa chiều đến lợi ích của các quốc gia thành viên. Thực tế này cho thấy đoàn kết, thống nhất và đồng thuận ASEAN sẽ có tác động rất lớn đến hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong tiến trình xây dựng Cộng đồng nói chung và hợp tác giải quyết vấn đề Biển Đông nói riêng [65].

1.3.3. Hoạt động can dự của các nước lớn bên ngoài

Tiềm năng phát triển kinh tế và những diễn biến sôi động về an ninh, chính trị tại Đông Nam Á mở ra nhiều cơ hội, đan xen thách thức cho các nước khu vực,

khiến các nước bên ngoài hướng tới khu vực mạnh mẽ hơn [5]. Trong bối cảnh đó, cọ sát và cạnh tranh ảnh hưởng, lôi kéo ASEAN của các nước lớn, nhất là Mỹ và Trung Quốc thông qua các hình thái tập hợp lực lượng như BRI, Tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP),… đòi hỏi các quốc gia ASEAN cần phải có ứng xử cân bằng, đảm bảo duy trì vai trò trung tâm của ASEAN và sự can dự của các nước này sẽ có lợi cho tiến trình hợp tác xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Riêng trong vấn đề Biển Đông, các nước lớn đẩy mạnh can dự, gia tăng tác động ảnh hưởng thông qua nhiều kênh, hình thức khác nhau và theo những chiều hướng khác nhau, đặt các quốc gia ASEAN vào tình thế khó xử, nhiều lần buộc

phải chọn bên. Trung Quốc tăng cường sử dụng các chiêu bài kinh tế để gia tăng

ảnh hưởng, lôi kéo, gây sức ép, buộc nhiều quốc gia ASEAN phải ủng hộ các lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông. Lập trường, quan điểm của Trung Quốc cơ bản nhận được sự ủng hộ của Nga [55]. Trong khi đó, Mỹ và các nước đồng minh như Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Canada, New Zealand, Anh, Pháp ngày càng quan tâm đến các diễn biến tại Biển Đông, liên tục bày tỏ quan điểm tương đối mạnh mẽ phản đối các hành động đơn phương, làm gia tăng căng thẳng, kêu gọi tất cả các bên không quân sự hóa các cấu trúc đã chiếm đóng (ám chỉ các hành động của Trung Quốc), hối thúc ASEAN đoàn kết, đồng thuận yêu cầu Trung Quốc thực thi hiệu quả DOC, tôn trọng phán quyết của PCA và thúc đẩy đàm phán tiến tới COC. Những động thái của Mỹ và các đồng minh về bản chất chính là hoạt động cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc; tuy nhiên ở chừng mực nhất định đã kiềm chế các hành động ngang ngược, bất chấp pháp luật quốc tế của Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.

Nhìn chung, hoạt động can dự, lôi kéo các quốc gia ASEAN của các nước ngoài khu vực vào vấn đề Biển Đông đang tác động không nhỏ đến tiến trình hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông theo hướng có những lĩnh vực được thúc đẩy, trong khi cũng có những lĩnh vực bị kìm hãm.

1.3.4. Các vấn đề an ninh phi truyền thống

Các vấn đề an ninh phi truyền thống nói chung và an ninh phi truyền thống trên biển nói riêng ngày càng diễn biến phức tạp, trở thành nguy cơ đe dọa thường

xuyên, trực tiếp đối với an ninh quốc gia của các nước như: hoạt động khủng bố, bạo lực cực đoan gia tăng với âm mưu, phương thức và hậu quả ngày càng nghiêm trọng hơn. Các tổ chức, phần tử khủng bố lợi dụng các mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tư tưởng ly khai và đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin để điều chỉnh cơ cấu tổ chức, địa bàn hoạt động, phương thức tuyển mộ lực lượng, huấn luyện, liên lạc một cách tinh vi, linh hoạt hơn, trong đó Đông Nam Á đang ngày càng trở thành mảnh đất màu mỡ của các tổ chức khủng bố al-Qaeda, “Nhà nước Hồi giáo - IS”, đặt ra thách thức an ninh chưa từng có đối với mỗi nước cũng như sự ổn định và phát triển chung của ASEAN [13]. Ngoài ra, Đông Nam Á đang nổi lên như một khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của các thảm họa thiên nhiên và bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng, buôn bán người, cướp biển, buôn bán ma túy, tình trạng tàu cá các nước đánh bắt hải sản trái phép trong vùng biển nước khác đã trở thành mối bận tâm không chỉ của các quốc gia thành viên ASEAN mà còn là mối quan tâm chung của cả Hiệp hội, tác động nghiêm trọng đến an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông [28].

Nhận thức tính chất phức tạp và sự tác động sâu xa của những thách thức xuyên biên giới này, hợp tác ASEAN nhằm đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống là nhu cầu tất yếu, cấp thiết, đòi hỏi các quốc gia ASEAN phải đặc biệt coi trọng, do đó sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông.

Tiểu kết Chƣơng 1

Khu vực Biển Đông có vị trí địa chiến lược quan trọng trên các phương diện kinh tế, chính trị, quân sự, do đó các quốc gia trong và ngoài khu vực đều có lợi ích và mong muốn bảo đảm lợi ích quốc gia ở vùng biển này. Trong những năm qua, nhận thức của ASEAN và các quốc gia thành viên trong vấn đề Biển Đông đã ngày càng có những bước tiến lớn, nhất là việc cùng phối hợp xây dựng các cơ sở pháp lý, cơ chế khu vực và song phương giữa các quốc gia để từng bước giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan Biển Đông, đồng thời thúc đẩy tiến trình hợp tác trong các lĩnh vực trên biển, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và mang lại sự thịnh vượng cho các quốc gia trong khu vực. Những cơ sở pháp lý đã được xây dựng gồm: TAC, UNCLOS, DOC, Hiến chương ASEAN trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông, Quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC, Tuyên bố của ASEAN về nguyên tắc 6 điểm trong vấn đề Biển Đông và Phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện của Philippines. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng tình hình hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông đã và đang bị tác động lớn bởi các yếu tố cả khách quan và chủ quan như tình hình tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán ở Biển Đông; yếu tố đoàn kết, thống nhất và đồng thuận trong xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề biển đông (2002 2017) (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)